Thursday, 3 December 2020

EU - ASEAN NÂNG QUAN HỆ LÊN CẤP ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC (Mai Vân - RFI)

 


EU - ASEAN nâng quan hệ lên cấp đối tác chiến lược    

Mai Vân  -  RFI

Đăng ngày: 02/12/2020 - 12:36

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201202-eu-asean-n%C3%A2ng-.....BB%A3c

 

Liên Hiệp Châu Âu và Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN đã đồng ý nâng cấp quan hệ lên hàng đối tác chiến lược. Quyết định được thông qua nhân Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN – Liên Âu lần thứ 23 mở ra ngày 01/12/2020 theo hình thức trực tuyến.

 

https://s.rfi.fr/media/display/c36fca1e-3490-11eb-833d-005056a964fe/w:980/p:16x9/2020-12-01T112414Z_1369837237_RC2BEK96M4UX_RTRMADP_3_NATO-FOREIGN-GERMANY-MAAS.webp

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas thông báo kết quả hội nghị ngoại trưởng EU - ASEAN, từ Berlin, Đức, ngày 01/12/2020 REUTERS - POO

 

Tuyên bố sau hội nghị, ngoại trưởng Heiko Maas của Đức, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu xác nhận rằng: “Với tư cách là các đối tác kinh tế thân thiết, chúng tôi đứng ra bảo vệ các tuyến thương mại an toàn và mở rộng, cũng như quyền giao thương tự do và công bằng”.

 

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết thêm: “Cùng nhau, hai khối chúng ta đại diện cho hơn một tỷ người và gần 25% sức mạnh kinh tế toàn cầu. Cùng nhau, chúng ta có tiếng nói mạnh mẽ trong thế giới này”. Tuy nhiên, ông Maas không cho biết chi tiết về nội dung quan hệ đối tác chiến lược mới giữa hai bên.

 

Theo bộ Ngoại Giao của Việt Nam, nước đang là chủ tịch luân phiên của ASEAN, hai khối cam kết tăng cường phối hợp và thúc đẩy hợp tác đa phương khu vực và quốc tế, trên cơ sở chia sẻ các giá trị và lợi ích chung về trật tự quốc tế dựa trên luật pháp.

 

Vấn đề Biển Đông cũng được nêu lên. Theo báo chí Việt Nam, hai bên đã “khẳng định tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông”, đồng thời kêu gọi “tự kiềm chế, không tiến hành các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình hay gia tăng tranh chấp, không quân sự hóa”.

 

Hai bên cũng nhấn mạnh đến nhu cầu “giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982”, đồng thời “ủng hộ nỗ lực nối lại đàm phán nhằm đạt được Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông”.

 

ASEAN hiện có 10 thành viên Brunei, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia, Singapore, Indonesia và Philippines., còn Liên Hiệp Châu Âu có  đến 27 nước với hai quốc gia Đức và Pháp được công nhận là đầu tầu.

 

Tháng 9 vừa qua, Pháp cùng với Đức và Anh đã chính thức gởi đến Liên Hiệp Quốc một công hàm có nội dung bác bỏ các yêu sách chủ quyền trên biển “quá đáng” của Trung Quốc tại Biển Đông.

 

                                                ***

 

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

CHÂU ÂU - BIỂN ĐÔNG

Các nước châu Âu quyết tâm hiện diện thường xuyên tại Biển Đông

 

BIỂN ĐÔNG - CHÂU ÂU - TRUNG QUỐC

Liên Hiệp Châu Âu lên tiếng về căng thẳng ở Biển Đông

 

BIỂN ĐÔNG - CHÂU ÂU

Biển Đông: Pháp, Đức, Anh cùng gởi công hàm lên LHQ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats