TRUNG
QUỐC ĐÃ THAY ĐỔI THẾ NÀO?
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=134143935130425&id=108383691039783
Tiếp theo series Stt về
các quốc gia hậu Cộng sản, lần này mình viết về Trung Quốc.
Ở các quốc gia Cộng sản,
với nền “Dân chủ tập trung”, nên các lãnh tụ có xu hướng lãnh đạo trọn đời. Như
các ông Stalin, Mao, bố con Kim Nhật Thành, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn và gần đây nhất
là Fidel Castro (lãnh đạo chán thì nghỉ thôi). Vì thế nên mỗi khi lãnh tụ chết
thì mới mở ra cơ hội thay đổi cho thể chế. Trong số các lãnh tụ kể trên thì chỉ
có cái chết của bố con ông Kim là không có sự thay đổi đáng kể, có lẽ do Bắc
Triều Tiên là một quốc gia Cộng sản lai phong kiến.
Sau cái chết của Chủ tịch
Hồ Chí Minh cũng có một số thay đổi, nhưng không nhiều, vì trước đó ông Hồ Chí
Minh không còn thực quyền. Cái chết của Mao Trạch Đông và Lê Duẩn đã tạo ra cơ
hội thay đổi lớn nhất, đặc biệt là ở TQ.
Vấn đề này dài lắm, mình
chỉ viết đại khái một số điểm chính, đi sâu vào lý giải vài vấn đề mà có thể
nhiều người không được biết. Kể từ khi Stalin chết, Khrushchev lên thay và công
khai cải cách để LX lệch hẳn con đường chuyên chế cứng rắn kiểu Stalin. Ông này
công khai lật đổ hình ảnh Stalin, gọi là chủ nghĩa Xét lại. Mao Trạch Đông chống
lại điều này. TQ – LX trở nên mâu thuẫn từ đó.
Có thời điểm, 2 nước đã
có xung đột ở biên giới. Năm 1972, TQ và Mỹ bình thường hóa quan hệ để chống kẻ
thù chung là LX. Chính vì thế mà TQ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi Mỹ nhiều hơn LX kể
từ thời điểm đó, mà ảnh hưởng lớn nhất chính là nền kinh tế thị trường, là vấn
đề mà LX lại khá bảo thủ.
Năm 1976, Mao chết, Đặng
Tiểu Bình lên thay với thuyết “Mèo trắng, mèo đen” để cải cách kinh tế theo
kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đặng Tiểu Bình cải cách kinh tế rất mạnh
tay, ông ta mời cả Milton Friedman sang TQ làm cố vấn, đây là nhân vật mà mình
đã nhắc đến mấy lần trong các stt về Ba Lan và Nga. Ông này là cha đẻ của trường
phái kinh tế Tân tự do (Chicago boys). Đặng Tiểu Bình mời Friedman làm cố vấn
là một quyết định táo bạo, chính là do mối quan hệ hữu hảo TQ – Mỹ đã có từ 4
năm trước. Vẫn như ở Ba Lan với Công đoàn đoàn kết, Nga với Eltsin và trước đó
là Chile với Pinochet, Friedman đề xuất liệu pháp sốc cho TQ với Đặng Tiểu
Bình, tức là cũng phải tư nhân hóa nền kinh tế nhanh chóng.
Sự kiện Thiên An Môn nổ
ra năm 1989 với nguyên nhân chính là Sinh viên đòi dân chủ, nhưng một nguyên
nhân khác nữa là để chống liệu pháp sốc về kinh tế (nguyên nhân này ít được nói
đến). Đặng Tiểu Bình (lúc đó đã nghỉ) quyết định đàn áp. Đàn áp thành công dẫn
đến sự tê liệt của phong trào đòi dân chủ và liệu pháp sốc được thực hiện dễ
dàng hơn, tất nhiên không triệt để như ở Đông Âu và là tiền đề để vực dậy nền
kinh tế TQ. Kinh tế TQ đã có phát triển thần kỳ trên 10% liền trong 30 năm đã
khiến nước này trở thành nền kinh tế lớn thứ 2, chỉ sau Mỹ.
