Trung
Quốc: xiết tin thật, tung tin giả
21/12/2020
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-tin-gia-fake-news-vu-han/5707610.html
Trung Quốc và Nga là hai ổ
lớn làm ra tin giả trên thế giới. Họ thường làm âm thầm kín đáo để không lộ diện.
Nhưng gần đây dường như Trung Quốc thấy không cần giấu nữa.
Cuối tháng 11 năm 2020, Bộ
Ngoại giao Trung Quốc tạo ra hình giả của một người lính Úc cầm dao dính máu kề
cổ một em bé người Afghanistan đang ôm con cừu, với câu kèm “Đừng sợ, chúng tôi
đến để mang hòa bình cho bạn”.
Sự kiện một viên chức cao
cấp Trung Quốc dùng hình thức này để lên án cung cách hành xử của quân đội Úc tại
Afghanistan ghi dấu mốc điểm thấp nhất trong quan hệ giữa hai nước, kể từ khi nối
lại bang giao vào đầu thập niên 1970s.
Thủ tướng Úc Scott
Morrison họp
báo để phê phán Trung Quốc bằng những lời lẽ thẳng thừng và mạnh mẽ nhất.
Ông dùng từ “ghê tởm” (repugnant) để diễn tả hành động này, yêu cầu gỡ bỏ bài
này trên Twitter, và lời xin lỗi chính thức từ Bắc Kinh.
Liên quan đến sự kiện tin
giả này, các chuyên gia Úc và công ty chuyên về an ninh mạng của Do Thái có tên
Cyabra cho
biết, hình ảnh này được lan rộng trên mạng, trong đó một nửa nhờ các tài
khoản giả trên mạng xã hội. Điều tra của Cyabra cho biết, 57.5% các tài khoản
tiếp cận với vấn đề này là giả. Điều này cho thấy đủ chứng cớ về một chiến dịch
thông tin sai lệch chủ yếu để dàn dựng. Các chuyên gia cho rằng, nhiều tài khoản
này đã từng được dùng để nói về Hồng Kông. Cuộc điều tra cũng cho biết có khoảng
37 ngàn tài khoản dùng để tấn công Úc kể từ tháng Sáu năm nay.
Lâu nay Bắc Kinh biết
khai dụng các mạng truyền thông xã hội ngoài Trung Quốc, tức các mạng của Mỹ/Tây
phương, cho các mục tiêu chính trị của họ. Những mục tiêu này xoay quanh tuyên
truyền để đánh bóng cho chế độ và phát tán tin giả để lung lạc mọi vấn đề.
Trong trường hợp hình giả nói trên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc sử dụng Twitter và
tiếng Anh. Nhưng đây là một phần nỗ lực mà Bắc Kinh dành cho mặt trận đối ngoại.
Mặt trận đối nội mới là ưu tiên của Bắc Kinh. Theo Yaqiu Wang, một nhà nghiên cứu
về Trung Quốc đang làm việc cho Human Rights Watch, chiến
dịch tung tin giả của Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ yếu bằng tiếng Hán.
Nghĩa là lừa gạt người dân nước khác cũng cần, nhưng chính người dân của mình mới
là quan yếu.
Tuyên truyền, bóp méo sự
thật, tung thông tin giả, v.v… là nghề của các chế độ độc tài, nhưng không ai
qua mặt được trò này bằng chế độ cộng sản. Từ thời của Stalin đến Mao rồi tới Tập,
và các chế độ cộng sản khắp nơi. Việt Nam không ngoại lệ. Đối với Bắc Kinh, khi
thông tin quan trọng nào có khả năng gây bất lợi cho họ, có nguy cơ làm mất uy
tín, mất mặt, hay vạch trần sai trái và bản chất của họ, thì Bắc Kinh sẽ tìm mọi
cách và tập trung mọi nguồn lực họ có để xử lý hay phản bác nó. Chẳng hạn, khi
nhận thức được rằng chính hành động ém nhẹm của các cơ quan công quyền tại Vũ
Hán, và sau đó từ Bắc Kinh, đã làm cho đại dịch Covid-19 gây nhiễm toàn cầu
(tính đến
lúc viết bài này có gần 75 triệu người bị nhiễm, 1.662.127 người chết,
trong đó 310.699 từ Mỹ), Bắc Kinh bắt đầu quan ngại về việc điều tra nguồn gốc
Covid-19. Họ nhảy chổm lên và phản ứng gay gắt với những ai đề nghị WHO tiến
hành điều tra. Họ bắt đầu các chiến
dịch rầm rộ tung tin giả rằng nó có thể xuất phát từ Mỹ hay các nơi
khác.
