Sự bành trướng chính trị toàn cầu của Đảng Cộng Sản Trung Quốc
14/12/2020
Tại sao Đảng cộng
sản Trung Quốc không thể trở thành một đối tác có trách nhiệm ?
Jinghao Zhou, IPDF
22/10/2020
Kể từ khi chính quyền của
Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon mở một chương mới với Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa (Trung Quốc) vào năm 1972, quan hệ Mỹ – Trung đã chuyển từ quan hệ thù địch
sang bình thường hóa và từ hợp tác sang cạnh tranh chiến lược một cách gay gắt.
Bất kể những mối quan hệ này ngày nay được định nghĩa như thế nào, thực tế là
hai nước đã đạt đến điểm thấp nhất kể từ khi Mỹ bình thường hóa mối quan hệ của
mình với Trung Quốc vào năm 1979, và thách thức lớn nhất đối với Mỹ là Trung Quốc,
do Đảng cộng sản Trung Quốc nắm quyền.
https://live.staticflickr.com/65535/50726195401_1964fe6c02.jpg
Một tấm trang trí
có hình Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình xuất hiện phía sau bức
tượng của cố lãnh tụ đảng cộng sản Mao Trạch Đông tại một cửa hàng lưu niệm cạnh
Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào tháng 2 năm 2018. Đây là năm mà bộ
máy tuyên truyền của Trung Quốc hoạt động hết công suất để bảo vệ động thái của
đảng trong việc chấm dứt hạn chế về nhiệm kỳ đối với Chủ tịch Tập. AFP/GETTY
Images
Tại sao quan hệ Mỹ –
Trung đã xoay chuyển hoàn toàn như vậy ? Có nhiều lời giải thích khác nhau. Một
số chuyên gia cho rằng đối đầu là không thể tránh khỏi trong lúc một cường quốc
thế giới mới đang trỗi dậy bởi vì sự thu hẹp khoảng cách quyền lực giữa hai quốc
gia này đã khiến Mỹ lo lắng về việc Trung Quốc ngày càng trở nên hùng mạnh. Các
chuyên gia khác đã quan sát rằng những khác biệt về tư tưởng và chính trị đã đổ
thêm dầu vào cuộc đối đầu và những góc nhìn không mấy thiện cảm về nhau đã ảnh
hưởng đến chính sách đối ngoại. Cho dù lý do làm suy giảm mối quan hệ là gì, cần
chú ý nhiều hơn đến ý định và khả năng của Đảng cộng sản Trung Quốc trong việc
đưa Trung Quốc trở thành siêu cường hàng đầu thế giới.
Sức mạnh sắc bén
toàn diện
Trung Quốc là một đất nước
do một đảng lãnh đạo. Quyền lực của Đảng cộng sản Trung Quốc là sự kết hợp giữa
tư tưởng và hệ thống cộng sản, với lịch sử, truyền thống và nền văn hóa Trung
Hoa. Từ Karl Marx cho đến Vladimir Lenin và tới thời của Mao Trạch Đông và Tập
Cận Bình, các mục tiêu cộng sản về cơ bản đều giống nhau – thống trị các đỉnh
cao của nền kinh tế và kiểm soát phương thức sản xuất thông qua chế độ độc tài
của giai cấp vô sản do đảng lãnh đạo.
Đảng cộng sản Trung Quốc
đã áp dụng một hệ thống xã hội chủ nghĩa đậm chất Trung Quốc để hiện thực những
lý tưởng cộng sản. Đảng cộng sản Trung Quốc là đảng cộng sản lớn nhất hành tinh
với 90 triệu thành viên, cộng với 80 triệu thành viên của Đoàn Thanh niên Cộng
sản. Đảng là cơ quan lãnh đạo duy nhất của đất nước, theo hiến pháp của nhà nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và hiến pháp của Đảng. Đảng cộng sản Trung Quốc kiểm
soát toàn bộ đất nước thông qua cơ cấu tổ chức, hệ tư tưởng và lực lượng cưỡng
chế. Đảng này sở hữu những lợi thế bất cân xứng khi cạnh tranh với Hoa Kỳ bởi
vì Đảng cộng sản Trung Quốc là thể chế lớn nhất của chủ nghĩa tư bản nhà nước,
nhưng lại đi theo cơ chế thị trường.
