Kỳ
thị Trong Hệ Thống Ở Hoa Kỳ
Bùi
Ngọc Hoàn
Thời Đại Mới, Số 39, Tháng 12, 2020
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai39/202039_1_BNHoan.pdf
Tóm Lược
Bắt nguồn từ di sản của
chế độ nô lệ và thành kiến chủng tộc, kỳ thị chủng tộc trong hệ thống là một thực
tế ở Hoa Kỳ. Khác với chủng tộc công khai và hợp pháp trước thập kỷ 1960s, kỳ
thị chủng tộc trong hệ thống khá tinh tế và nằm sâu trong việc thực thi luật
pháp bề ngoài có vẻ trung lập, việc vận hành các định chế xã hội lâu đời cũng
như sự thất bại hay thờ ơ của chính quyền trong việc bảo vệ các nạn nhân của kỳ
thị chủng tộc khiến cho một thành phần dân chúng vì lý do chủng/sắc tộc bị thiệt
thòi. Ở Hoa Kỳ, kỳ thị chủng tộc trong hệ thống tạo ra bất bình đẳng hay khác
biệt chủng tộc trong sở hữu nhà cửa, giáo dục, việc làm, lương bổng, tài sản
cũng như pháp lý. So với người da trắng, người da màu, nhất là người da đen, có
tỷ lệ sở hữu nhà và trình độ học vấn thấp hơn, thường làm trong các ngành nghề
trả lương ít hơn, nhận mức lương thấp hơn với cùng trình độ và có tài sản trị
giá kém hơn, nhưng có tỷ lệ bị bắt giữ vì tình nghi phạm tội và bị kết án cao
hơn cũng như chịu hình phạt tù nặng nề hơn. Các hậu quả tiêu cực của kỳ thị
trong hệ thống không chỉ gới hạn trong từng lãnh vực riêng rẽ mà còn gây ra các
hậu quả giây chuyền đến các lãnh vực khác. Vì không công khai nên khó được nhận
biết, kỳ thị trong hệ thống ở Hoa Kỳ đã tiếp diển qua nhiều thế hệ khiến các cộng
đồng người da màu, nhất là người da đen và sau là người gốc Latin, không có cơ
hội phát triển đồng đều với người da trắng.
Sau cái chết của George
Floyd và những cuộc biểu tình nổ ra trên khắp nước Mỹ cũng như vài thành phố lớn
ỏ nhiều nước trên thế giới, cụm từ “kỳ thị chủng tộc trong hệ thống” (systemic
racism) thường xuyên xuất hiện trên truyền thông để chỉ tình trạng người da màu
(people of color), đặc biệt là người da đen (Blacks) ở Mỹ bị phân biệt đối xử.
Đối với nhiều người, trong đó có khá đông người Việt, việc dùng cụm từ này là điều
khó hiểu, hay vô lý. Chế độ nô lệ (slavery) đã bị bãi bỏ gần 200 năm; chế độ
phân biệt chủng tộc (racial segregation) cũng đã bị chính thức bãi bỏ cách nay
hơn nửa thế kỷ (từ 1950s-1960s), và không có bất cứ một văn bản pháp luật nào từ
trung ương cho tới địa phương qui định việc đối xử khác biệt với bất kỳ một
nhóm chủng tộc hay sắc tộc nào. Vậy làm sao lại có “kỳ thị chủng tộc trong hệ
thống” (systemic racism) trong thế kỷ 21th ở Hoa Kỳ?
Sơ Lược Về Kỳ Thị
Chủng Tộc ở Hoa Kỳ Qua Lịch Sử
Quan điểm kỳ thị chủng tộc
(racism) là niềm tin cho rằng chủng tộc là yếu tố quyết định cá tính và khả
năng con người, và sự khác biệt về chủng tộc tạo ra sự ưu việt sẵn có của một
chủng tộc nhất định.[1] Kỳ thị chủng tộc (racial discrimination) là hành động hay
cử chỉ/hành vi nhằm không cho hay từ chối các thành viên của một nhóm chủng tộc
được tiếp cận một cách bình đẳng các quyền lợi (rights) cơ hội (opportunities)
hay các đặc quyền (priviledge) vì lý do thành kiến hay các lý do tuỳ tiện khác.
[2]
Ở mảnh đất sau này trở
thành Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, kỳ thị chủng tộc xuất hiện khi thực dân Anh mang
những người họ mua được hay bắt được ở Châu Phi đến Mỹ (America) để lao động
trong các đồn điền với mục đích kinh tế. Thomas Jefferson đã từng phỏng đoán rằng
người da đen (Blacks) thấp kém (inferior) hơn người da trắng (Whites) về phương
diện lý luận (reason), óc tưởng tượng (imagination) và tình cảm. [3] Trong lúc
Jefferson cho rằng sự thấp kém do cảm nhận chỉ có nghĩa người da đen có thể thuộc
một chi (genus) khác của loài người, nhiều tác giả, đặc biệt là những nhà khảo
cứu về sọ người (cranniometrists) lúc bấy giờ lập luận rằng người da đen thuộc
vào một loài (species) khác biệt vì có bộ óc nhỏ hơn óc của người da trắng.
Những lập luận này được
dùng để duy trì chế độ nô lệ vì người da đen bị coi là không có khả năng học tập
nên không thể bỏ phiếu bầu chọn một cách thông minh, không thể đóng góp cho nền
kinh tế thị trường, không thể sống độc lập như người tự do (free men). Vì bị
xem là một chủng loại khác biệt và thấp kém, nô lệ người da đen không được đối
xử bình đẳng với người da trắng.
XEM TIẾP : http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai39/202039_1_BNHoan.pdf
No comments:
Post a Comment