MƯU
ĐỒ CỦA TRUNG QUỐC VÀ TÍNH NHẤT QUÁN CỦA NÓ
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1311540585881953&id=100010780718014
Tôi nhớ mãi cái lần cuối
cùng chúng tôi sang dạy ở Trường Đại học Các Dân tộc Quảng Tây Trung Quốc bởi từ
đó tôi đã hiểu được sự nhất quán trong việc triển khai mưu đồ lớn của những người
cầm quyền ở cái xứ sở đó.
Trước khi xảy ra sự kiện
xâm phạm chủ quyền của Việt Nam vào ngày 1/5/2014 thông qua việc sử dụng tầu Hải
Dương 981 hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển của Việt Nam, năm nào Trường Đại
học Các Dân tộc Quảng Tây Trung Quốc cũng đưa các “cán bộ chính quyền của tỉnh
này” sang Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội để học luật lệ của Việt Nam. Có một
số lần họ mời một số giáo viên của Khoa Luật sang Trung Quốc để giảng dạy và
trao đổi.
Cái lần cuối cùng ấy, một
số giáo viên của Khoa Luật được mời sang Trung Quốc trong đó có tôi. Hỗ trợ cho
chúng tôi là hai giáo sư của họ đã từng bảo vệ luận án tiến sĩ tại Khoa Luật- Đại
học Quốc gia Hà Nội. Tôi là người dạy môn cuối cùng trong chương trình.
Kết thúc môn học, họ đề
nghị tôi trả lời các câu hỏi của học viên là các “cán bộ chính quyền của tỉnh”
trong khoảng thời gian từ 30 phút tới một tiếng. Họ hỏi đủ thứ trên đời: nào là
pháp luật Việt Nam có sự phân biệt giữa chứng cứ hình sự và chứng cứ dân sự
trong xét xử hay không; nào là tại sao Việt Nam cho phép sở hữu vĩnh viễn các
căn hộ chung cư; nào là làm sao Việt Nam lại có thể xây dựng luật nhanh như vậy
được; vân vân và vân vân…
Trong các câu hỏi đó, có
ba câu hỏi cuối cùng bộc lộ rõ ý đồ của họ và làm tôi khá khó trả lời. Họ hỏi:
Trí thức Việt Nam có vai trò lớn trong xã hội không? Các cơ quan công quyền của
Việt Nam được bảo vệ như thế nào để tránh những vụ phá hoại, khủng bố? và Người
Việt Nam thích người Trung Quốc hơn hay người Mỹ hơn?
Tôi nhận thấy:
(1) Cần phải học kỹ lưỡng
nhất từ kẻ thù của mình. Họ đã làm được điều đó?
(2) Cần nhất quán trong
việc triển khai thi hành mưu đồ, hay đường lối, chính sách từ trên xuống dưới.
Họ đã làm được điều đó?
(3) Cần phải thi hành mưu
đồ, hay đường lối, chính sách một cách mềm mại, uyển chuyển phù hợp với từng vị
trí, điều kiện, hoàn cảnh và đạt mục đích là tiêu chuẩn tối thượng. Họ đã làm
được điều đó?
Tôi đã mang câu chuyện
này kể cho nhiều người. Nhưng câu chuyện không được chú ý có lẽ do bởi tâm lý của
người Việt Nam nói chung không thích nghe nói về Trung Quốc?
Ghét kẻ thù như hắt nước
đổ đi và không chịu nghiên cứu kỹ về nó là một sai lầm lớn nhất trong chống kẻ
thù.
Thiếu nhất quán trong việc
triển khai thi hành đường lối, chính sách là tự bẻ gãy sức mạnh của mình.
Thi hành đường lối, chính
sách cứng nhắc thiếu phù hợp với từng vị trí, điều kiện, hoàn cảnh là một lực cản
lớn nhất trên con đường đi tới mục đích.
Những kẻ chỉ thực thi cứng
nhắc đường lối, chính sách mà không đạt được mục đích là những kẻ bất tài, ích
kỷ và phá hoại. Theo tôi Đảng và Nhà nước nên cân nhắc loại bỏ việc sử dụng những
kẻ xu nịnh theo kiểu như vậy.
No comments:
Post a Comment