Đảng cộng sản Trung Quốc
có kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu "Giấc mơ Trung Hoa" do Tổng
bí thư Tập Cận Bình đề xuất tại Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của Đảng cộng sản
Trung Quốc năm 2017. Giấc mơ này kêu gọi hiện thực hoá "Hai mục tiêu 100
năm" – mục tiêu quan trọng của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đưa Trung Quốc
phát triển thành một "xã hội khá giả ở mức vừa phải" vào năm 2021 và
mục tiêu hiện đại hóa đất nước để trở thành một quốc gia đạt mức phát triển vào
năm 2049. Chiến lược "Made in China 2025" có ý định thay thế vị trí
hàng đầu của Hoa Kỳ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Ngân hàng Đầu tư Cơ sở
hạ tầng Châu Á và các ngân hàng đa phương khác trong khu vực do Trung Quốc dẫn
đầu là một phần trong nỗ lực của Đảng cộng sản Trung Quốc nhằm thách thức quyền
lực tối cao của các ngân hàng phát triển đa phương do Hoa Kỳ và Nhật Bản đứng đầu
và các tổ chức tài chính quốc tế. Kế hoạch cơ sở hạ tầng Một vành đai, Một con
đường của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa nhằm đối xứng với chiến lược xoay trục
hay tái cân bằng của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Việc
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông và thiết lập
các căn cứ quân sự ở Djibouti ở vùng Sừng Châu Phi (vùng Đông Bắc Phi) và
Tajikistan ở Trung Á cho thấy quyết tâm của Đảng cộng sản Trung Quốc trong việc
hiện thực hoá Giấc mơ Trung Hoa của mình. Bên cạnh các căn cứ quân sự mới được
thành lập này, Trung Quốc cũng rót vốn và xây dựng các căn cứ hải quân khác, chẳng
hạn như Gwadar ở Pakistan, có suy đoán rằng nỗ lực thiết lập căn cứ quân sự ở
nước ngoài của Trung Quốc có thể vẫn chưa kết thúc.
Chính sách đối ngoại của
chính phủ Trung Quốc là khía cạnh bên ngoài của chính sách đối nội, vì vậy
chính sách này không chỉ nhằm mục đích duy trì hệ thống độc đảng mà còn muốn
thay thế quyền lực của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và cuối
cùng trở thành một siêu cường quốc. Trong bước đầu tiên để trở thành siêu cường
quốc hàng đầu thế giới, Tổng Bí Thư Tập đã đề xuất khái niệm an ninh Châu Á mới
của mình tại hội nghị thượng đỉnh năm 2014 ở Thượng Hải, cho rằng "người
dân Châu Á phải điều hành các công việc của Châu lục mình, giải quyết các vấn đề
của Châu Á và duy trì an ninh của Châu Á".
Mục tiêu của ông Tập là đẩy
Mỹ ra khỏi Châu Á và phá vỡ các liên minh của Mỹ trong khu vực. Ngày nay, dấu ấn
của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hiện diện trên toàn cầu. Quân đội Trung Quốc đã
vượt ra khỏi chuỗi đảo đầu tiên trong số các quần đảo lớn từ bờ biển lục địa
Đông Á và đang thành công với chuỗi đảo thứ hai và đây là một phần trong chiến
lược chuỗi ba đảo của Đảng cộng sản Trung Quốc. Trong những thập kỷ tới, sự cạnh
tranh gay gắt giữa hai quốc gia sẽ diễn ra chủ yếu ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái
Bình Dương.
https://live.staticflickr.com/65535/50726195386_dacc4df0d0.jpg
Một người lính mặc
đồng phục ngăn các nhà báo đến quá gần Đại lễ đường Nhân dân khi các đại biểu đến
tham dự Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc của Trung Quốc ở Bắc Kinh vào tháng
3/2019.
AP
Một mục tiêu, các
chiến lược khác nhau
Giấc mơ Trung Hoa là mục
tiêu bền bỉ của Đảng cộng sản Trung Quốc, nhưng Đảng cộng sản Trung Quốc đã áp
dụng các chiến lược khác nhau trong những thời điểm khác nhau. Khi Chiến tranh
Triều Tiên-Hàn Quốc kết thúc, Chủ tịch Đảng cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông
đã nói rõ rằng mục tiêu của Trung Quốc là vượt qua Vương quốc Anh trong 15 năm
tới và vượt qua Hoa Kỳ trong hai thập kỷ tới. Năm 1971, Mao đã thay đổi chiến
lược chính sách đối ngoại của Đảng cộng sản Trung Quốc từ đối đầu sang hợp tác
với Mỹ. Đầu những năm 1980, lãnh đạo đảng khi đó là Đặng Tiểu Bình đã thiết lập
nguyên tắc chiến lược "giữ thái độ khiêm tốn và hoàn thành tốt công việc"
để thu hút đầu tư nước ngoài và khai thác hệ thống thương mại toàn cầu, điều
giúp nền kinh tế Trung Quốc cuối cùng đã vượt qua cả nền kinh tế Nhật Bản. Vào
đầu những năm 2000, Đảng cộng sản Trung Quốc bắt đầu nhấn mạnh một chiến lược mới
đó là "sự trỗi dậy hòa bình" để đối phó với "lý thuyết về mối đe
dọa Trung Quốc".
