Tuesday, 1 December 2020

MUỐN HIỂU LUẬT VIỆT NAM và QUỐC TẾ về KIỂM DUYỆT TRÊN INTERNET? HÃY ĐỌC BÁO CÁO NÀY CỦA ÂN XÁ QUỐC TẾ (Trần Hà Linh - Luật Khoa)

 


 

Muốn hiểu luật Việt Nam và quốc tế về kiểm duyệt trên Internet? Hãy đọc báo cáo này của Ân Xá Quốc Tế

Trần Hà Linh  -  Luật Khoa

01/12/2020

https://www.luatkhoa.org/2020/12/muon-hieu-luat-viet-nam-va-quoc-te-ve-kiem-duyet-tren-internet-hay-doc-bao-cao-nay-cua-an-xa-quoc-te/

 

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2020/12/amnesty-bao-cao-internet-2020-1024x538.png

Báo cáo "Hãy để chúng tôi thở" của Ân xá Quốc tế. Đồ họa: Luật Khoa

 

Tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế (Amnesty International) mới ra mắt một báo cáo đặc biệt và công phu về việc người dùng Internet Việt Nam bị hạn chế về ngôn luận như thế nào, đặc biệt trên môi trường Facebook và Youtube.

 

Chuyện thường ngày ở huyện, có gì phải quan tâm?

 

Phải, ai mà chẳng biết chính quyền Việt Nam và các công ty công nghệ như Facebook, Google hợp tác với nhau để chặn, xóa, hạn chế nội dung của người dùng, đặc biệt là những nội dung chính trị.

 

Tuy vậy, có ít nhất hai thứ rất có giá trị với bạn đọc trong báo cáo dài tới 79 trang có tên Hãy để chúng tôi thở” này.

 

Thứ nhất, nhóm nghiên cứu của Ân xá Quốc tế đã thu thập, xác minh và phân tích hàng loạt hành vi của cả chính quyền Việt Nam lẫn các công ty công nghệ như Facebook, Google trong việc hạn chế người dùng. 

 

Dữ liệu được thu thập trong suốt 10 tháng, từ tháng 9/2019 đến tháng 7/2020. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện 31 cuộc phỏng vấn với nhiều nhóm liên quan, từ các nhà hoạt động, những người Việt tại hải ngoại, những người đang xin tị nạn chính trị, các tù nhân lương tâm và thân nhân, và cả các luật sư nhân quyền.

 

Cũng trong báo cáo này, bạn đọc sẽ thấy những công văn trao đổi của Facebook và Google với Ân xá Quốc tế, điều mà người dùng bình thường hay các tổ chức khác hiếm khi có được.

 

Những dữ liệu và phân tích này là đáng tin cậy để trích dẫn vào các bài báo, nghiên cứu khác.

 

Nhưng điều có lẽ hay hơn cho bạn đọc của Luật Khoa là điều thứ hai: những thông tin đầy đủ về pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế liên quan đến phát ngôn trên Internet.

 

Bạn đọc sẽ thấy nhóm nghiên cứu dành một phần đáng kể của báo cáo này để phân tích về Hiến pháp Việt Nam, Bộ luật Hình sự, Luật An ninh mạng, Nghị định 15/2020/NĐ-CP, Nghị định 72/2013/NĐ-CP, những văn bản trao quyền trực tiếp cho chính quyền trừng phạt người dân vì những phát ngôn trên mạng; cũng như những công cụ mà chính quyền có thể dùng để ngăn chặn, hạn chế người dùng tiếp cận thông tin trên Internet.

 

Nếu những thông tin trên vẫn không mới mẻ với bạn thì phần trích dẫn luật quốc tế có thể sẽ khiến bạn hứng thú hơn. 

 

Ân xá Quốc tế trích dẫn đầy đủ Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị 1966 mà Việt Nam đã tham gia, cũng như những hướng dẫn của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc và các báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc (LHQ) về tự do ngôn luận. Đây đều là những thiết chế rường cột của LHQ về nhân quyền, tiếng nói có thẩm quyền đặc biệt quan trọng trong việc định hình ra luật quốc tế về nhân quyền. 

 

Lâu giờ, thường người ta hiểu luật quốc tế sẽ chỉ có giá trị ràng buộc với các chính quyền trong việc thực thi các nghĩa vụ nhân quyền. Nhưng báo cáo của Ân xá Quốc tế chỉ ra rằng, các doanh nghiệp như Facebook và Google cũng có nghĩa vụ tôn trọng nhân quyền theo luật quốc tế, cụ thể là Quy tắc Hướng dẫn về Kinh doanh và Nhân quyền của Liên Hợp Quốc (United Nations Guiding Principles on Business and Human Rights). Ứng với các hành vi của Facebook, Google và chính quyền Việt Nam được nêu trong báo cáo, nhóm nghiên cứu cũng phân tích các quy định liên quan trong luật quốc tế.

 

Và không phải Facebook và Google bị ép phải thi hành những quy định này, chính họ đã tự nguyện tham gia một tổ chức phi chính phủ quốc tế có tên Sáng kiến Mạng lưới Toàn cầu (Global Network Initiative – GNI), được lập ra năm 2008 để ngăn chặn việc các chính quyền vi phạm tự do ngôn luận và quyền riêng tư trên Internet.

 

Báo cáo công phu này có cả bản tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

 

‘HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI THỞ!  

KIỂM DUYỆT VÀ HÌNH SỰ HÓA TỰ DO BIỂU ĐẠT TRÊN MẠNG TẠI VIỆT NAM

https://www.amnesty.org/download/Documents/ASA4132432020VIETNAMESE.pdf

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats