Tiêm Chủng Ngừa COVID-19 Sẽ Là Chương Trình Chủng Ngừa Lớn Nhất
Trong Lịch Sử
Natasha Loder - The Economist
Người dịch: Kiều Giang, Linh Pham
07/12/2020
https://www.the-interpreter.org/post/tiem-chung-ngua-covid-19
Translated from The Economist article The covid-19 vaccination programme will be the biggest in
history
Chế tạo ra vaccine đã
khó, nhưng việc phân phát nó cũng sẽ gian nan không kém.
Natasha Loder, ngày 16 tháng 11, 2020
***
Vào đầu năm 2020, khi đại
dịch coronavirus đang hoành hành xuyên lục địa, phần lớn mọi người đã nghĩ
không chắc gì vaccine sẽ sớm được tung ra. Và khi công tác chế tạo vaccine được
triển khai, đã có biết bao lời khuyến cáo về những thử thách đang chờ đón. Đó
là lý do vì sao mà tiến tới năm 2021, việc một hoặc nhiều chủng vaccine khả thi
có khả năng sẽ sớm được đưa vào sử dụng là một điều phi thường. Việc tuyên bố
này được đưa ra với đầy quả quyết phản ánh sự đa dạng cũng như số lượng cách tiếp
cận vấn đề về vaccine đã được áp dụng .
Các nhà khoa học đã phát
triển nhiều cách thức khác nhau để chế tạo ra vaccine. Cách xưa nhất đó là vô
hiệu hóa chủng virus, trong trường hợp này là SARS-CoV-2, bằng cách nào đó để
khi được đưa vào cơ thể, nó sẽ không thể gây bệnh. Việc này được thực hiện bằng
cách làm cho virus suy yếu hoặc bị giết chết hoàn toàn. Codagenix, một công ty
công nghệ sinh học mới thành lập, đang chế tạo một loại vaccine “sống giảm độc
lực” bằng cách này. Chủng virus vẫn còn sống, nhưng khả năng nhân bản của nó đã
bị hạn chế. Hai nỗ lực chế tạo từ Trung Quốc - một là từ Sinovac and hai là của
Sinopharm- đang sử dụng phiên bản phi hoạt tính của chủng SARS-CoV-2 này. Thời
gian gần đây, công nghệ di truyền đã đa dạng hóa các loại vaccine khả thi. Một
kỹ thuật thường dùng theo kiểu “sói đột lốt cừu" là lấy một chủng virus vô
hại khác và dùng nó như một dạng hệ thống vận chuyển để đem vào chủ thể một phần
quan trọng của chủng virus SARS-CoV-2. Cách làm này là cách hoạt động của một
trong những loại vaccine hàng đầu, được chế tạo bởi AstraZeneca, người “khổng lồ”
trong ngành dược phẩm. Dựa trên một chủng adenovirus của tinh tinh,
“virus" này lan truyền vào các tế bào và hướng dẫn chúng tạo ra loại
protein đặc chủng (spike protein) của SARS-CoV-2, từ đó tạo cơ hội cho hệ miễn
dịch nhận biết chủng virus thật.
Trên tất cả, điều gây hứng
thú nhất vẫn là loại vaccine nucleic-acid, khi một vật chất di truyền (gene) mã
hóa cho một phần của virus được đưa trực tiếp vào cơ thể. Sau đó, phần của
virus đó sẽ được tái tạo bên trong cơ thể từ mã di truyền đã được cung cấp, nhờ
đó tăng cường hệ miễn dịch. Hai nhà chế tạo vaccine hàng đầu, Pfizer và
Moderna, đang theo đuổi cách thức mới lạ này với kết quả khả quan. Nó sẽ cho
phép việc sản xuất vaccine trên diện rộng diễn ra dễ dàng hơn so với những loại
vaccine khác.
Ông Stanley Plotkin từ
trường đại học Pennsylvania, người đã chế tạo ra vaccine ngừa bệnh sởi, nói rằng
những gì ông thấy đến thời điểm này về vaccine Covid-19 gợi ý rằng, loại
vaccine nào tạo ra được phản ứng miễn dịch với spike protein sẽ có khả năng bảo
vệ người tiếp xúc với covid-19 khỏi bị mắc bệnh, ít nhất trong thời gian ngắn.
Dẫu vậy, điều khúc mắc vẫn là, liệu những vaccine này có thể ngăn người mang mầm
bệnh trong cơ thể lây lan qua cho những người khác.
