Khoảng
trống quyền lực ở Washington đe doạ tới Biển Đông
RFA
23/12/2020
Liệu lịch sử có lặp
lại?
Vào thời điểm Tổng thống
đắc cử Joe Biden có bài phát biểu mừng chiến thắng tại Delaware, hai máy bay
ném bom chiến lược B-1B đã cất cánh từ Căn cứ Không quân Andersen tại đảo Guam
để thực hiện lộ trình tới Biển Đông.
Theo một quan chức thuộc
lực lượng Mỹ đồn trú tại Nhật Bản, 2 chiếc B-1B đã bay qua Kênh Bashi giữa đảo
Y’ami của Philippines và đảo Lan Tự (Orchid), Đài Loan, trước khi bay dọc Biển
Đông.
Bên cạnh đó, một quan chức
Nhà Trắng trao đổi trong một cuộc họp báo trực tuyến: “Mỹ tiến hành chiến
dịch này nhằm cảnh báo Trung Quốc tránh đưa ra các hành vi khiêu khích nhằm vào
Mỹ và các đồng minh của Washington trong giai đoạn chuyển giao chính trị hiện
nay”.
Nhiều người lo ngại về
khoảng trống chính trị kéo dài tại Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump có những
động thái thách thức kết quả bầu cử, điều mà giới chức cho rằng có thể ảnh hưởng
đến cán cân quyền lực giữa lực lượng vũ trang mà Mỹ và Trung Quốc triển khai
trong khu vực. Giới chức Mỹ có lý do để bất an, nhất là bởi chỉ 4 tháng sau cuộc
bầu cử tổng thống Mỹ hồi năm 2000, một máy bay Trung Quốc đã va chạm với máy
bay tuần tra Mỹ tại Biển Đông. Thời điểm đó, nước Mỹ cũng đang quay cuồng với
các hỗn loạn hậu bỏ phiếu, sự kiện chỉ kết thúc sau đó 36 ngày với việc ứng cử
viên Al Gore thừa nhận thất bại trước George W. Bush dù thắng phiếu phổ thông.
Lần này, cả Washington và Lầu Năm Góc đều đang đặc biệt lo ngại về những bất ổn
chính trị do phe của Tổng thống Trump từ chối thừa nhận thất bại trong bối cảnh
căng thẳng quân sự tại các khu vực lân cận Trung Quốc ngày càng leo thang.
Nguy cơ đụng độ
quân sự
Tháng 7 vừa qua, quân đội
Mỹ đã triển khai 3 đội tàu sân bay tới Biển Đông và Biển Hoa Đông, cũng như tiến
hành các cuộc tập trận tại Biển Đông và xung quanh Đài Loan. Vào giữa những năm
1990, khi khủng hoảng bùng lên tại Eo biển Đài Loan, Mỹ cũng chỉ cử 2 tàu sân
bay tới khu vực tại thời điểm mối quan hệ song phương với Trung Quốc căng thẳng
chưa từng có từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1979.
Về phần mình, Trung Quốc
cũng đã tiến hành các cuộc tập trận tại những vùng biển lân cận. Ngày
26/8, Trung Quốc đã phóng hai tên lửa đạn đạo DF-21D – sát thủ diệt tàu sân
bay, và hai tên lửa đạn đạo DF-26, loại vũ khí có khả năng nhắm tới các mục
tiêu tại đảo Guam. Quyết định phóng tên lửa đạn đạo tối tân của Trung Quốc tại
vùng biển tranh chấp đã đẩy căng thẳng lên mức chưa từng có.
Katsutoshi Kawano, cựu
Tham mưu Trưởng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, bình luận: “Căng thẳng quân sự
giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở mức nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh kết
thúc… Va chạm quân sự bất ngờ là mối nguy có thật”.
Mối quan hệ chặt chẽ hơn
giữa chính quyền Trump với Đài Loan cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến
các căng thẳng mới nhất giữa Washington và Bắc Kinh, dù câu chuyện phía sau phức
tạp hơn.
Dưới thời Chủ tịch Tập Cận
Bình, Trung Quốc đã thúc đẩy chương trình xây dựng lực lượng quân đội ngày càng
tân tiến. Một trong những điểm nổi bật của kế hoạch này là việc thành lập Lực
lượng Hỗ trợ Chiến lược với khả năng kiểm soát không gian mạng và không gian vũ
trụ; cũng như Lực lượng Tên lửa, chịu trách nhiệm chung về hoạt động phóng tên
lửa đạn đạo. Một quan chức quân đội Mỹ bình luận: “Khả năng tác chiến điện
tử và chống tên lửa của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã vượt qua Mỹ”.
