Trung
Quốc xâm phạm chủ quyền nước khác trên Biển Đông quanh năm
Người
Việt
December 6, 2020
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/hai-canh-trung-quoc-xam-pham-vung-bien-nuoc-khac-quanh-nam/
WASHINGTON, Hoa Kỳ (NV) – Đoàn tàu hải cảnh của Trung Quốc xâm
phạm vùng biển đặc quyền kinh tế nước khác ở Biển Đông trong suốt năm và không
ngừng nghỉ trong phạm vi “đường Lưỡi Bò.”
Mới đây, tổ chức Sáng Kiến
Minh Bạch Hàng Hải Á Châu (AMTI) thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc
Tế (CSIS) tại Washington có bản tường trình về hoạt động của hải cảnh (tức cảnh
sát biển Trung Quốc) giai đoạn từ đầu Tháng Mười Hai, 2019 đến cuối Tháng Mười
Một, 2020.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/12/VN-hai-canh-5204-Weibo-110620-1-1536x1026.jpg
Tàu Hải Cảnh 5204 của
Trung Quốc xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. (Hình: Weibo)
Tổ chức này dựa vào tài
liệu ghi nhận sự hiện diện của hải cảnh Trung Quốc qua hệ thống tự động xác định
vị trí toàn cầu – Automatic Identification System (AIS) – của chiếc tàu để chứng
minh rằng Bắc Kinh liên tục cho lực lượng hải cảnh ở khu vực Biển Đông, gần những
thực thể quan trọng sát rìa các vạch chủ quyền tưởng tượng “Lưỡi Bò” mà họ
ngang ngược tuyên bố, bất chấp luật lệ quốc tế từng tham gia ký kết.
Sự hiện diện của các tàu
hải cảnh gần như hàng ngày suốt cả năm không mấy khi vắng mặt trong giai đoạn kể
trên, tương tự như năm trước đó. Chúng phát tín hiệu định vị (AIS) khi ở khu vực
các thực thể hoặc bãi đá ngầm tuy không có lực lượng Trung Quốc chiếm đóng,
nhưng điều đó cho người ta cảm tưởng họ muốn báo cho mọi người biết nơi này thuộc
chủ quyền của họ.
AMTI cho hay trong khoảng
thời gian 12 tháng bắt đầu từ 1 Tháng Mười Hai, 2019, Hải Cảnh Trung Quốc không
những duy trì sự hiện diện thường trực ở Second Thomas Shoal, Luconia Shoals,
và Scarborough Shoal mà họ còn gia tăng sự hiện diện khi đang xảy ra cao điểm đại
dịch COVID-19.
Second Thomas Shoal (Việt
Nam gọi là Bãi Cỏ Mây, Philippines gọi là Ayungin Shoal) chỉ cách đảo Palawan của
Philippines105 hải lý (194km) và hiện do Hải Quân Philippines trấn giữ. Luconia
Shoals là hai bãi đá ngầm cực nam của quần đảo Trường Sa. Còn Scarborough Shoal
(Philippines gọi là Panatag Shoal, cách vịnh Subic của Philippines 198km).
Ít nhất là một tàu, nhưng
thường là hai tàu hải cảnh Trung Quốc phát tín hiệu định vị từ bãi đá
Scarborough 287 ngày trong số 366 ngày, gia tăng gấp bội so với 162 ngày của
năm trước đó.
Tín hiệu định vị tự động
của hải cảnh Trung Quốc phát đi từ Luconia Shoal và Second Thomas Shoal cũng
gia tăng nhưng ít hơn. Hải cảnh Trung Quốc phát tín hiệu từ Luconia 279 ngày
trong khi từ Second Thomas Shoal 232 ngày.
Đồ họa tổng kê số
ngày các tàu Hải Cảnh Trung Quốc tuần tiễu trên Biển Đông từ 1 Tháng Mười Hai,
2019 đến 30 Tháng Mười Một, 2020. (Hình: AMTI)
Hành vi của hải cảnh
Trung Quốc cũng không thay đổi mấy so với năm trước. Chúng thỉnh thoảng thách đố
hoạt động dầu khí của Malaysia gần Luconia Shoal.
Nhưng năm nay, đáng phải
kể nhất là các hoạt động của Hải Cảnh Trung Quốc từ Tháng Bảy ở khu vực bãi Tư
Chính (Vanguard bank) nơi Việt Nam đang khai thác dầu khí. Tàu Hải cảnh Trung
Quốc phát tín hiệu định vị 137 ngày trong số 153 ngày giữa khoảng từ 1 Tháng Bảy
đến 1 Tháng Mười Hai, 2020.
Khu vực này, năm 2019 đã
từng xảy ra đối đầu căng thẳng giữa nhóm tàu khảo sát địa chất Trung Quốc có
nhóm tàu Hải Cảnh lớn hộ tống, vửa ngang nhiên hoạt động tại vùng biển đặc quyền
kinh tế của Việt Nam, vừa khiêu khích hoạt động khai thác và dò tìm dầu khí của
Việt Nam ở khu vực.
Sau khi Hà Nội phải từ bỏ
khoan tìm giếng mới ở lô dầu khí 6-1, khu vực có vẻ trầm lắng xuống vài tháng
cho tới khi Bắc Kinh cho tàu Hải cảnh tuần tiễu thường xuyên trở lại từ đầu
Tháng Bảy.
