https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=190325662810920&id=103514838158670
“Các chất gây ô nhiễm không khí có thể gây rối loạn
nội tiết tố, đồng thời cản trở hoạt động của hormone kiểm soát tăng trưởng,
phát triển và khả năng sinh sản. Các chất hóa học độc hại này tác động thụ thể
estrogen, androgen và progesterone.
Điều này gây ra những bất thường về sinh sản như
sinh non, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, lượng tinh trùng giảm và ung thư tuyến tiền
liệt. Ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tinh dịch. Một số
nghiên cứu cho thấy nam giới tiếp xúc nhiều với các chất độc hại ở môi trường
có thể bị giảm chất lượng và số lượng tinh trùng.” (Trích)
Trong khá nhiều bài viết
suốt nhiều năm nay, người viết thường nhắc đến nỗi lo thoái hoá giống nòi do ô
nhiễm. Trong các loại ô nhiễm liên quan mật thiết đến sức khoẻ thì ô nhiễm
không khí đáng sợ nhất vì chúng ta không thể ngưng thở, ngay cả khi ngủ.
Các bệnh về gan, thận,
tim mạch, não bộ hay ung thư do ô nhiễm có thể dẫn đến quá trình điều trị tốn
kém và đau đớn. Và bệnh nhân thường sống mòn trên con đường đi tới những cái chết
đau đớn. Chúng gây ra những tốn kém lâu dài về mặt an sinh xã hội và cả bất an
về an ninh xã hội.
Cho tới khi bụi mịn ở những
đô thị như Hà Nội, Tp.HCM ngập tràn sắc cam, đỏ, tím, nâu ở ngưỡng báo động ảnh
hưởng đến sức khoẻ hay thậm chí nguy hại, độc hại; mới càng thấy thương những
người dân ở cạnh Formosa, cạnh nhiệt điện Vĩnh Tân và các vùng ô nhiễm khác. Họ
quá khổ và con em họ càng khổ hơn. Khi con bạn chỉ cần ho hắng vì cảm sốt thì cả
gia đình đã rất lo lắng; thì nghĩ xem những đứa trê Vĩnh Tân sẽ thở thế nào khi
mỗi sáng thức dậy cái bàn ăn gia đình nằm trong nhà đóng kín cửa đã phủ một lớp
bụi dày?
Nhưng “sống không nổi”
như dân Vĩnh Tân chỉ là một hình thái rõ ràng về nhiễm độc bụi mịn. Thuật ngữ
khoa học còn có phơi nhiễm độc tố, cũng do bụi mịn. Vậy thì 12 triệu dân Tp.HCM
và 10 triệu dân Hà Nội sẽ đối mặt với tương lai gì khi các sắc báo động ô nhiễm
cam, đỏ, tím, nâu ở ngưỡng báo động ảnh hưởng đến sức khoẻ hay thậm chí nguy hại,
độc hại cứ kéo dài mãi? 22/96 triệu dân bị phơi nhiễm, kèm theo là khả năng
thoái hoá giống nòi “sinh non, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, lượng tinh trùng giảm
và ung thư tuyến tiền liệt”. Điều này không đáng nghĩ bàn sao?
Và quốc gia này đâu chỉ
Hà Nội, Tp.HCM mới ô nhiễm?
Trẻ con là tương lai của
đất nước và hãy nghĩ về việc 100% trẻ em Vĩnh Tân có vấn đề về hô hấp liên quan
đến ô nhiễm (khảo sát bởi chuyên gia y tế cộng đồng Trần Trọng An). Vậy có bao
nhiêu đứa trẻ khác bị ảnh hưởng ô nhiễm không khí sẽ lớn lên rồi sinh con đẻ
cái mà nguy cơ bài báo đã nhắc đến về “những bất thường về sinh sản như sinh
non, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, lượng tinh trùng giảm và ung thư tuyến tiền liệt”
sẽ còn kéo dài?
Người viết thực sự ghê sợ
những ý kiến kiểu “phát triển cần phải đánh đổi” bởi không có cha mẹ nào mong đứa
con mình sinh ra sẽ “sinh non, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, lượng tinh trùng giảm
và ung thư tuyến tiền liệt” và các bệnh do ô nhiễm đeo đẳng vào người cả.
Đánh đổi ấy là giết chết
tương lai nhân danh phát triển!
Chỉ riêng trong lĩnh vực
nhiệt điện than, theo công bố, năm 2020 có 31 nhiệt điên. Đến 2030, con số này
sẽ là 52 nhiệt điện. Những làng quê như Vân Phong (Khánh Hoà) hay bất kỳ đâu
triển khai nhiệt điện cũng sẽ có nguy cơ lặp lại câu chuyện của Vĩnh Tân. Và
2020 mà chỉ số bụi mịn chiếm chủ yếu là cam, đỏ, tím có thể sẽ “tiến hoá” thành
đỏ, tím, nâu trong thời gian tới.