Nhận thức được diễn biến này, Bộ Quốc phòng Mỹ đã nêu rõ Trung Quốc là “đối thủ
cạnh tranh chiến lược” trong báo cáo Chiến lược Quốc phòng (NDS) công bố hồi
tháng 1/2018. Elbridge Colby, quan chức chịu trách nhiệm chỉ đạo nội dung văn bản
này khi đảm đương cương vị Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về chiến lược, đã
cho biết: “Trung Quốc và PLA hiện là mối đe dọa đáng kể nhất đối với lợi
ích của Mỹ, chủ yếu là với các cấu trúc liên minh và quan hệ đối tác mà Mỹ xây
dựng… Chúng tôi xây dựng NDS để ngăn Trung Quốc trở thành cường quốc bá chủ
châu Á”.
Giới tướng lĩnh quân đội,
Quốc hội và nhiều bộ khác trong chính phủ Mỹ cùng có chung quan điểm này và khó
có khả năng mọi chuyện sẽ thay đổi ngay cả khi chính quyền có sự chuyển giao.
Và Trung Quốc hiểu rõ điều đó. Giáo sư John Mearsheimer, chuyên nghiên cứu các
vấn đề chính trị quốc tế tại Đại học Chicago, chia sẻ quan điểm mà ông rút ra từ
sau cuộc gặp với một số quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong
chuyến công du tháng 10/2019: “Hầu hết những người tôi nói chuyện cùng đều
tin rằng việc Trump thắng hay thua trong cuộc bầu cử năm 2020 đều không ảnh hưởng
đến mối quan hệ Mỹ-Trung... Người Trung Quốc tin rằng Mỹ có thành kiến và luôn
muốn nhằm vào Trung Quốc, và sẽ không có gì thay đổi điều đó”.
Chính quyền Trump đã khiến
mối quan hệ với các đồng minh của Mỹ đặc biệt căng thẳng bằng cách gia tăng áp
lực đòi hỏi nước sở tại phải tăng chi phí cho lực lượng Mỹ đồn trú và một trong
những mục tiêu của chính quyền Biden sắp tới là đảo ngược xu thế này. Một quan
chức cấp cao trong đảng Dân chủ, người tham dự cuộc họp trực tuyến mà Biden và
các quan chức thân cận tiến hành hôm 31/10, vài ngày trước cuộc bầu cử, cho biết: “Biden
liên tục nhấn mạnh việc tái thiết quan hệ với các đồng minh”. Một động thái phản
ánh lập trường này là việc Biden từng xác nhận lại với Thủ tướng Nhật Bản Suga
Yoshihide trong cuộc điện đàm ngày 12/11 rằng quần đảo Senkaku đang tranh chấp ở
Biển Hoa Đông là thuộc phạm vi Điều 5 của Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ, điều khoản
quy định Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp đồng minh bị tấn công vũ trang.
Những khẳng định của Biden được cho là trái ngược hẳn với lập trường mà ông từng
tuyên bố vào tháng 12/2013 khi đến thăm Nhật Bản với tư cách là phó tổng thống
trong chính quyền Obama. Khi đó, ông không kêu gọi Trung Quốc thu hồi quyết định
thiết lập Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Hoa Đông, và cũng không nói rằng quần
đảo Senkaku thuộc phạm vi của Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật.
Hình minh hoạ. Tổng
thống tân cử Joe Biden phát biểu ở Delaware hôm 22/12/2020. AFP
Những nhận thức của chính
quyền Mỹ và quan điểm cá nhân của Biden về Trung Quốc đã thay đổi đáng kể kể từ
thời điểm đó. Tuy nhiên, vẫn chưa có những yếu tố rõ ràng xác định chính sách
an ninh mà chính quyền Biden sẽ triển khai trong thời gian tới. Tổng thống đắc
cử đã liệt kê các vấn đề ưu tiên đối với chính quyền ngay khi nhậm chức là đưa
nước Mỹ vượt qua dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona
(COVID-19), tái thiết nền kinh tế và hàn gắn những chia rẽ về chủng tộc và xã hội
từng trở nên trầm trọng dưới thời Donald Trump.