Sự phát triển thần kỳ này
ngoài ngòi nổ là áp dụng liệu pháp sốc của phái Tân tự do, còn được lý giải bởi
nguyên nhân khác gần giống như nguyên nhân phát triển của LX trước đây. Đó là
do TQ thời Mao vốn như một cái lò xo bị ép quá mạnh nên có dư địa rất lớn để
phát triển. Bản chất người TQ vốn là những người có năng khiếu sản xuất, kinh
doanh, khi đi ra các nước khác họ đều dễ dàng trở thành các thương gia giàu có.
Nên đến khi được Đặng Tiểu Bình cởi trói thì kinh tế TQ đã có sức bật rất mạnh.
Như đã viết bên trên, TQ
không có mối thù sâu đậm với Mỹ (như VN hay Cuba) nên họ học hỏi người Mỹ rất
nhanh về kinh tế. 30 năm qua, TQ cũng phát triển chủ yếu dựa trên sự bóc lột
lao động giá rẻ để làm công xưởng cho thế giới. Nhưng đây là sự bóc lột kiểu TB
hoang dã chứ không như bóc lột kiểu Hợp tác xã hay Nông trang tập thể ở LX trước
đây, tuy bản chất là giống nhau. Người nông dân bị bần cùng hóa phải chuyển
sang làm công nhân giá rẻ khiến năng suất tăng nhanh (so với làm nông), công với
số lượng dân quá đông khiến kinh tế TQ phát triển đột biến.
Để duy trì khả năng bóc lột
nhân công giá rẻ, bất chấp hủy hoại môi trường và để ổn định chính trị TQ phải
thực hiện chính sách ngu dân và siết chặt dân chủ. Nhưng cách quản lý đó không
thể bền vững, bởi vì khi kinh tế phát triển đến mức độ nào đó thì sẽ kéo theo
tri thức và nhận thức dân chủ tăng cao. Người công nhân sẽ đòi quyền lợi như
tăng lương, giảm giờ làm và các chính sách phúc lợi khác khiến sức cạnh tranh của
hàng hóa TQ giảm xuống (do chi phí tăng cao).
TQ chỉ có hai con đường để
duy trì tốc độ phát triển kinh tế. Một là tiếp tục ngu dân và siết chặt dân chủ
(hiểu đại khái là như bóc lột nô lệ hay công nhân thời tư bản hoang dã), hai là
phải nới lỏng dân chủ và phát triển bền vững hơn bằng cách tăng năng suất lao động
và đổi mới công nghệ (giảm sức người đi) theo kiểu của phương Tây. Cách 1 thì an
toàn cho chế độ nhưng đã hết dư địa cho phát triển (bóc lột mãi thì công nhân
cũng hết khả năng lao động), cách 2 thì bền vững nhưng mất an toàn cho chế độ.
Nhìn những gì mà TQ làm kể
trên ta thấy VN là một bản fake thua kém về nhiều mặt. Đơn cử như thời ông Võ
Văn Kiệt làm Kiến trúc sư đổi mới thì mới dám mời mấy ông cựu quan chức VNCH về
làm cố vấn. Như các ông Nguyễn Xuân Oánh, nguyên phó Thủ tướng kiêm thống đốc
Ngân hàng Quốc gia VNCH, ông Bùi Kiến Thành nguyên là cố vấn kinh tế cho ông Diệm…
đã là cách mạng lắm rồi, nhưng xét về năng lực chỉ là trẻ con so với ông Milton
Friedman, là một kinh tế gia hàng đầu của Mỹ từng đoạt giải Nobel kinh tế.
Có lẽ vì quá khứ thù địch
và sợ mất chế độ, nên VN quá e ngại Mỹ, cải cách vẫn kiểu nửa mùa, vừa đái vừa
run!
Bổ sung với bác là cuộc cải
cách ở TQ không chỉ kinh tế mà nó còn song song là ở cải cách thể chế, họ đi
theo con đường của Nhật và Hàn Quốc đi trước kia. Cụ thể: 1. chính sách kinh tế
theo định hướng xuất khẩu (export-oriented policy). 2. bảo hộ những ngành công
nghiệp non trẻ bằng thuế. 3. chính quyền hỗ trợ tài chính và tổ chức xây dựng
những ngành công nghiệp mới. 4. cải cách hệ thống luật theo phương Tây. 5. cải
cách hệ thống giáo dục đại học theo Mỹ. 6. cải cách hệ thống hành chính gần với
hệ thống liên bang, trong đó để các tỉnh (tương đương với bang) cạnh tranh với
nhau trong chính sách, tỉnh nào giỏi thì lãnh đạo sẽ được đề xuất lên cấp cao.