Sau khi ông Tập lên nắm
quyền vào năm 2012, ông đã cố gắng phát triển một mô hình mới trong quan hệ cường
quốc với Mỹ, đồng thời tăng tốc sự bành trướng trên toàn cầu thông qua viện trợ
kinh tế, mở rộng quân sự và xuất khẩu nền chính trị Trung Quốc. Những chính sách
này cùng với những thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ, đặc biệt là chính sách
thương mại dưới thời chính quyền của Tổng thống Donald Trump, đã làm tăng sự
căng thẳng trong mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia. Khi ông Tập gặp một
nhóm các giám đốc điều hành của Hoa Kỳ và Châu Âu vào năm 2018, ông đã phát biểu
: "Có một câu nói ở phương Tây rằng nếu ai đó đánh vào má trái của bạn, bạn
phải che má phải của mình. Trong văn hóa của chúng tôi, chúng tôi sẽ đấm lại,
hay nói cách khác là một đổi một", trích The Wall Street Journal.
Ông Tập đã công khai loại
bỏ chính sách đối ngoại khiêm tốn và sẵn sàng thực hiện chính sách đối ngoại
"một đổi một". Đảng cộng sản Trung Quốc có thể hứa hẹn rất nhiều
trong các cuộc đàm phán để đạt được mục tiêu chiến lược của mình, nhưng sau đó
cũng có thể phá vỡ giao ước của mình bất cứ lúc nào. Chẳng hạn, ông Tập đã hứa
với cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào tháng 9 năm 2015 rằng ông sẽ không
quân sự hóa các đảo nhân tạo được xây dựng phía trên rạng san hô ở Biển Đông, nhưng
ông Tập đã làm việc đó vào cuối năm 2016. Vì vậy, xem xét những việc làm của đảng
quan trọng hơn hơn là lời nói của họ.
https://live.staticflickr.com/65535/50726288447_0e093be918.jpg
Một người đàn ông
đeo khẩu trang đi dạo bên bức tranh tường có biểu tượng Đảng cộng sản Trung Quốc
ở Thượng Hải được chỉnh sửa vào tháng 1 năm 2020. Reuters
Vũ khí tối thượng
cho sự sống còn của Đảng cộng sản Trung Quốc
Đảng cộng sản Trung Quốc
chỉ có 12 đại biểu khi tổ chức Đại hội toàn quốc đầu tiên ở Thượng Hải vào năm
1921, nhưng đến năm 1934, Đại hội đã kêu gọi được 300.000 thành viên gia nhập Hồng
vệ binh. Sau khi chính phủ Quốc dân Đảng phát động năm chiến dịch chống lại Hồng
vệ binh, chỉ có khoảng 20.000 binh sĩ sống sót khi Mao Trạch Đông lên nắm quyền
tại Hội nghị Tuân Nghĩa diễn ra năm 1935.
Tuy nhiên, chỉ hơn một thập
kỷ sau, vào năm 1949, Đảng cộng sản Trung Quốc đã đánh bại quân đội Quốc dân Đảng
từng nắm quyền trước khi chiến đấu trong nhiều năm. Mặc dù Trung Quốc bị cô lập
khỏi cộng đồng quốc tế từ những năm 1950 đến đầu những năm 1970, nhưng Đảng cộng
sản Trung Quốc đã chịu đựng được thời kỳ thảm khốc từ năm 1958 đến năm 1962,
trong đó hơn 30 triệu người Trung Quốc bị chết đói, phần lớn là do các chính
sách kém cỏi của chính phủ. Đảng này cũng sống sót qua giai đoạn hỗn loạn của
Cách mạng Văn hóa từ năm 1966 đến năm 1976, trong đó Mao đã đàn áp khoảng 60
triệu người Trung Quốc.
