MỘT
CÁI TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM KHỞI NGHĨA YÊN BÁI
Nguyễn
Bá Dũng & Hoàng Ứng Huyền
25/12/2020
https://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/mot-cai-ten-tren-bia-tuong-niem-khoi-nghia-yen-bai
Cách đây 90 năm, ngày 10
tháng Hai, 1930, Tổng khởi-nghĩa Yên-báy (viết như tên gọi thời
đó) của Việt Nam Quốc dân Đảng (VNQDĐ) do Đảng trưởng Nguyễn Thái Học lãnh đạo
– nhằm lật đổ chính quyền thuộc địa tại Đông Dương thuộc Pháp (Đông Pháp) –
bùng nổ. Khi đó, VNQDĐ đang bị đàn áp khốc liệt và có dấu hiệu bị diệt vong; cuộc
khởi nghĩa vẫn phải tiến hành dù có thể thất bại, thể hiện qua câu nói của Nguyễn
Thái Học trong quá trình chuẩn bị mà sau này trở nên nổi tiếng “Không thành
công thì thành nhân”(1) (22, tr. 104).(2)
Thực dân Pháp dùng bạo lực
tàn khốc để đáp trả bạo lực, tiêu biểu là vụ ném bom triệt hạ làng Cổ Am.(3)
Ngay khi dập tắt được cuộc khởi nghĩa, Chính quyền Thuộc địa đã thành lập Hội đồng
Đề hình(4) (HĐĐH) để xét xử quân nổi dậy. Ba mươi lăm Chiến sĩ (bao gồm những
người lãnh đạo VNQDĐ) đã lên máy chém đền nợ nước; cả ngàn người khác bị xét xử,
bị tù đày ở “Côn-nôn” (Côn Đảo), Guyane (thuộc địa của Pháp ở Nam Mỹ)… Cùng với
việc Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) thất bại sau đó, công cuộc đấu
tranh vũ trang ở Việt Nam đi vào thoái trào; tên tuổi của rất nhiều anh hùng khởi
nghĩa chìm trong bộn bề lịch sử.
Để tưởng niệm Nguyễn Thái
Học và những Liệt sĩ VNQDĐ hy sinh tại pháp trường Yên Bái, ngay từ khi nước
nhà được độc lập, tháng Mười 1945, VNQDĐ đã “tu bổ lại phần mộ 17 vị liệt-sĩ
Yên Bái và dựng đài kỷ niệm” (22, tr. 164). Năm 2000, Khu “Di tích Lịch sử Nguyễn
Thái Học” đã được xây dựng tại đây. Bia tưởng niệm tại Di tích ghi tên 4 Liệt
sĩ bị chém ngày 8 tháng Năm, 1930 (Ngô Hải Hoằng, Nguyễn Thanh Thuyết, Đặng
Văn Lương và Đặng Văn Tiệp – do HĐĐH Yên Bái 1 tuyên
án ngày 28 tháng Hai 1930); và 13 Liệt sĩ bị chém ngày 17 tháng Sáu, 1930 (Nguyễn
Thái Học, Phó Đức Chính, Bùi Tư Toàn, Nguyễn Văn An, Đào Văn Nhít, Bùi Văn Chuẩn,
Ngô Văn Du, Nguyễn Văn Thịnh, Nguyễn Văn Tiềm, Đỗ Văn Tư, Nguyễn Văn Cửu, Hà
Văn Lao và Nguyễn Như Liên – do HĐĐH Yên Bái 2 tuyên
án ngày 27 tháng Ba 1930) (25). Danh sách trên có thể coi là do Bảo tàng Yên
Bái cung cấp bởi nó trùng khớp với danh sách của Bảo tàng này công bố trong Hội
thảo Khoa học năm 2004: “Liệt sĩ Nguyễn Thái Học Chủ tịch Việt Nam Quốc dân
Đảng năm 1930” (26, tr. 383, 408).
Khảo cứu các tư liệu liên
quan tới VNQDĐ và Khởi nghĩa Yên Bái, rất dễ thấy trong số 13 người bị xử chém
ngày 17 tháng Sáu, trừ Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính, 11 cái tên còn lại đều
ít nhiều có sự sai biệt. Tuy nhiên, có một trường hợp có thể vượt quá sự sai
khác tên họ, đến mức nhầm người. Đó là Chiến sĩ mang tên NGUYỄN VĂN THỊNH.
Với 90 năm mà hầu hết thời
gian không thanh bình: Khủng bố, chiến tranh, đổi dời, đảng phái… thì tên người
bị sai lệch là chuyện bình thường. Vì sao lại đặt vấn đề nhầm người? Đó phải
chăng là vì “nghiên cứu” mà không nghiên cứu?
Bài viết này hy vọng khắc
phục được sự nhầm lẫn đó, trả lại cho người anh hùng vị trí trên bia vàng và
trong lịch sử. Tuy nhiên, phải nói ngay rằng điều chúng tôi sẽ chứng minh và
tin là đúng sau đây, cũng chỉ là một giác độ tiếp cận sự thật lịch sử và mong
những người tiếp sau không dừng lại ở đó như đã từng bị dừng ba phần tư thế kỷ
vừa qua.
Đọc toàn văn bài viết : bấm vào dòng Yên
Bái ở cuối trang.
NGUỒN : Bài do tác giả gửi
cho Diễn Đàn (12.2020)
Attachments
·
Yên Bái
No comments:
Post a Comment