Quan hệ giữa Úc và Trung
Quốc trong những năm qua tốt nhất thì lạnh nhạt, mà tệ nhất là trừng phạt. Sau
khi nước Úc ủng hộ cuộc điều tra về nguồn gốc của Covid-19 từ đầu tháng 4 năm
nay, Bắc Kinh đã trả đũa bằng việc ngưng
nhập thịt từ tháng 5 năm 2020. Gần đây là ngưng mua bảy
mặt hàng của Úc bao gồm than, lúa mạch, quặng đồng và tinh quặng, đường,
gỗ, rượu và tôm hùm, kể từ đầu tháng 11 năm 2020. Ngày 8 tháng 12, quốc hội Úc
thông qua các
luật cho phép ngoại trưởng/chính phủ Úc khả năng ngăn chặn các thỏa
thuận mới hoặc đã ký trước đây giữa các chính phủ nước ngoài với tám tiểu bang
và lãnh thổ của Úc cũng như với các cơ quan như chính quyền địa phương và các
trường đại học. Mục tiêu nhắm đến đầu tiên là để ngăn chặn bản ghi nhớ giữa Bắc
Kinh và tiểu bang Victoria ký vào năm 2018 về Sáng kiến Vành đai Con đường
(BRI). Tuy Bắc Kinh đã biết ý định công khai này của chính phủ Úc vào tháng
8 năm nay, nhưng khi các điều luật này được chính thức thông qua, nó đã làm
cho Bắc Kinh vô cùng phẫn nộ. Bắc Kinh đã đáp trả bằng cách quyết định
cho ngưng
nhập than đá, trị giá xuất cảng mỗi năm 14 tỷ đô, vào đầu tháng 12 năm
2020. Nhưng nó không xảy ra qua kênh ngoại giao chính thức mà là qua bản tin
trên Thời
báo Hoàn cầu.
Vì vậy, không có gì ngạc
nhiên khi nhân viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tung tin/hình giả về quân đội
Úc tại Afghanistan, kèm theo đó là hàng loạt các
biện pháp trừng phạt kinh tế. Richard McGregor, một thành viên cao cấp
tại Viện nghiên cứu Lowy, chuyên về Trung Quốc, cho
biết: “Trung Quốc có vẻ quyết tâm trừng phạt Úc và lấy nước này răn đe các
nước khác. Họ muốn chứng minh rằng có một cái giá phải trả cho những bất đồng
chính trị." Bất đồng thì biện pháp bình thường là thảo luận để tìm giải
pháp, nhưng Trung Quốc thấy không cần thiết thảo luận gì cả từ bao lâu nay. Joe
Hockey, cựu Bộ trưởng Ngân khố, từng là Đại sứ Úc tại Mỹ, khẳng định “Vấn đề là
Trung Quốc không muốn nói chuyện. Thay vào đó họ chỉ muốn phản ứng hung hăng và
cố gắng bắt nạt chúng tôi. Và bắt nạt không bao giờ có tác dụng với Úc”.
Trở lại đề
tài tin giả, các chiến dịch tung tin sai lệch thường là những nỗ lực phối hợp
với mục tiêu truyền bá những câu chuyện sai trái, tin tức giả mạo và các thuyết
âm mưu. Những câu chuyện này mang đặc tính lập đi lập lại, có vẻ xuất phát từ
nhiều nguồn khác nhau, để muốn gia tăng sự khả tín. Những câu chuyện này lại có
vẻ đáng tin hơn khi được bạn bè, gia đình, nhân vật cộng đồng hoặc các nhà lãnh
đạo chính trị đáng tin cậy đăng lại.
Đầu năm nay, Twitter cho
biết họ đã xóa bỏ 23.750 tài khoản dùng để tuyên truyền những quan điểm địa
chính trị có lợi cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc, và 15 ngàn tài khoản khác dùng để
gia tăng các thông điệp này. Vào giữa thời điểm Covid-19 đầu tháng 6 năm nay,
Twitter đã xóa bỏ 170.000 tài khoản được các cơ quan nhà nước tại Trung Quốc,
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ dùng để tuyên truyền, trong đó có đến 150.000 ngàn được dùng
để gia tăng (amplifier) nội dung ban đầu. Theo một
báo cáo của Viện Chính sách Chiến lược Úc APSI thì các viên chức nhà
nước Trung Quốc đã dùng các chiến lược ảnh hưởng quy mô và dai dẳng để nhắm vào
những người nói tiếng Hán bên ngoài Trung Quốc.
Theo báo cáo năm 2020 của Freedom House,
Trung Quốc là quốc gia lạm dụng tự do internet tồi tệ nhất trong sáu năm liên
tiếp. Kiểm duyệt và theo dõi đã bị đẩy lên mức kinh khủng chưa từng có khi
chính phủ tăng cường kiểm soát thông tin, bao gồm cả việc đối phó với các cuộc
biểu tình chống chính phủ dai dẳng ở Hồng Kông và đại dịch coronavirus bắt đầu ở
thành phố Vũ Hán.
Tại sao Bắc Kinh hay các
chế độ độc tài cộng sản chủ trương thông tin như thế? Bởi vì thông tin mang
tính sống còn đối với họ. Để duy trì quyền lực độc tôn. Đây là mặt trận mà họ sẽ
buộc phải chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng.
No comments:
Post a Comment