Vào những năm 1970, khi nền
kinh tế Trung Quốc đang trên đà sụp đổ, Đảng cộng sản Trung Quốc đã có thể xoay
chuyển tình thế và lấy lại vị thế trên trường quốc tế thông qua chính sách Cải
cách và Mở cửa. Kể từ năm 2010, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai
thế giới và nhanh chóng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ra toàn cầu. Trong
hai thập kỷ qua, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã mở rộng đáng kể sức mạnh quốc
gia của mình. Trong những thập kỷ tới, Trung Quốc sẽ tìm cách trang bị cho mình
một hệ thống quân đội đẳng cấp thế giới, đảm bảo vị thế của Trung Quốc như một
cường quốc ưu việt ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và mở rộng hơn nữa ảnh
hưởng quốc tế của mình, theo như báo cáo năm 2019 của Văn phòng Bộ trưởng Quốc
phòng Mỹ trước Quốc hội.
Đó chỉ là một phần của lời
giải thích để thấy rằng tham vọng toàn cầu của Trung Quốc đã thành công bởi vì
Washington đã mắc sai lầm do những giả định sai về Trung Quốc. Những thành tựu
trong quá trình bành trướng toàn cầu của Trung Quốc phần lớn dựa vào vũ khí tối
thượng truyền thống của Đảng cộng sản Trung Quốc: tầng lớp quần chúng, tức là
khả năng huy động và tuyên truyền tới dân chúng. Đường lối quần chúng của Đảng
cộng sản Trung Quốc là phương pháp về mặt chính trị, tổ chức và lãnh đạo, do
Mao phát triển, để tham khảo ý kiến của quần chúng, diễn giải các đề xuất của
người dân trong khuôn khổ chủ nghĩa cộng sản và sau đó thực thi các chính sách
được xây dựng từ đó. Hai vũ khí kết hợp đan xen lẫn nhau: Phong trào quần chúng
là một phần trong chính sách tuyên truyền của Đảng và Đảng cộng sản Trung Quốc đã
sử dụng thông tin được chọn lọc bởi hệ thống kiểm duyệt của mình để truyền cảm
hứng cho phong trào quần chúng.
https://live.staticflickr.com/65535/50726288432_f542409b83.jpg
Một đảng viên sử dụng
điện thoại di động của mình để tham gia một nhóm học tập hàng tuần trong một ứng
dụng tuyên truyền của Đảng cộng sản Trung Quốc có tên là Xuexi Qiangguo, có
nghĩa là "học tập để xây dựng Trung Quốc vững mạnh". Reuters
Bộ máy Tuyên truyền
toàn cầu của Đảng cộng sản Trung Quốc
Một cách mà Đảng cộng sản
Trung Quốc đã sử dụng để tập hợp những người dânTrung Quốc xung quanh mình là
tuyên truyền văn hóa Trung Quốc. Đảng cộng sản Trung Quốc cổ vũ niềm tin rằng
Trung Quốc, trước thế kỷ 17, là một trong những quốc gia tiên tiến nhất trên thế
giới. Các hệ thống tưới tiêu sớm nhất đã được tìm thấy ở Trung Quốc. Trung Quốc
là quê hương của những phát minh cổ đại, bao gồm la bàn, thuốc súng và bản in.
Người Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng hệ thống thi tuyển công chức vào triều đại
nhà Hán từ năm 206 trước Công nguyên đến năm 220 sau Công nguyên và thành lập
chính phủ dân sự tiên tiến nhất trên thế giới.