Ngưởi viết từng nhiều lần
cảnh báo ô nhiễm sẽ bộc phát hậu quả của nó từ năm 2030. Nhưng từ đây đến đó
đâu phải không có nỗi đau nếu biết rằng 15 năm theo đuổi nghề viết vì môi trường,
người viết đã chứng kiến rất nhiều trường hợp chết lưu thai, trẻ biến dị, trẻ mắc
bệnh tự kỷ và nhiều bệnh khác vì ô nhiễm.
Sẽ là một nỗi đau dài....
Rất rất dài!
(Hãy share, chắc ai đó sẽ
cần!)
***
Góc bảo vệ bạn. Xem kỹ
cách nhận biết nhà bạn ô nhiễm bụi mịn ra sao, đo mức độc tố thế nào.
-----------------------------------
13/12/2020 lúc 23:56
https://www.facebook.com/101959598161952/posts/209164834108094/?d=n
Mấy hôm nay cả nước ô nhiễm
không khí. Hà Nội và Tp.HCM thậm chí lọt vào top 10 các thành phố ô nhiễm nhất
thế giới. Có nhiều bạn hỏi tôi về ô nhiễm không khí độc hại ra sao, phân tích
chất thế nào nếu không quá nhiều tiền.
Tôi post lại status này để
chỉ cách đơn giản nhất là MỘT TỜ GIẤY. Ít tiền để xét nghiệm thì hãy vận động
các thành viên trong tổ dân phố hay to hơn xíu là cấp phường/xã, chia đều ra là
dư sức. Xét nghiệm đó có cấp phường tham gia chính là có sự hiện diện của nhà
nước. Họ có trách nhiệm phải tham gia nếu bạn đề nghị vì điều đó vô cùng chính
đáng, dân đóng thuế nuôi cán bộ mà.
Tổng hợp các phường/xã
thì có thể báo cáo lên quận/huyện như là một đề xuất chính đáng của nhân dân. Cứ
thế nhân lên thành phố/tỉnh rồi đến trung ương. HOÀN TOÀN ĐÚNG LUẬT!
Hãy lấy vài tờ giấy trắng
A4. Hãy đặt cố định chúng ở phòng khách, phòng ngủ, bếp ăn, ban công. Đừng đụng
gì tới chúng trong 1 tuần, 1 tháng. Khi xem lại, bạn có thể hiểu được mật độ bụi
mịn, bụi siêu mịn không nhìn thấy bằng mắt thường, đã "tập kết" đủ lượng
bao nhiêu.
Hãy nghĩ về phổi của bạn
khi nhìn các tờ giấy sau 1 tuần, 1 tháng đó. Giấy vô tri còn bạn thì chắc chắn
phải hô hấp. Bạn bắt buộc phải hít thứ không khí có thứ bụi mịn, bụi siêu mịn
đang bám trên tờ giấy ấy, dĩ nhiên nhiều hơn.
Nếu có điều kiện, hãy đi
xét nghiệm bụi trên tờ giấy đó. Những thành phần trong bụi có độc tố hay không,
độc tố gì là chính nếu có. Bên cạnh ăn uống những thứ ô nhiễm, bệnh tật từ việc
hít thở mà ra cũng đầy ra đấy! Bạn có thể nhịn uống cả tuần, nhịn ăn cả tháng
nhưng bạn nhịn thở được bao lâu?
Nhà bạn có máy lọc không
khí là an toàn? Xin thưa là không. Chỉ hạn chế được phần nào thôi. Và đại đa số
chúng ta ở ngoài ngôi nhà mình nhiều hơn trong nhà. Chúng ta có công việc, các
cuộc hẹn, và cả mưu sinh. Không khí ngoài đường dĩ nhiên kinh khủng hơn trong
nhà. Cũng không nhiều gia đình đủ điều kiện mua máy lọc không khí và xét nghiệm
bụi của thứ không khí ô nhiễm không phải do họ gây ra.
Nhưng tất cả chúng ta phải
thở, nếu muốn còn sống!
Và thứ kinh khủng nhất
chính là bụi mịn, bụi siêu mịn. Thứ bụi nhỏ bằng 1/30-1/620 sợi tóc, chỉ có thể
thấy được qua kính hiển vi và có thể ngấm trực tiếp qua da vào mao mạch máu,
thì bạn sẽ đề phòng ra sao? Khẩu trang còn bị chúng"vô hiệu" hóa đấy!
Tôi có một cuộc nói chuyện
sâu với một cảnh sát môi trường tâm huyết. Thậm chí tôi không ngại để anh nghe
một cuộc trò chuyện của tôi với một đồng nghiệp nước ngoài đang làm ở New York
Times về tác hại của ô nhiễm bụi mịn, bụi siêu mịn và ô nhiễm nói chung tại Việt
Nam. Chúng sẽ làm chúng ta tích lũy độc tố vào cơ thể từ từ và phát bệnh khi đủ
độ tích lũy, tùy theo sức khỏe của mỗi người.
Bụi mịn, bụi siêu mịn có
thể ngấm rất nhanh vào đất và nước ngầm và trái cây, rau củ, gia súc, gia cầm sẽ
tích tụ các độc chất. Và tiếp tục thành thức ăn, nước uống hàng ngày của chúng
ta. Tôi bày tỏ sự mong muốn cần có 1 nghiên cứu sâu và toàn diện về vấn đề này
trên cả nước. Những nơi ô nhiễm như Vĩnh Tân, Duyên Hải, Vũng Áng,.v.v.. tôi từng
đến, nước giếng hay cây cối đã "không còn là nó". Cả những đứa trẻ nữa...
Tôi đùa: Anh có chắc rằng
biết rõ buồng trứng của vợ anh hay "hai hòn bi" của anh đang biến dị
vì ô nhiễm không? Cái đó phải xét nghiệm rất sâu về chuyên môn và ở Việt Nam
không nhiều chỗ có thể làm được điều này. Thoái hóa giống nòi là thứ tôi lo sợ
nhất chứ không phải bệnh tật thấy được đâu!
Không có nhiều người ở quốc
gia này đủ tiền hay các điều kiện khác để kiếm một tấm thẻ xanh định cư ở nước
ngoài. Nếu có, cuộc di tản môi trường xuyên quốc gia cũng chưa chắc đem lại hạnh
phúc. Những người bắt buộc phải rời cố quốc chưa bao giờ là những người hạnh
phúc cả. Và có một câu nói khác: "Chỉ có lũ chuột mới nháo nhào tìm đường
thoát khỏi con tàu sắp đắm."
Trước đây và sau này, tôi
không đi định cư nước ngoài đâu, dù có nhiều cơ hội!- tôi nói với người cảnh
sát môi trường như vậy sau khi nghe anh kể về những điểm ô nhiễm mà anh biết. Cả
những cay đắng của anh khi làm nhiệm vụ. Chúng tôi bắt tay nhau trước khi chia
tay với cùng một ý chung: Không thể bỏ mặc quốc gia này cho những kẻ mà ta
khinh bỉ!*
Chỉ tiếc rằng đất nước
này đang có một đám đông lặng im vô cảm trước bệnh tật, trước thoái hóa giống
nòi. Họ còn thở, còn đi kiếm danh vọng và bạc tiền. Thậm chí còn làm tăng ô nhiễm
bởi lối sống vô trách nhiệm. Những chữ ký tàn phá rừng, những món lợi nhuận từ
việc "nuốt chửng" sự trong sạch bầu không khí, những cuộc vui xa hoa
mà chi phí của nó là các họng thải tàn phá sông suối, các tài sản từ chiếm hữu
tài nguyên,... đã đẩy ô nhiễm lên đến mức rất nguy hiểm.
Cả những cơn gió mùa Đông
Bắc mang theo thứ không khí độc hại của "bạn vàng" nữa! Học theo họ để
phát triển kinh tế bất chấp các trả giá về môi trường an sinh xã hội, an ninh
nguồn nước và quyền được sống của người dân là đại sai lầm. Cũng như tại Trung
Quốc, bọn học phiệt và các quan chức báo cáo láo đã thao túng quá lâu và quá mức
chịu đựng của quốc gia này rồi.
Nhưng người giàu lẫn người
nghèo, người lên tiếng và người lặng im, người hành động vì môi trường và người
đang chuẩn bị di tản môi trường; ai mà không phải thở để sống?
Chỉ là có sống như một
con người hay không mà thôi...
Mai Quốc Ấn
_________________
Khi mua hàng khẩu trang
chống bụi mịn PM2.5 hãy tìm hiểu level quy định ngăn bụi mịn theo tiêu chuẩn
Châu Âu như FFP1 (từ 80% đến dưới 95%), FFP2 (từ 95% đến dưới 99%) là mức ngăn
bụi mịn hoặc các kiểm định quốc tế tương đương khác.
-------------------------------------
Doanh nghiệp xã hội SafeLife
Vietnam sản xuất dòng khẩu trang N96+ với chỉ tiêu kiểm định trung bình lên đến
98,78% (98,42-99,14%, gần sát mức N99). Lợi nhuận từ việc bán khẩu trang sẽ được
dành phục vụ cho trẻ em ung thư phổi, trẻ em ung thư máu, trẻ em vùnh ô nhiễm,
trồng rừng đa tầng và làm Nhà Sống Lũ cho bà con miền Trung, miền Tây.
Hãy chia sẻ link. Chắc ai
đó sẽ cần.
_____
SAFLIFE VIETNAM - Kinh
doanh vì con người. Không kiếm lợi từ sự sợ hãi của đồng loại.
Hãy tìm đại lý mua hàng gần
nhất theo danh sách đại lý trên cả nước để tiết kiệm chi phí ship các bạn nhé:
https://safelife.com.vn/mua-o-dau/
𝐌𝐢𝐞̂̀𝐧 𝐁𝐚̆́𝐜
𝐌𝐢𝐞̂̀𝐧 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠
𝐌𝐢𝐞̂̀𝐧 𝐍𝐚𝐦
#khautrangSafelifeVietnam
#SafelifeVietnamCoLTD
#khautrangchatluong
#SafelifeVietNam
#Khautrangpm25
#khautrangchongbuimin
No comments:
Post a Comment