Theo AMTI, hoạt động của
Hải cảnh Trung Quốc từ đó tập trung ở phía đông của lô 6-1 tại bãi Tư Chính. Việt
Nam có một số Nhà Giàn DK1 (trạm dịch vụ kinh tế, khoa học và kỹ thuật – Dịch Vụ
Khoa DK1) ở khu vực. Ngày 2 Tháng Mười Một, tàu Hải Cảnh 5204 tới chạy vòng
quanh một trong những nhà giàn này chưa tới 5 hải lý. Rồi nó đổi hướng chạy tới
tuần tiễu quanh giàn khai thác dầu khí ở lô 6-1.
Những trò khiêu khích này
cũng na ná như trò tàu Hải Cảnh Trung Quốc khiêu khích hoạt động dầu khí của
Malaysia ở khu vực Luconia Shoal.
Bản báo cáo của AMTI nói
tàu 5204 hiện diện thường xuyên ở bãi Tư Chính nhờ tới lấy tiếp liệu ở đảo nhân
tạo Đá Chữ Thập. Bởi vậy mà tàu này tuần tiễu khu vực bãi Tư Chính từ giữa
Tháng Tám đến giờ ít khi có ngày gián đoạn.
Dữ liệu của tổ chức phát
tín hiệu định vị tự động toàn cầu AIS cho thấy mức độ các tàu Hải Cảnh Trung Quốc
hiện diện thường xuyên ở bãi Tư Chính, bãi Cỏ Mây, Luconia Shoal, Scarborough
Shoal. Cho dù vậy, những gì kiểm đếm được có thể còn thiếu sót vì rất nhiều tàu
Hải Cảnh Trung Quốc đã tắt máy phát tín hiệu định vị tự động để che giấu hành
tung.
Đường đi của tàu Hải
Cảnh 5204 từ đảo nhân tạo Đá Chũ Thập đến khu vực bãi Tư Chính và các nhà giàn
DK1 hồi Tháng Mười Một, 2020. (Đồ họa AMTI)
Thí dụ, dữ liệu AIS cho
thấy không có tàu Hải cảnh nào của Trung Quốc tại khu vực Scarborough Shoal vào
ngày 14 Tháng Năm, nhưng hình ảnh vệ tinh cho thấy hai tàu Hải cảnh lớp
Zhaoyu-class hoạt động ở đó.
Về phía CSVN, nhu cầu
khai thác dầu khí vô cùng quan trọng cho nền kinh tế trên thềm lục địa hiện
đang bị Bắc Kinh nhất quyết cản trở. Trong khi đó, các nhà giàn DK1 thì nhỏ bé,
trang bị vũ khí tự vệ không đủ đối địch. Liệu Hà Nội có dám tích cực đối phó với
các tàu hải cảnh Trung Quốc hay không khi chúng mở ra các hướng tuần tiễu mới,
AMTI nói đó là điều người ta đang để ý theo dõi. (TN) [kn]
-------------------------------------------------
.
.
Mỹ
chấm dứt 5 chương trình ‘trao đổi văn hóa’ do Trung Quốc tài trợ
Người
Việt
December 5, 2020
WASHINGTON, DC (NV) – Bộ Ngoại Giao Mỹ hôm Thứ Sáu, 4 Tháng Mười
Hai, chấm dứt năm chương trình trao đổi văn hóa do chính quyền Trung Quốc tài
trợ, gọi đây là các khí cụ tuyên truyền cho Bắc Kinh.
Theo bản tin của hãng
thông tấn AFP, Ngoại Trưởng Mike Pompeo cho hay trong một bản thông cáo rằng
các chương trình này, được tiến hành theo một đạo luật Mỹ có tên MECEA, theo đó
cho phép các công chức Mỹ được du hành bằng tiền tài trợ của chính quyền ngoại
quốc, là khí cụ tuyên truyền được ngụy trang dưới hình thức “trao đổi văn hóa.”
Ông Pompeo nói: “Trong
khi các chương trình khác được tài trợ theo luật MECEA đã giúp cho hai bên cùng
có lợi, năm chương trình hoàn toàn do phía chính quyền Trung Quốc tài trợ và điều
hành là các khí cụ tuyên truyền của ‘quyền lực mềm’ (soft power propaganda).”
Ông giải thích rằng những
chương trình này khéo léo tạo dựng mối quan hệ với các giới chức đảng Cộng Sản
Trung Quốc, chứ không với người dân Trung Quốc, vốn không được hưởng quyền tự
do phát biểu và tự do hội họp.
Việc hủy bỏ các chương
trình này là hành động mới nhất của chính phủ Tổng Thống Trump trong cuộc đối đầu
với Trung Quốc, đưa mối giao thiệp giữa Washington và Bắc Kinh xuống mức thấp
nhất từ nhiều năm nay.
Dưới thời Tổng Thống
Trump, nước Mỹ có cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, đối đầu với Trung Quốc ở
nhiều nơi tại Á Châu, chỉ trích việc đàn áp dân chủ và nhân quyền ở Hồng Kông
và đổ tội cho Trung Quốc là đã hành xử sai trái trong cách đối phó lúc đầu với
COVID-19 khiến nay trở thành đại dịch toàn cầu. (V.Giang) [qd]
No comments:
Post a Comment