Trung Quốc đã thống trị
khu vực trong một số giai đoạn thông qua một trật tự thứ bậc trải dài gần 1.300
năm, từ buổi đầu của triều đại nhà Đường năm 618 đến cuối triều đại nhà Thanh
năm 1911, Howard French đã giải thích trong cuốn sách Everything Under
the Heavens : How the Past Helps Shape China’s Push for Global Power (Vạn
vật dưới thiên đường e: Quá khứ giúp ích gì cho việc định hình nỗ lực tạo nên sức
mạnh toàn cầu của Trung Quốc) Các nước trong khu vực thừa nhận sự vượt trội về
văn hóa và chính trị của Trung Quốc và thể hiện sự tôn trọng của họ đối với
chính quyền Trung Quốc để đổi lại cơ hội được giao thương với nước này. Họ cũng
được hưởng lợi từ sự thừa nhận này vì đổi lại họ nhận được những món quà hào
phóng từ Trung Quốc và có được thiện chí của hoàng đế Trung Quốc. Chính phủ
Trung Quốc rất thích hệ thống cống nạp (triều cống, 날묽) trước Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc
tin rằng Giấc mơ Trung Hoa đơn giản là việc giành lại vị thế xứng đáng của mình
trên toàn cầu trong lịch sử thế giới. Theo tác giả Richard McGregor, đây là tâm
lý mặc định của Bắc Kinh và ăn sâu vào máu thịt của Trung Quốc, và điều này sẽ
thúc đẩy Bắc Kinh hành xử ngày càng giống một đế chế Trung Quốc cổ đại. "Đảng
cộng sản Trung Quốc không bao giờ quên quá khứ huy hoàng mà Trung Quốc là trung
tâm của thế giới và giờ đây hy vọng sẽ lấy lại vị thế là trung tâm của toàn cầu",
ông đã chỉ ra trong cuốn sách viết năm 2017 của mình, Asia’s Reckoning
: China, Japan, and the Fate of U.S. Power in the Pacific Century (Cân
đo Châu Á : Trung Quốc, Nhật Bản và Kết cục của quyền lực Mỹ trong kỉ nguyên
Thái Bình Dương). Khi Trung Quốc nhanh chóng giành được thị trường toàn cầu, xã
hội phương Tây đang đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan : Giữ vững nguyên
tắc về các giá trị phổ quát nhưng không được làm ăn ở Trung Quốc hay khuất phục
trước Đảng cộng sản Trung Quốc để kiếm lợi nhuận từ Trung Quốc. Trung Quốc gặp
nguy hiểm khi xây dựng một đế chế chắc chắn sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh,
như nhà khoa học chính trị Graham Allison đã chỉ ra trong cuốn sách viết năm
2018 của mình, Destined for War : Can America and China Escape
Thucydides’ Trap ? (Cuộc chiến định mệnh : Liệu Mỹ và Trung Quốc có
thoát được bẫy Thucydides ?)
Trong khi đó, Đảng cộng sản
Trung Quốc đã phát động một chiến dịch tuyên truyền toàn cầu, nỗ lực gây ảnh hưởng
đến quan điểm của người dân, cải thiện hình ảnh của Trung Quốc và định hình các
ý tưởng của những nhà hoạch định chính sách theo một hướng nhất định. Đảng cộng
sản Trung Quốc đã chi hàng tỷ đô la cho các cơ quan truyền thông quốc tế của
Trung Quốc, chẳng hạn như báo Tân Hoa Xã, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc
(CCTV), Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI), China Daily và Global
Times. Các cơ quan này đã mở hơn 300 văn phòng ở nước ngoài và thuê tuyển
nhiều nhân viên trên khắp thế giới. Đảng cộng sản Trung Quốc đã thường xuyên tổ
chức các hội thảo ở Bắc Kinh để đào tạo các nhà báo nước ngoài kể những câu
chuyện hay về Trung Quốc. Trung Quốc đã thành lập khoảng 1.000 Viện Khổng Tử
trên toàn thế giới để mở rộng ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc. Ngoài ra, Đảng
cộng sản Trung Quốc ngày càng tăng cường công tác tuyên truyền ở nước ngoài bằng
cách mua các nền tảng truyền thông nước ngoài, thúc đẩy kiểm duyệt toàn cầu bằng
cách yêu cầu các tạp chí phương Tây chặn quyền truy cập vào các bài báo về khoa
học chính trị Trung Quốc và chính trị quốc tế ở Trung Quốc, đồng thời yêu cầu
các chính phủ nước ngoài cấm tổ chức các hội nghị quốc tế liên quan đến chính
trị Trung Quốc. Đáng báo động hơn, Đảng cộng sản Trung Quốc cũng đang cố gắng định
hình lại các chuẩn mực quốc tế bằng cách nỗ lực và tăng cường ảnh hưởng của
mình trong các cơ quan quản lý quốc tế, bao gồm nhiều tổ chức nằm trong Liên hợp
quốc.
