KIỂM SOÁT
TÀI KHOẢN NGƯỜI DÂN VÀ MINH BẠCH TỪNG ĐỒNG TIỀN THUẾ
https://www.facebook.com/BaoSachOfficial/posts/423177349047441
Từ ngày mai, 5/12/2020 Nghị định 126/2020/NĐ- CP về Hướng dẫn Luật Quản lý thuế sẽ có hiệu lực. Đáng chú ý là Khoản 2 Điều 30 quy định, theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, ngân hàng thương mại cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế bao gồm: tên chủ tài khoản, số tài khoản theo mã số được cấp, ngày mở, đóng tài khoản...
Như vậy, tất cả người dân có tài khoản sẽ được ngân hàng cung cấp thông
tin tài khoản khi được cơ quan thuế yêu cầu.
Thực ra quy định này không mới trong Luật Quản lý thuế, nhưng khi Chính phủ ban
hành Nghị định nghĩa là các biện pháp thực thi sẽ triệt để hơn.
Theo tìm hiểu, đây
là thông lệ khá phổ biến trên thế giới và Việt Nam để việc thu thuế hiệu quả, tránh được các hành vi trốn
thuế, né thuế.
Hiểu nôm na điều
khoản này là, khi có một số tiền được chuyển vào tài khoản có
dấu hiệu không minh bạch, cơ quan thuế sẽ yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin. Tiếp đó, nếu việc thanh tra là cần
thiết thì chủ tài khoản
phải giải trình...
Thói quen chuyển
khoản nhờ mua hàng hóa giúp, thanh toán các
khoản nợ giùm hay cho tặng nhau sẽ phải cân nhắc hơn. Vì điều này sẽ khiến tài khoản có số tiền bất thường làm dấy lên các nghi ngờ về thuế, thậm chí rửa tiền.
Theo quy định, hành vi
trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị xử lý hình sự. Hoặc trốn thuế dưới 100 triệu đồng nhưng bị xử phạt hành chính hai lần thì cũng chịu
trách nhiệm hình sự. Hiểu cụ thể hơn là có thể đi tù...
Theo tìm hiểu của
chúng tôi, tại Mỹ hay nhiều nước châu Âu, cơ quan thuế có quyền nắm rõ thông tin tài khoản của mọi cá nhân, tổ chức và chịu trách nhiệm về tính bảo mật.
Quy định mới này đang được các diễn đàn pháp lý trong nước quan tâm. Nhiều thành viên cộng đồng mạng lo ngại người dân ngại chuyển khoản vì sợ giải trình và tiếp tục thói quen dùng tiền mặt. Trong khi
đó trữ tiền mặt ở nhà sẽ rất nguy hiểm khi kẻ xấu đột nhập.
Trốn thuế là hành
vi đáng lên án. Tuy nhiên, người nộp thuế cũng cần biết tiền mình đóng sử dụng hiệu quả thế nào trong cơ chế vận hành và phát triển đất nước. Một mặt dân chúng an tâm với các phúc lợi xã hội từ đóng góp của mình. Mặt khác công chức nhận thức được mình sống bằng thuế dân mà phục vụ tốt hơn.
Minh bạch về thuế
vì vậy là một đòi hỏi văn minh, nhưng cũng cần áp dụng khoa học để đảm bảo công bằng cho người dân trong nước, các doanh nghiệp
nội địa trước thủ đoạn tinh vi để
chuyển giá trốn thuế của doanh nghiệp nước ngoài!
No comments:
Post a Comment