Còn Việt Nam hiện nay đi
theo mô hình kinh tế gần với chủ nghĩa tân tự do (neo-liberal economic policy),
rõ nét nhất là dưới thời thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc — tư nhân hoá, bỏ bớt luật
lệ, thúc đẩy tự do thương mại, toàn cầu hoá qua một loạt các hiệp định thương mại,
và cả ở thắt chặt chi tiêu chính phủ. Những cải cách thể chế hầu như không có
gì.
Hai chính sách khác nhau
hoàn toàn.
-----------------
BÀI VIẾT KHÁC
VÌ
SAO PHILIPPINES DÂN CHỦ MÀ VẪN CHƯA GIÀU?
Tương tự Ấn Độ,
Philippines (Phi) là trường hợp hay được anh em DLV dùng làm dẫn chứng để phỉ
báng nền dân chủ. Ý là dân chủ nhé, mà có giàu đếch đâu. Mấy ngày này, anh em
đem những bức ảnh về cơ sở hạ tầng tồi tàn của môn bóng đá nam, phòng họp báo
ra để dè bỉu, ý là còn thua xa VN!
Vậy có thể lý giải thế
nào về nền dân chủ ở Phi?
Phi là 1 quốc gia khá đặc
biệt, có đặc điểm giống với Ấn Độ, đó là trước khi thành thuộc địa thì lãnh thổ
này bao gồm các tiểu quốc ở các hòn đảo. Nó chỉ thực sự thành 1 thể thống nhất
từ khi Tây Ban Nha chiếm làm thuộc địa từ thế kỷ 16. Đây là 1 lý do dẫn đến sự
bất ổn, hỗn loạn, tồn tại đến ngày nay.
Đặc điểm thứ 2 của Phi lại
giống với Nam Mỹ (mà mình cũng có stt khác để phân tích tại sao họ cũng dân chủ
mà chưa giàu). Đó là quá khứ 300 năm thuộc địa của TBN. Đặc điểm chung của các
nước thuộc địa của TBN và Bồ Đào Nha thì không giàu (trừ Macau là lãnh thổ đặc
biệt, chỉ có sòng bạc). Đó là do 2 mẫu quốc này có cách cai trị thiếu dân chủ,
ít khai hóa và bóc lột nhiều. Dẫn đến thuộc địa ít học hỏi được từ mẫu quốc.
Kể từ năm 1898, TBN bán lại
Phi cho Mỹ với giá 20 triệu đô. Phi trở thành thuộc địa của Mỹ cho đến khi bị
Nhật chiếm. Thời gian hơn 40 năm đó không đủ để xóa đi vết hằn 300 năm thuộc địa
TBN. Tuy nhiên người Mỹ cũng kịp đặt dấu ấn cho Phi, biến Phi thành 1 nhà nước
dân chủ quá sớm so với dân trí của họ, vào ngày 4/7/1946.
Kể từ đó đến năm 1965,
Phi trải qua vài chính phủ cộng hòa, dân chủ, nhưng không có dấu ấn gì đáng kể
ngoài việc ký hiệp ước tương trợ quốc phòng với Mỹ, đến nay vẫn còn hiệu lực.
Nhưng lý do chính khiến
Phi chưa thể phát triển là do họ đã phải chịu sự lãnh đạo hơn 20 năm của nhà độc
tài Ferdinand Marcos. Marcos là 1 luật sư có nòi chính trị và quyền thế, ông
lên làm TT Phi 1 cách hoàn toàn dân chủ, nhưng để duy trì quyền lực, ông đã độc
tài hóa đất nước này, thậm chí đã từng giải tán quốc hội và thiết quân luật.