https://live.staticflickr.com/65535/50726288417_e1309df290.jpg
Một hướng dẫn viên
du lịch thuyết trình gần bức ảnh của Tổng bí thư Tập Cận Bình trong bảo tàng lịch
sử tại Trường Đảng của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh. AP
Thúc giục chủ
nghĩa dân tộc chống lại phương Tây, trung thành với Đảng cộng sản Trung Quốc
Một chiến lược khác mà Đảng
cộng sản Trung Quốc sử dụng để tập hợp người dân là vũ khí hóa chủ nghĩa dân tộc
để chống lại phương Tây. Trung Quốc từng có quá khứ huy hoàng nhưng đã dần suy
yếu sau thất bại trong cuộc Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất – điểm khởi đầu
của một thế kỷ nhục nhã, từ khoảng năm 1840 đến năm 1949. Do thua trận, nhà
Thanh buộc phải ký Hiệp ước Nam Kinh trong đó yêu cầu Trung Quốc cấp quyền miễn
trừ ngoại giao, bồi thường tổng cộng 21 triệu đô la Mỹ, chấp nhận thuế quan, đối
xử theo cung cách tối huệ quốc với nhà nước Anh, mở năm cảng mới để giao thương
và nhượng Hồng Kông cho Anh trong 150 năm. Hiệp ước Nam Kinh cùng với hơn 700
hiệp ước bất bình đẳng khác đã buộc Trung Quốc chìm dần từ một nước độc lập trở
thành một nước bán thuộc địa. Trung Quốc tự coi mình là trung tâm của thế giới
và là nền văn minh duy nhất trên thế giới. Cuộc chiến tranh nha phiến và những
năm tháng sau đó cho thấy Trung Quốc không còn là một quốc gia thống nhất với một
chính quyền trung ương hiệu quả.
Đảng cộng sản Trung Quốc
đã sử dụng câu chuyện về thế kỷ ô nhục như một con bài thương lượng trong các
cuộc đàm phán với các chính phủ phương Tây về nhiều vấn đề và cũng để kích động
chủ nghĩa dân tộc chống lại các xã hội phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Trong ba thập kỷ qua, Đảng cộng sản Trung Quốc đã sử dụng chủ nghĩa dân tộc để
đối phó với các sự kiện quốc tế khác nhau. Một cuộc khảo sát về bản sắc dân tộc
do Chương trình Khảo sát xã hội quốc tế thực hiện cho thấy Trung Quốc có mức độ
chủ nghĩa dân tộc cao nhất trong tất cả các quốc gia và khu vực. Kể từ cuộc chiến
thương mại gần đây và đại dịch do vi-rút corona gây ra trên toàn cầu, sức mạnh
của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc dâng cao đến mức chưa từng có. Chủ nghĩa dân tộc
Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ Mỹ-Trung. Đảng
cộng sản Trung Quốc tin rằng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xứng đáng có được những
điều mình muốn vì các chính phủ phương Tây đã bắt nạt Trung Quốc trong suốt thế
kỷ ô nhục đó. Ông Tập đã hứa từ nay đến năm 2049 sẽ khôi phục Trung Quốc để đạt
lại vị thế cường quốc như nước này xứng đáng được hưởng, theo tờ The
Washington Post đưa tin vào tháng 10 năm 2017.
Đảng cộng sản Trung Quốc
đã sử dụng văn hóa truyền thống Trung Quốc để củng cố quyền lực thứ bậc của
mình trong khi thao túng chủ nghĩa dân tộc để chuyển hướng sự chú ý của người
dân Trung Quốc khỏi các vấn đề trong nước. Văn hóa truyền thống Trung Quốc bao
gồm ba tôn giáo và chín trường phái tư tưởng. Tuy nhiên, Nho giáo đã trở thành
nền văn hóa truyền thống chủ đạo của Trung Quốc trong thời nhà Hán. Khổng Tử đã
phát triển một bộ nguyên tắc, bao gồm Ngũ đức (nhân, lễ, nghĩa, trí và tín) và
Ngũ quan (luật do người cai trị đề ra ; con trai tuân theo cha ; vợ tuân theo
chồng ; trẻ tuân theo già ; và bạn bè phải tin tưởng lẫn nhau). Tất cả những
nguyên tắc này nhằm điều chỉnh các mối quan hệ của con người để duy trì trật tự
xã hội có thứ bậc. Khổng Tử dạy : "Làm cha cho đáng nên cha, và làm con
cho ra con ; hãy để anh trai thực sự là anh trai, và em trai là em trai, hãy để
chồng thực sự là chồng, và vợ là vợ : Vậy thì gia đình sẽ ở trong tình trạng
bình thường của nó. Hãy thiết lập gia đình ở trạng thái đó, và vạn vật trong đất
trời sẽ được yên ổn". Học thuyết của Nho giáo là lấy người cha làm trung
tâm, và cốt lõi của Nho giáo là lòng trung thành: Ở nhà nghe lời cha, ra ngoài
xã hội trung thành với vua.
