Lương
tâm và liêm sỉ của Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã chết
Phạm
Đình Trọng
09/12/2020
https://baotiengdan.com/2020/12/09/luong-tam-va-liem-si-cua-bo-truong-gddt-phung-xuan-nha-da-chet/
Nữ
sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Xương, An Giang bị nhà trường xúc phạm nhân phẩm,
phải tìm đến cái chết, may mắn chưa chết. Nhưng lương tâm của Bộ trưởng Giáo dục
Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã chết.
Để tăng thu nhập phi
pháp, trường THPT Vĩnh Xương, An Giang đã bất chấp qui định của bộ Giáo dục Đào
tạo, tổ chức học thêm đại trà năm môn cho tất cả học sinh chính khoá.
Nữ sinh Y. lớp 10 là học
sinh giỏi nhiều năm nên chỉ đăng kí học thêm một môn Anh văn liền bị cô giáo chủ
nhiệm có tên rất dịu dàng và ngan ngát hương thơm Thu Huệ nhưng tính khí dữ dằn
và lòng dạ nặng mùi tiền liền đập bàn quát: Học một môn cũng phải đóng tiền tất
cả các môn! Quá giận dữ vì hụt mất khoản thu ở một học trò mà cô Thu Huệ buột
miệng nói toẹt ra mục đích tổ chức học thêm của trường Vĩnh Xương chỉ vì đồng
tiền trong túi thầy cô chứ không hề vì kiến thức học sinh.
Từ đó nữ sinh Y. liên tục
bị khủng bố tinh thần, bị tấn công bạo lực danh dự, phầm giá. Để có cớ bạo hành
tinh thần nữ sinh, nhà trường tạo ra những tội vu vơ không hề có trong văn bản
qui định chuẩn mực đạo đức học sinh hoặc văn bản ngăn cấm học sinh của ngành
giáo dục như: Mặc áo mỏng. Đưa chuyện nhà trường về gia đình không đúng sự thật.
Ghi âm lời cô giáo trong lớp học.
Toàn bộ quyền uy của nhà
trường, quyền uy hiệu trưởng, quyền uy hiệu phó, quyền uy giáo viên chủ nhiệm
được mang ra uy hiếp, hành tội, sỉ nhục nữ sinh lớp 10 ở tuổi mới lớn đang đầy
ý thức khẳng định sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời nhưng cũng đầy nông nổi,
dại dột khi cá nhân không được nhìn nhận hoặc danh dự cá nhân bị xúc phạm.
Ba đòn danh dự độc ác nhất
mà quyền uy trường Vĩnh Xương đánh huỷ diệt nữ sinh lớp 10 là:
Một: Liên tục bắt viết kiểm điểm nhận lỗi do nhà trường áp đặt chỉ vì
không học đủ năm môn do nhà trường ép học thêm.
Hai: Suốt hai tuần liền phải đến trường sớm trước học sinh toàn trường để
phải nghe thầy cô chì chiết được gọi là giáo dục, cải huấn như với học sinh cá
biệt hư hỏng và phải lao động như lao công đào binh đối với binh lính đảo ngũ,
như lao động cải tạo đối với tội phạm hình sự.
Ba: Bị nêu tên sỉ nhục trước toàn trường trong buổi lễ trang nghiêm chào
cờ thứ hai đầu tuần.
Những người làm giáo dục
được xã hội tôn kính coi là kĩ sư tâm hồn. Những kĩ sư tâm hồn ở trường Vĩnh
Xương, An Giang đã nhẫn tâm hành hạ, độc ác và hèn hạ chà đạp danh dự, nhân phẩm
một nữ sinh tâm hồn yếu đuối phải tìm đến cái chết làm cả xã hội xôn xao suốt
hai tuần nay, thương cảm cho thân phận học trò thời nay và phẫn nộ với sự
kinh doanh bất lương chữ nghĩa trong nhà trường nhưng ông Bộ trưởng bộ
Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vẫn lặng thinh như ông không hề có trong cuộc
đời, không hề có trong xã hội, không hề có trong bộ máy quản lí giáo dục.
Sự vắng mặt của ông Bộ
trưởng Giáo dục Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trong vụ việc phản giáo dục nghiêm trọng
ở trường trung học phổ thông Vĩnh Xương, An Giang là sự vắng mặt của lương tâm
con người, lương tâm người thầy. Sự vắng mặt đó đã xác nhận về cái chết của
lương tâm ông Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.
Gia đình ông Bộ trưởng Nhạ
ở Hà Nội. Nhiệm sở của ông Bộ trưởng Nhạ ở Hà Nội. Nhưng lương tâm ông Nhạ đã
chết ở trường Vĩnh Xương, Tân Châu, An Giang mới vài ngày nay. Còn liêm sỉ của
ông Nhạ đã chết ở thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh từ năm 2016 khi những cô giáo trẻ
trung, xinh đẹp ở thị xã nghèo nửa quê, nửa tỉnh bị quan chức lùa đi làm tiếp
viên, hầu rượu trong những đêm nhậu nhẹt của đám quan chức.
Nỗi tủi nhục của các cô
giáo kêu đến tai, ông Bộ trưởng Nhạ đã không đau với nỗi đau của những cô giáo
bị quan chức chính quyền biến thành ca ve nhà hàng, ông còn vô liêm sỉ nói những
câu lạnh lùng vô cảm, cả những câu ngớ ngẩn vô nghĩa rồi quở trách những cô
giáo đang ê chề tủi nhục: Các thầy cô phải tự xem xét lại chính mình, khi thấy
không đúng thì phải đề nghị, kiến nghị. Còn lãnh đạo địa phương cứ ép thì mình
phải kiến nghị lên, chứ mình thực hiện là vi phạm. Khi đã giữ nguyên tắc phẩm
chất mà vẫn bị lôi kéo, ép buộc thì trước hết phải hỏi trách nhiệm của thầy cô
đã, xong đó mới tính đến người ép buộc.
Liêm sỉ của ông Bộ trưởng
Giáo dục Đào tạo Nhạ đã chết ở hội đồng chức danh giáo sư nhà nước từ năm 2016
khi ông chỉ là phó giáo sư nhưng được đảng của ông đặt ngồi lên ghế Bộ trưởng bộ
Giáo dục Đào tạo, đương nhiên kiêm nhiệm chức danh chủ tịch hội đồng chức danh
giáo sư. Vừa có vị trí Chủ tịch hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, ông Nhạ liền
tự nâng cấp hàm phó giáo sư của ông, tự phong cho ông hàm giáo sư khi
trong giới học thuật đang ồn ào chuyện đạo văn của ông, đang khinh bỉ ông là Bộ
trưởng của những người thầy mà nói ngọng trên diễn đàn Quốc hội, sỉ nhục cả
ngành giáo dục.
No comments:
Post a Comment