Nhân
Dân Tệ Kỹ Thuật Số Có Thể Cạnh Tranh Với Đồng Đôla Mỹ?
Trần
Quốc Hùng
Thời Đại Mới, Số 39, Tháng 12, 2020
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai39/202039_TQHung.pdf
Ngân Hàng Nhân Dân Trung
Quốc (NHND) đã trở thành một ngân hàng trung ương lớn đầu tiên trên thế giới đã
tiến hành thử nghiệm dùng nhân dân tệ (NDT) kỹ thuật số tại nhiều thí điểm ở
Trung Quốc. Đồng NDT này được gọi là đồng tiền kỹ thuật số/thanh toán điện tử (digital currency/electronic payment hay DCEP).
Theo NHND, việc phát hành DCEP nhằm tăng cường hiệu quả của hệ thống chi trả và
thanh toán, giúp cho chính phủ thêm khả năng theo dõi và kiểm soát các dịch vụ
tài chính trong thời gian thực để chống gian lận, tham nhũng và rửa tiền cũng
như phát triển tài chính toàn diện (financial inclusion). Ngoài ra, cũng có nhiều
ý kiến cho rằng Trung Quốc phát hành DCEP để thúc đẩy đồng NDT trở thành đối thủ
có thể thay thế đồng đôla Mỹ trong dịch vụ thanh toán quốc tế—trong bối cảnh
thương chiến và cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung. Tuy đồng DCEP sẽ khuyến khích
việc quốc tế hóa đồng NDT, nhưng còn lâu NDT mới có thể trở thành thách thức
nghiêm trọng đối với vai trò hàng đầu của đồng đôla Mỹ.
Trong một hệ thống hai cấp,
NHND sẽ phát hành đồng DCEP như là tiền tệ chính thức của Trung Quốc tương
đương như tiền mặt NDT cho các ngân hàng thương mại (cấp I). Ở cấp II, ngân
hàng thương mại sẽ bán DCEP cho người sử dụng sau khi đã hoàn thành các thủ tục
“biết khách hàng” (know your customer hay KYC). Đồng DCEP được chứa trong các
ví kỹ thuật số (digital wallets) đã được sự phê chuẩn của NHND; và có thể được
chuyển đổi từ ví này sang ví khác mà không cần qua trung gian. Đồng DCEP có thể
tương tác với các hệ thống thanh toán hiện có như AliPay hay WeChat Pay vốn dựa
vào mã QR (Quick Response codes); và cũng có thể được gởi đi mà không cần kết nối
Internet hay điện thoại bằng cách để hai điện thoại di động gần nhau và sử dụng
giao thức giao tiếp trường gần (near field communication protocols).
Với các thuộc tính như thế,
đồng DCEP sẽ giảm phí tổn và nâng cao hiệu quả của việc dùng NDT trong dịch vụ
thanh toán xuyên quốc gia— mà hiện nay đang được thực hiện quan hệ thống thanh
toán liên ngân hàng xuyên quốc gia (Cross-border Interbank Payments System hay
CIPS). Hệ thống CIPS được thiết lập từ năm 2015 để tạo điều kiện tiến hành thanh
toán ở trong nước các dịch vụ chi trả quốc tế dùng NDT. Nó đã đạt kim ngạch 137
tỷ NDT (19,4 tỷ đôla) một ngày, với sự tham gia của 1023 tổ chức tài chính từ
96 nước. Để so sánh, tổ chức thanh toán quốc tế chính hiện nay là SWIFT
(Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications) có thương vụ trị
giá khoảng 5-6 ngàn tỷ đôla một ngày. Nhiều nước tham gia hệ thống “Nhất Lộ, Nhất
Đái” (Belt and Roand Initiative hay BRI) của Trung Quốc, cũng như các nước bị Mỹ
trừng phạt về tài chính—như Nga, Iran, Venezuela—đã tăng cường sử dụng đồng NDT
trong các dịch vụ thương mại và đầu tư với Trung Quốc. Đối với các nước này,
DCEP sẽ rất hữu ích—đồng NDT đã được dùng để thanh toán khoảng 20% kim ngạch
thương mại quốc tế của Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, DCEP sẽ phục vụ mục tiêu
chiến lược thúc đẩy việc dùng NDT trong thanh toán quốc tế một cách có kiểm
soát—NHNH sẽ hoàn toàn quyết đinh ai có thể tham gia vào hệ thống DCEP.
XEM TIẾP : http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai39/202039_TQHung.pdf
No comments:
Post a Comment