Đảng cộng sản Trung Quốc
đã nhấn mạnh tư tưởng truyền thống của Nho giáo về "các mối quan hệ đúng đắn"
trong gia đình, xã hội và các thứ bậc chính trị để củng cố lòng trung thành với
đảng. Mọi nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc đều kêu gọi người dân Trung Quốc
đoàn kết xung quanh Đảng cộng sản Trung Quốc và phục tùng nhà lãnh đạo cao nhất
một cách vô điều kiện. Ông Tập đã tập trung quyền lực của mình xa hơn và biến
nhiệm kỳ chủ tịch của mình trở thành chức vụ trọn đời bằng cách sửa đổi hiến
pháp Trung Quốc. Ông Tập liên tục nhắc đi nhắc lại rằng đảng lãnh đạo mọi thứ
trong xã hội Trung Quốc. Giờ đây, ông Tập có một danh hiệu mới, "nhà lãnh
đạo của nhân dân", giống như chức danh của độc tài Mao. Đảng cộng sản
Trung Quốc đặt ra các nguyên tắc tương tự để người dân Trung Quốc tuân theo :
"Trung thành với đảng" và "Tuân theo đảng vô điều kiện".
Nhiều người đã gọi ông Tập là hoàng đế thế kỷ 21 của Trung Hoa.
Đảng cộng sản
Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ chế độ độc đảng
Tư duy của các nhà lãnh đạo
Trung Quốc bị ảnh hưởng sâu sắc bởi lịch sử lâu đời của nước này, một quốc gia
nông nghiệp. Cách đây 4.000 năm, Trung Quốc đã trở thành một xã hội nông nghiệp.
Cho đến thế kỷ 13, Trung Quốc là quốc gia nông nghiệp phát triển nhất trên thế
giới. Các vùng nông thôn chiếm 88% diện tích đất của Trung Quốc khi Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 và khoảng 82% khi Trung Quốc bắt
đầu phong trào cải cách vào năm 1978. Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu chuyển
đổi Trung Quốc sau năm 1978, khoảng 200 năm sau cuộc cách mạng công nghiệp ở
phương Tây. Trung Quốc vẫn đang vật lộn để duy trì sự cân bằng giữa văn hóa
truyền thống với quá trình hiện đại hóa và tiếp thu tư duy phương Tây
Xã hội nông nghiệp theo
cách tự nhiên sản sinh ra một hệ thống chính trị và trật tự xã hội phụ hệ.
Hoàng đế là người nắm giữ quyền lực duy nhất, có quyền quyết định cuối cùng và
tất cả luật lệ. Chính phủ là một gia đình mở rộng và hoàng đế là cha đẻ của quốc
gia. Chính phủ trong tiếng Trung Quốc, quốc gia 벌소, có nghĩa là "quốc
gia-gia đình". Cuộc cách mạng cộng sản chủ yếu dựa vào tầng lớp
nông dân Trung Quốc. Triết lý của các cuộc nổi dậy của nông dân Trung Quốc
là ai nắm được chính quyền thì giữ quyền lực mãi mãi. Văn hóa phụ hệ này đòi hỏi
chính sách đối ngoại của Trung Quốc phải củng cố hệ thống độc đảng. Vào thời hậu
Mao, "thế hệ đỏ thứ hai"(븐랗덜) coi Trung Quốc là triều đại
gia đình của mình và muốn duy trì chế độ đỏ mãi mãi.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc
áp dụng quan niệm về lòng hiếu thảo và nghĩa vụ gia đình trong quan hệ quốc tế.
Chính quyền của ông Tập đang cố gắng giành ưu thế trong trật tự khu vực và toàn
cầu. Sự bành trướng toàn cầu của Trung Quốc là một nỗ lực nhằm mở rộng "gia
đình đỏ" cộng sản. Bị ảnh hưởng bởi văn hóa phụ hệ, Đảng cộng sản Trung Quốc
tin rằng "Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là nước nhỏ, và đó
đơn giản là sự thật", như Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì
đã nói tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN ở Hà Nội vào tháng 7 năm 2010. Trung Quốc sẽ
không đối xử với các nước khác một cách bình đẳng mà sẽ hành động như một người
anh cả.
