Làm
sao trong sạch khi thu nhập thấp?!
Huỳnh
Mai
Dec 18, 2020
https://www.nguoi-viet.com/dien-dan/lam-sao-trong-sach-khi-thu-nhap-thap/
Sáng 14 Tháng Mười Hai,
sau nhiều hồi hộp chờ đợi từ phía các gương mặt đã âm thầm bước vào đường băng
thăng quan tiến chức từ vài năm nay, đại hội Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng đã
khai mạc.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/12/DD-Lam-sao-trong-sach-1-1536x1022.jpg
Các lãnh đạo đảng Cộng
Sản Việt Nam dự Hội Nghị Trung Ương 14 ở Hà Nội hôm 14 Tháng Mười Hai, 2020, từ
trái, Thường Trực Ban Bí Thư Trần Quốc Vượng, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng
Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân. (Hình: Báo
Chính Phủ)
Với chỉ có 5.2 triệu đảng
viên, chiếm 5% nhỏ nhoi trong gần 100 triệu dân Việt Nam, nhưng đây là cuộc hội
họp quan trọng bậc nhất, có ảnh hưởng quyết định và lâu dài trong ít nhất năm
năm nữa, đối với toàn thể tộc Việt.
Là vì, nó sắp xếp nhân sự.
Trong tất cả bộ máy đảng
và chính quyền từ trung ương, bộ ngành đến địa phương, ông nào lên, xuống, mai
phục, ngồi vào ghế “ấm” hay “nguội,” đều phụ thuộc quyết định của đại hội này.
Chính sách và quyết sách
ngắn hạn trong nhiệm kỳ của từng lĩnh vực, từng địa phương cũng sẽ phụ thuộc
khá nhiều vào cá nhân người nắm vị trí ấy, sau khi thông qua bầu cử Quốc Hội và
Hội Đồng Nhân Dân các cấp sẽ diễn ra vào đầu năm 2021, sau kỳ đại hội đảng này.
Khác với bầu cử Mỹ, kết
quả đắc cử phụ thuộc vào hiệu quả của các chính sách bộ máy đương nhiệm đã thực
hiện ở nhiệm kỳ trước. Còn Việt Nam, những nội dung mà ai cũng có thể bàn luận
công khai chỉ là những ai đã bị ngồi tù vì tham nhũng. “Củi” nào đã vào “lò,”
nôm na vậy.
Dường như chỉ cần được
đánh giá là ít tham nhũng (nào dám mơ đến “không tham nhũng”), nôm na như dân
gian nói “ăn vừa đủ, biết ăn biết làm” thì cá nhân đó đã đủ bật sáng, chiếm
tiêu điểm.
Chẳng thế mà trong tất cả
nghị luận về Tổng Bí Thư-Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng, thì phẩm chất “đánh
tham nhũng” được đánh giá cao tuyệt đối. Cũng do thế, trong bài phỏng vấn quan
trọng về công tác nhân sự được đăng trên báo điện tử Chính Phủ – cơ quan ngôn
luận của chính phủ nước Việt Nam, ông Vũ Quốc Hùng – nguyên phó chủ nhiệm Ủy
Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng – đã chỉ đề cập đến bản lĩnh đứng vững trước tham
nhũng, đồng thời khẳng định rằng đó là phẩm chất quan trọng nhất của đảng viên.
Bài báo được đăng hai
ngày trước khi đại hội trung ương khai mạc. Theo nguyên tắc bất thành văn của
truyền thông thì chỉ những nội dung mang tính cương lĩnh mới được đăng trang trọng
trên trang nhất báo chí vào thời điểm này.
Ông Hùng nói nguyên nhân
sâu xa khiến cán bộ tham nhũng là do thiếu tu dưỡng rèn luyện, không đủ bản
lĩnh trước cám dỗ.
“Liêm sỉ, trong sạch, biết
giữ mình, không chịu bất cứ sức ép nào,” ông Hùng dùng một loạt tính từ mô tả
tiêu chuẩn của những người lãnh đạo.
Thế nhưng tôi không biết
những người đạt được các phẩm chất trên, khi đã ngồi vào ghế chủ tịch tỉnh, chủ
tịch thành phố, bộ trưởng, thậm chí chủ tịch nước… thì sẽ làm cách nào để duy
trì chúng.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/12/DD-Lam-sao-trong-sach-2-1536x1024.jpg
Chủ Tịch Quốc Hội
Nguyễn Thị Kim Ngân trong tà áo dài tím. (Hình minh họa: Ming Hoang/AFP via
Getty Images)
Bảng lương của các vị trí
chủ chốt trong bộ máy chính quyền và Quốc Hội Việt Nam cho thấy, ba vị trí cao
nhất của bộ máy chính quyền và cơ quan dân cử đều là 20 triệu đồng/tháng (khoảng
$865). Chủ tịch nước nhiều hơn được 800,000 đồng (gần $35).
Còn các vị trí chủ chốt
thấp hơn hoặc nắm giữ các ngành: Tất cả những người chịu trách nhiệm về nền
kinh tế, tư pháp, hoạt động dân cử… đều có mức lương xấp xỉ 17 triệu đồng/tháng
(tức khoảng $735/tháng).
Còn mức lương của sĩ quan
công an, quân đội: Bậc sĩ quan thấp nhất là thiếu úy, lương chỉ gần 7 triệu đồng/tháng
($300/tháng). Đến bậc cao nhất của tuyệt đại đa số sĩ quan là đại tá, lương gần
13 triệu đồng/tháng ($562). Mức siêu cấp đỉnh của chóp, là những nhân tài đặc
biệt hiếm có, mang bộ óc và bản lĩnh chiến lược siêu việt trong ngành vũ trang,
toàn ngành trước sau không được mấy người, lương chưa đến 17 triệu đồng/tháng.