Nước Mỹ đang đối mặt với
rất nhiều thách thức, buộc Biden trước mắt phải đặc biệt tập trung vào các vấn
đề đối nội. Những bình luận đầy tích cực của Biden về việc ưu tiên các cam kết
đối với liên minh không đồng nghĩa Washington sẽ quay trở lại chính sách an
ninh mà Tổng thống Barack Obama và các chính quyền trước đó theo đuổi. Các nguồn
tin từ đảng Dân chủ cho biết trước một Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ trên
phương diện quân sự, Biden rất có thể sẽ kêu gọi các đồng minh của Mỹ mạnh dạn
để đóng một vai trò lớn hơn so với những gì từng diễn ra dưới thời chính quyền
Trump.
Việt Nam nên làm
gì?
Việt Nam đang vừa có những
cơ hội nhưng cũng đối mặt với những thách thức không nhỏ. Một mặt, cạnh tranh Mỹ
- Trung đã mang lại những cơ hội lớn cho Việt Nam, đặc biệt là những lợi ích
chiến lược và kinh tế. Mặt khác, Việt Nam đang phải chịu sức ép giữa hai cường
quốc này.
Đối với Trung Quốc, Việt
Nam vẫn luôn là quốc gia “láng giềng” của Trung Quốc. Điều này có nghĩa những
đe doạ, thao túng kinh tế và chính trường Việt Nam của Trung Quốc luôn hiện diện
kề bên. Chính Trung Quốc là vật cản trong sự phát triển của mối quan hệ Việt -
Mỹ thời gian gần đây. Ngoài ra, Trung Quốc luôn đe doạ Việt Nam để có thể khống
chế Việt Nam, hòng khiến Việt Nam khuất phục trước tham vọng “độc chiếm biển
Đông” của Trung Quốc.
Đối với Mỹ, Việt Nam cũng
có những sức ép không hề nhỏ. Mới đây, Bộ Tài chính Mỹ đã gắn mác Việt Nam
“thao túng tiền tệ”. Điều này có nhiều ẩn ý. Mặc dù một số chuyên gia Mỹ cho rằng
Việt Nam không thực sự “thao túng tiền tệ” nhưng chính quyền Mỹ vẫn đưa Việt
Nam vào danh sách quốc gia bị gắn mác này. Quyết định này của chính quyền Mỹ diễn
ra sau hai chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ và tiếp đó của Cố vấn an ninh Mỹ.
Các nhà nghiên cứu chính trị cho rằng, việc đưa Việt Nam vào danh sách bị gắn
mác “thao túng tiền tệ” là một quyết định chính trị của chính quyền Trump vào
thời kỳ nhiệm kỳ sắp chấm dứt.
Trung Quốc rất có thể sẽ
lợi dụng “Khoảng trống quyền lực” trong nền chính trị Mỹ để tranh thủ ra tay tại
biển Đông. Và Việt Nam đang bận bịu với Đại hội Đảng lần thứ XIII - vốn sắp xếp
lại các vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, điều này sẽ dẫn tới
khả năng Việt Nam lơ là với biển Đông.
Chính vì vậy, Việt Nam
đang đứng trước những vận hội quan trọng. Một mặt, cần giữ gìn và phát triển
quan hệ với Mỹ. Mặt khác, giữ cho quan hệ với Trung Quốc không xấu đi, để bảo đảm
cho môi trường an ninh được yên ổn. Tuy nhiên, điều này thực sự không dễ dàng.
----------------------------------------------------------------
* Bài viết không thể
hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Vậy tác giả là ai?
--------------------------------
Tin, bài liên quan
·
Tàu
chiến Hải quân Hoa Kỳ đi vào khu vực quần đảo Trường Sa
·
Nhìn
lại căng thẳng biển Đông 2020
·
Trung
quốc lại chuẩn bị tập trận ở Biển Đông theo kế hoạch
·
Cuộc
chiến công hàm và dự đoán tình hình Biển Đông 2021
·
Hải
quân Mỹ ‘quyết đoán hơn’ trong việc chống lại Trung Quốc ở Thái Bình Dương
·
Việt
Nam đang xác minh thông tin nồng độ phóng xạ cao bất thường ở Biển Đông
·
Hoạt
động quân sự của Trung Quốc thời gian qua và hàm ý đối với Việt Nam
·
Trung
Quốc tố cáo Mỹ đưa máy bay do thám vào vùng nhận dạng phòng không
·
Trung
Quốc đưa tàu Type 075 đầu tiên đến đóng tại Hải Nam giữa căng thẳng trên Biển
No comments:
Post a Comment