Rõ ràng, Đảng cộng sản
Trung Quốc muốn biến Trung Quốc thành siêu cường thống trị thế giới trong khi vẫn
duy trì hệ thống độc đảng ở quê nhà. Được định đoạt bởi bản chất của Đảng cộng
sản Trung Quốc, Trung Quốc sẽ không trở thành một bên liên quan có trách nhiệm
trong trật tự quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo chừng nào Đảng cộng sản Trung Quốc vẫn
giữ được quyền lực của mình. Khi Giấc mơ Trung Hoa gặp tư tưởng "Nước Mỹ
là trên hết", sự đối đầu giữa hai nước là không thể tránh khỏi. Để bảo tồn
các giá trị và chủ quyền của mình, Hoa Kỳ phải chuẩn bị cho một cuộc chiến
tranh ý thức hệ lâu dài và có thể là cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc trên
khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong khi vẫn phải cạnh tranh quyết liệt
với Đảng cộng sản Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thương mại và
công nghệ cao. Điều quan trọng là phải hiểu bản chất của Đảng cộng sản Trung Quốc
để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh toàn cầu lần thứ hai với cộng sản
Trung Quốc.
Jinghao Zhou
Nguồn : Indo-Pacific Defense Forum, 22/10/2020
Tiến sĩ Jinghao Zhou là phó giáo sư nghiên cứu về
Châu Á tại trường Hobart and William Smith College ở New York.
*********************
Trung Quốc : Đảng
cộng sản dường như "cài" người vào các định chế và doanh nghiệp nước
ngoài
Tú Anh, RFI
14/12/2020
Danh sách gần hai triệu đảng
viên Đảng cộng sản Trung Quốc và tuyên thệ của họ bị rò rỉ từ một máy chủ ở Thượng
Hải. Các dữ kiện bị tiết lộ này cho thấy có nhiều đảng viên cộng sản Trung
Quốc hiện diện trong các công ty và định chế nước ngoài.
https://live.staticflickr.com/65535/50725490738_9eba2695ae.jpg
Các đại biểu chào
đón chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến dự Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc
(Quốc Hội), Bắc Kinh, ngày 28/05/2020. AP - Mark Schiefelbein
Báo chí Anh cho biết nhiều
cơ quan ngoại giao ở Thượng hải bị xâm nhập. Trong số các nạn nhân có đại xí
nghiệp dược phẩm AstraZeneca, ngân hàng HSBC… Đây chỉ là phần nổi của tảng
băng sơn. Nhiều xí nghiệp Châu Âu khác có thể sẽ lên tiếng trong những ngày tới.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stephane Lagarde tường
thuật :
"Theo báo Úc The
Australian, ít nhất mười tòa lãnh sự tại Thượng Hải có nhân viên là đảng
viên của Đảng cộng sản Trung Quốc, một số làm việc từ hơn một thập niên và đôi
khi ở những chức vụ chiến lược như là chuyên gia chính trị và kinh tế.
Nhật báo Daily Mail ở
Luân Đông cũng ghi nhận tương tự : Vụ rò rỉ hàng loạt các dữ kiện này cho
thấy ảnh hưởng của Trung Quốc đã lan ra gần như khắp mọi lĩnh vực, kể cả trong
các xí nghiệp quốc phòng, ngân hàng và đại công ty dược phẩm.
Tổng cộng có 1,95 triệu
danh tính đảng viên cộng sản Trung Quốc bị một nhà đối lập sao chép từ một máy
chủ ở Thượng Hải vào năm 2016. Danh sách được cung cấp cho Liên minh các nghị
sĩ về tình hình Trung Quốc (IPAC) vào tháng 09/2019 trước khi được
giao cho ba cơ quan truyền thông quốc tế gồm The Australian của Úc, De
Standaard của Bĩ, The Sunday Mail của Anh và một nhà xuất bản Thụy Điển.
Tiết lộ này xác nhận
mối lo âu của các đại công ty nước ngoài hoạt động tại Hoa lục là từ nhiều
năm gần đây, thế lực của Đảng cộng sản ngày càng tăng trong các cơ sở
doanh nghiệp.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình từ khi nắm quyền thúc đẩy nỗ lực tăng cường phát triển các chi bộ đảng ở
khắp mọi tầng lớp xã hội.
Bên cạnh sự hiện hữu thấy
rõ này chắc chắn còn có những trường hợp kín đáo hơn. Như trong các truyện tiểu
thuyết của nhà văn John Carrée (vừa từ trần), điệp viên Trung Quốc không bao giờ
đeo thẻ đảng trước ngực.
Tú Anh
Nguồn : RFI, 14/12/2020
No comments:
Post a Comment