Marcos và vợ, 1 cựu hoa hậu,
được bơm thổi như lãnh tụ với hình ảnh đẹp đẽ, với cuộc sống xa hoa, đại diện
cho giới tinh hoa. Theo tổ chức Minh bạch quốc tế, Marcos là nhà cai trị vơ vét
thành công thứ hai trong lịch sử, cướp khoảng 5-10 tỷ đô-la Mỹ trong hai thập
niên ở dinh tổng thống. Ông ta là kẻ hủy diệt nền kinh tế Philippines trong suốt
21 năm cầm quyền và để lại 1 nền tảng tồi tệ cho Phi.
Marcos cùng nắm quyền vào
năm 1965 giống Park Chung Hee, cũng khá tương đồng với Nguyễn Văn Thiệu về thời
điểm. Cơ hội để Marcos có thể tham nhũng được rất nhiều tiền cũng khá giống với
VNCH, đó chính là từ viện trợ Mỹ rất nhiều.
Trong chiến tranh VN, Phi
là 1 hậu phương lớn của Mỹ, do Mỹ đóng quân tại căn cứ không quân Clark và căn
cứ hải quân Subic, là thành viên khối SEATO đối đầu với VNDCCH. Vì 2 căn cứ nói
trên đặc biệt quan trọng đối với Mỹ, là nơi xuất phát của không quân và hải
quân để tấn công VN. Chính vì vậy, Mỹ buộc phải ủng hộ Marcos, cho dù ông ta có
độc tài, thậm chí còn có những khoản tiền "đút lót" riêng cho Marcos để
có được sự ủng hộ. Đây là điểm khá tương đồng với đệ nhị VNCH về vấn đề tham
nhũng.
Trong stt phân tích về nền
kinh tế VNCH mình đã viết, chính việc viện trợ quá nhiều của Mỹ đã làm
"sinh hư" đồng minh, gián tiếp tạo ra tham nhũng (kiểu chuột sa chĩnh
gạo).
Marcos là 1 hình ảnh đối
lập với Park Chung Hee. Ông Park là 1 độc tài tốt, do không vun vén cá nhân, với
bàn tay sắt, ông tạo nên 1 nền tảng phát triển cho kinh tế Hàn quốc. Còn
Marcos, ông tạo 1 nền tảng tồi tệ cho Phi, biến Phi là 1 nước từng được coi là
phát triển thứ nhì Đông Á kể từ sau thế chiến, chỉ sau Nhật, phần lớn là do viện
trợ Mỹ, thành 1 nước chậm phát triển. Philippines thành một nhà nước mục ruỗng
và phân quyền trầm trọng liên tục bị bóc lột bởi một nhóm đầu sỏ bá quyền vốn
có duy trì các liên kết cơ chế bảo trợ với nhiều nhóm xã hội khác.
Có lẽ Mỹ đã sai lầm khi
trao trả nền dân chủ cho Phi quá sớm, dẫn đến Phi biến thành 1 nền DC giả cầy,
bản chất là độc tài cá nhân. Thực ra Phi mới chỉ tái lập được nền dân chủ kể từ
năm 1986, khi TT Marcos bị lật đổ và họ mới bắt đầu có tự do kinh tế từ năm
1990, khá tương đồng về thời điểm với VN. Kể từ đó, tốc độ tăng trưởng của Phi
tăng rất cao, lên tới 7,1% năm 2007. Hiện nay, kinh tế Phi phụ thuộc nhiều vào
kiều hối do xuất khẩu lao động. Phi là đối thủ chính và trên cơ của VN về lĩnh
vực này, do họ có lợi thế về tính chuyên nghiệp và khả năng Anh ngữ.
Tóm lại, Phi mới thực sự
có dân chủ kể từ năm 86, với 1 nền tảng kinh tế yếu kém và chính trị hỗn loạn,
phân quyền, kế thừa từ thời Marcos. Chính vì vậy nên họ mới chưa giàu. Nhưng
GDP bình quân đầu người của họ vẫn cao hơn VN. Năm 2018, Phi xếp hạng 127 với
3104 USD, trong khi VN thứ 131 với 2551 USD (theo IMF).
Còn về bóng đá, môn này
không phải là môn thể thao được ưa chuộng nhất ở Phi, họ mê bóng rổ, boxing (kiểu
Mỹ), nên bóng đá chỉ là con ghẻ, không được đầu tư. Thế nên bò đỏ chê bóng đá của
họ cũng bằng thừa!
Dương Quốc Chính
No comments:
Post a Comment