Việc cấp phép khẩn cấp vắc
xin có thể xảy ra vào cuối năm 2020 nhưng nguồn cung sẽ cực kỳ hạn chế. Trong
quý đầu tiên của năm 2021, các nhà sản xuất vắc xin sẽ có thêm dữ liệu cho phép
các cơ quan quản lý mở rộng việc sử dụng các loại vắc xin mới này. Cầu vẫn sẽ
vượt xa nguồn cung - đây sẽ là một vấn đề sẽ tiếp diễn trong suốt năm 2021.
Năm tới đây, chúng ta sẽ
chứng kiến những cuộc tranh luận chính trị và tranh luận
công khai đầy khó khăn về cách ưu tiên sử dụng nguồn cung này. Mặc dù có những
lo ngại về chủ nghĩa dân tộc với việc dùng vaccine, nhưng một trong những đặc
điểm đáng ngạc nhiên của năm 2021 là sẽ có nhiều quốc gia tìm ra cách hợp tác tốt
để sản xuất và phân phối chúng. Sáng kiến COVAX, với hơn 180 quốc
gia đã tham gia, hy vọng sẽ giúp tránh những tình huống rắc rối và phản tác dụng
vào năm 2020 khi các quốc gia cố gắng trả giá cao hơn nhau về nguồn cung cấp hạn
chế cho PPE và máy thở. Kế hoạch này cho phép các nước giàu trợ cấp vắc xin cho
các nước nghèo hơn, với mục tiêu ban đầu là tiêm chủng cho 3% dân số ở tất cả
các nước thành viên, bắt đầu từ các nhân viên y tế tuyến đầu. Hy vọng rằng phạm
vi bảo hiểm có thể được mở rộng lên 20% vào cuối năm nay, tập trung vào những đối
tượng có nguy cơ cao nhất.
Một số quốc gia có với khả
năng cao được cung cấp quá lượng vaccine, chẳng hạn như Mỹ và Anh, sẽ cố gắng
tiêm chủng cho càng nhiều người càng tốt trước mùa đông năm 2021. Điều đó sẽ đặt
ra câu hỏi về đạo đức, vì hầu hết các quốc gia sẽ cần hành động có chiến lược
hơn. Đại dịch có thể được kiểm soát mà không cần tiêm chủng cho tất cả mọi người.
UNESCO, cơ quan chính của Liên hợp quốc trong việc tổ chức phân phối vaccine
toàn cầu, cho biết việc tiêm chủng phổ cập sẽ không xảy ra trong “những năm đầu”
dịch bệnh bùng phát.
Nada Sanders, giáo sư quản
lý chuỗi cung ứng tại Đại học Northeastern, cho biết việc có mặt của vaccine sẽ
không đồng nghĩa và kéo theo việc tiêm chủng ngay lập tức, vì còn rất nhiều thứ
khác cần được sắp xếp. Vẫn còn những lo ngại về khả năng cung cấp những thiết bị
khác, từ thủy tinh y tế đến kim tiêm. Bà nói rằng chuỗi cung ứng cần được thiết
kế và lên kế hoạch ở quy mô toàn cầu và bà cũng bày tỏ lo lắng rằng quá trình
này sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Các nhà phân tích tại ngân hàng ubs cảnh
báo rằng “đổ đầy và hoàn tất”, quá trình mà vaccine được cho vào lọ và đóng gói
để phân phối, là một trong những nút thắt quan trọng nhất, tiếp sau là quá
trình vận chuyển. Tất cả những vấn đề này sẽ là bài toán để các nhà chức trách
đưa ra giải pháp cho năm 2021.
Và có một vấn đề phức tạp
cuối cùng. Những vaccine đầu tiên đến tay khách hàng cần được giữ lạnh trong
quá trình phân phối. Hiện tại, ít nhất 25% vaccine đang trong tình trạng xuống
cấp do các vấn đề với dây chuyền lạnh.
Một điều rõ ràng là
vaccine sẽ đến, nhưng chúng sẽ được phân phối không đồng đều giữa các quốc gia
và ngay cả trong chính nội bộ các quốc gia đó, đơn giản vì quy mô của vấn đề
phân phối quá lớn. Trong năm tới, nhiều người sẽ phải đau đầu để hiểu tại sao
những người thân yêu của họ lại mất vì một căn bệnh đã có vaccine. Vào năm
2020, nhờ những nỗ lực mang tính anh hùng, chúng ta đã tạo ra vaccine trong vài
tháng thay vì nhiều năm. Vào năm 2021, sẽ cần những nỗ lực anh dũng hơn nữa để
đưa những vắc xin này từ phòng thí nghiệm đến phòng khám.
Người dịch: Kiều Giang, Linh Pham
Biên tập: Phố
No comments:
Post a Comment