Nếu Đại Tướng Võ Nguyên Giáp còn sống, lương của ông chính là mức này.
Mức lương của các chiến
sĩ, những người trực tiếp đánh đổi xương máu lấy sự bình yên của mỗi đất nước,
là 5 triệu đồng hoặc 6 triệu đồng/tháng.
Theo kết quả điều tra năm
2016 (mới nhất đến giờ) của Tổng Cục Thống Kê (Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư), năm
2016, chi tiêu cho giáo dục là gần 5.5 triệu đồng/người. Chi tiêu cho một hộ
gia đình bình quân hàng tháng là 8 triệu đồng.
Như vậy, với cấp bậc đại
tá, nếu có hai đứa con đi học thì sau khi chi tiền học cho chúng, ông đại tá
còn được 1.8 triệu đồng mỗi tháng. Tức là vợ ông sẽ phải gánh vác khoảng hơn 6
triệu đồng chi tiêu cho gia đình trong tháng. Cũng có nghĩa là hai vợ chồng
không còn cơ hội học hành gì thêm cả. Và sau khi chi, cả nhà ông sẽ không còn một
đồng nào để tiết kiệm.
Nếu là thượng tá (lương gần
12 triệu đồng/tháng) thì chỉ nên có một đứa con thôi. Nếu có hai đứa thì nội tiền
đi học cho chúng đã sạch sành sanh lương của ông bố.
Sĩ quan đầu cấp (thiếu
úy) thì đừng mơ lấy vợ có con, vì mới chỉ nuôi được bản thân ở mức thấp nhất.
Không thể tính toán đến nhà, xe, máy tính để học và làm việc, điện thoại để giữ
liên lạc, vân vân.
Đã làm đến bộ trưởng, tất
phải có vài bộ vest mặc đi họp hành, xã giao. Giá một bộ vest nam thương hiệu
Việt Tiến (thương hiệu trung bình phổ biến của trang phục nam giới Việt Nam) là
2 triệu đồng/bộ. Bằng 1/8 lương hàng tháng của bộ trưởng.
Nhà thiết kế Võ Việt
Chung từng cho biết đã có hơn 10 năm thiết kế áo dài cho Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn
Thị Kim Ngân. Thương hiệu này, cách đây bốn năm có giá rẻ nhất khoảng $1,500/bộ
(khoảng 35 triệu đồng). Không biết giá cao nhất là bao nhiêu nhưng như anh
khoe, giá $5,000 (khoảng 115 triệu đồng), $10,000 (230 triệu đồng) đã bán rất
nhiều.
Nếu bà Ngân chỉ mua những
bộ áo dài rẻ nhất của Võ Việt Chung thì phải mất hai tháng không ăn uống tiêu
xài đồng nào, mới mua được một bộ. Đó là với tiền lương của chủ tịch Quốc Hội nhé,
và với mức lương vừa được tăng từ Tháng Bảy, 2020 nhé. Chứ nếu chỉ là phó chủ tịch
(bà đã giữ chức vụ này trong nhiều năm trước đó) thì phải mất ba, bốn tháng.
Tính ra, 300 bộ áo dài ngốn mất ít nhất 600 tháng tiền lương chủ tịch Quốc Hội
của bà Ngân. 600 tháng là 50 năm thu nhập, hoàn toàn không để một đồng nào ra
cho ăn uống sinh hoạt.
Tôi chắc bà Kim Ngân phải
có ông chồng làm kinh tế rất giỏi, hoặc phải được thừa hưởng nền tảng kinh tế
vô cùng mãnh liệt từ gia đình nên mới có khả năng duy trì gia đình và cung cấp
tiền cho bộ sưu tập áo dài rất sang trọng như vậy. Bà Ngân thật may mắn!
Những bộ bàn ghế cao lớn
như chiếc ngai, có tay nắm hình đầu rồng, toàn bộ nội thất đều óng ánh sắc vàng
trong tư gia nguyên Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh cũng không ai biết được giá cả.
Chỉ biết nhìn khu nhà rộng mênh mông, những hàng cột to lớn trang trí tỉ mỉ,
thì chúng không thể bằng gỗ công nghiệp phết sơn vàng được rồi.
Cũng như bà Nguyễn Thị
Kim Ngân, nguyên Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh cũng thật may mắn. Xin chúc mừng ông
và bà.
Nhưng không biết có bao
nhiêu người may mắn như các ông bà, trong đội ngũ các vị lãnh đạo của đất nước?
Với khoản tiền lương còn thấp hơn một kỹ sư ra trường năm năm, chưa bằng giá
chiếc điện thoại iPhone đời mới nhất (theo so sánh của dân mạng là dân Mỹ để
khoảng năm ngày thu nhập thì chưa được) làm sao số đông các lãnh đạo có thể
nuôi nấng gia đình, cho con ăn học, có dành dụm cho tuổi già, mua được các
phương tiện cho học tập, nghiên cứu, yên tâm về cuộc sống để dành đủ thời gian
và công sức cho công việc? Làm thế nào giữ vững bản lĩnh trong sáng, tuyệt đối
không chịu tác động nào trước các áp lực? Làm thế nào họ tư duy được những
phương pháp phát triển kinh tế và văn hóa cho Việt Nam, khi đời sống của cả gia
đình họ chỉ có thể ở mức vừa đủ tồn tại, mà đấy là nói với mức lương bộ trưởng?
Và do thế, tôi có nên xem
những tuyên bố của vị nguyên phó chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng, tức
là người chịu trách nhiệm về sự trong sạch của đảng viên, thuộc vào dạng “biện
pháp tu từ” không, thưa quý vị?
(Nguồn : RFA)
No comments:
Post a Comment