Khi
nào sẽ là “lợi dụng quyền tự do dân chủ”
Triệu
Tử Long
18/12/2020 4:05
https://vietnamthoibao.org/vntb-khi-nao-se-la-loi-dung-quyen-tu-do-dan-chu/
VNTB) – “Xâm phạm” tới mức
độ nào thì sẽ bị hình sự hóa?
Khi tự do bị xâm
phạm bằng điều luật hình sự
Điều 331 Bộ luật hình sự
năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018
quy định về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân như sau:
“1- Người nào lợi dụng
các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội
họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2- Phạm tội gây ảnh hưởng
xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.
Trước tiên xét về khách
thể, thì tội phạm cáo buộc theo Điều 331 xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi
ích hợp pháp của tổ chức, công dân thông qua việc lợi dụng các quyền tự do dân
chủ của mình do Hiến pháp quy định.
Về mặt khách quan, người
phạm tội có hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác
xâm phạm lợi ích Nhà nước quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Các quyền tự do, dân chủ
nêu trên là những quyền cơ bản của con người được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ.
Đa số mọi công dân đều sử dụng các quyền này để bảo vệ lợi ích của mình, nhưng
không xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công
dân khác.
Tuy nhiên, cũng có những
người vì động cơ cá nhân hay những động cơ khác đã “lợi dụng” các quyền đó để
xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân
khác. Có thể người phạm tội viết báo để đả kích cơ quan Nhà nước, tung tin
không có thật gây hoang mang trong nhân dân, khiếu nại, tố cáo… gây mất uy tín
cho cán bộ công chức…
Thế nhưng điều luật hình
sự số 331 không quy định “xâm phạm” là như thế nào, và ở mức độ nào thì mới cấu
thành tội phạm.
Việc đánh giá trong những
trường hợp cụ thể sẽ là cần thiết – Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một
trong những hành vi trên và xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp
pháp của tổ chức, công dân cần phải có hướng dẫn cụ thể thế nào là “lợi dụng
quyền tự do dân chủ” trong quá trình triển khai áp dụng, từ đó tránh ngăn chặn
sự tùy tiện từ phía các cơ quan chức năng, xâm hại đến quyền tự do dân chủ của
cá nhân.
Lằn ranh phản biện
dân sự với chống đối hình sự
Nói theo cách dùng từ
quen thuộc của cơ quan Tuyên giáo, bởi cấu thành của tội này rất định tính, các
quyền tự do dân chủ của cá nhân có thể bị xâm hại bất cứ lúc nào, đặc biệt
trong bối cảnh Đảng và Nhà nước chủ trương tăng cường dân chủ và phản biện xã hội
trong hoạt động quản lý nhà nước.
Lưu ý, tội phạm theo cáo
buộc Điều 331, cần phân biệt với tội vu khống (Điều 156). Ở tội vu khống, người
phạm tội nhận thức được tin mà mình loan truyền là bịa đặt, không có thật và nhằm
xâm phạm danh dự, nhân phẩm của đối tượng cụ thể.
Trong tội phạm theo Điều
331, người phạm tội không biết tin mình loan truyền là sai sự thật (có thể sai
sự thật nhưng người phạm tội không biết), những thông tin không được công khai,
thuộc bí mật Nhà nước…, tuy nhiên người phạm tội đã loan truyền ra ngoài.
Điều 331 đang tiếp tục đặt
những ai có trách nhiệm phản biện chính sách vào vòng nguy hiểm, bởi lằn ranh
thiếu rõ ràng giữa quyền dân sự với lỗi hình sự.
Trong yêu cầu của phản biện,
thì lối tư duy phản bác, phê phán là xu hướng phán xét nặng nề và tìm lỗi ở các
kiến thức, thông tin, luận điểm được tiếp xúc.
Tư duy phản biện là một
quá trình tích cực chủ động mà người suy nghĩ hiệu quả về suy nghĩ của chính
mình, liên tục đánh giá suy nghĩ và tự sửa chữa. Tư duy phê phán là một quá
trình thụ động mà trong đó người suy nghĩ hành động theo mong muốn, suy nghĩ định
kiến hoặc cảm xúc mà không có bất kỳ tiêu chí đánh giá nào.
Vì không có tiêu chí đánh
giá hay một thước đo khách quan thực sự trong những kiểu suy nghĩ này, lời phê
bình rất dễ đưa ra và thường khó được chấp nhận.
Trong khi tư duy phê phán
là về sự phán xét, chủ yếu xoay quanh việc tìm ra lỗi, và ở mức độ cá nhân chủ
quan, thì tư duy phản biện lại chú trọng hơn vào việc đặt ra câu hỏi và phân
tích, và tuy cũng bao gồm việc tìm ra lỗi nhưng đối tượng chính của tư duy phản
biện là sự lập luận, ở dạng khái niệm, lý thuyết hay luận điểm.
Cả hai lối tư duy phản biện
này đều có thể bị cáo buộc theo Điều 331 Bộ luật hình sự năm 2015, bởi điều luật
này không minh thị “xâm phạm” là như thế nào, và ở mức độ nào thì mới cấu thành
tội phạm?
________________________________________
Tin bài liên quan:
1. VNTB- Bí thư
Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đang ở đâu?
3. VNTB
– Công đoàn độc lập Việt Nam cần có những định chế tài chính thích hợp
No comments:
Post a Comment