Thursday, 10 December 2020

DI DÂN và VACCINE NGỪA COVID-19 (Nguyễn Chi Vũ)

 


Di dân và vaccine ngừa Covid-19 

Nguyễn Chi Vũ

10/12/2020

https://baotiengdan.com/2020/12/10/di-dan-va-vaccine-ngua-covid-19/

 

Trong mấy tuần qua, tên hai hãng dược phẩm lớn là Pfizer và Moderna được gắn liền với vaccine ngăn ngừa Covid-19, nhưng ít ai biết đến người đứng đằng sau với những nỗ lực trong nhiều năm, vượt qua bao nhiêu khó khăn để biến các phân tử mRNA từ giấc mơ trở thành hiện thực. Đó là khoa học gia và là giáo sư Katalin Karikó, sinh ra tại Hungary.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/12/1-36.jpg

Giáo sư Katalin Karikó, là người đã làm việc suốt 4 thập niên qua để phát triển RNA và vaccine ngừa Covid-19. Nguồn: Katalin Karikó

 

Hơn bốn mươi năm qua, giáo sư Karikó đã không ngừng thông dò cách các phân tử sợi đơn của mã di truyền có thể được sử dụng để điều trị các bệnh từ đột quỵ, ung thư đến cảm cúm. Rất nhiều lần bất chấp bị giáng chức, vô số lời từ chối tài trợ và sự hoài nghi sâu sắc từ các nhà khoa học đồng nghiệp, bà vẫn tiếp tục cuộc nghiên cứu của mình.

 

Trả lời phỏng vấn báo The Telegraph từ nơi cư ngụ của bà ở Philadelphia, bà nói: “Khi tôi bị đánh gục, tôi biết cách tự vực dậy vì tôi luôn thích làm việc … Tôi tưởng tượng ra tất cả những căn bệnh mà tôi có thể chữa trị”.

 

Bà bắt đầu công việc nghiên cứu mRNA tại một phòng thí nghiệm ở Hungary năm 1978. Năm 1985, bà bị cho nghỉ việc và sau đó bà định cư ở Mỹ làm cùng một công việc bà yêu thích. Khoảng 10 năm sau, trong lúc làm việc tại trường Đại học Pennsylvania, bà lại bị giáng chức vì sự tập trung nghiên cứu của bà về mRNA bị thất bại trong việc thu hút tài trợ. Bà vẫn không bỏ cuộc.

 

Trở ngại chính trong việc nghiên cứu của bà là, mRNA gây ra phản ứng viêm khi được tiêm và có thể gây tử vong. Cho đến năm 2004, giáo sư Karikó và đồng nghiệp của bà là giáo sư Drew Weissman, phát hiện ra rằng, bằng cách sử dụng một hợp chất nucleoside (nuclêôzit) bị thay đổi nhẹ trong chuỗi mRNA, vấn đề gây tử vong có thể được khắc phục.

 

Năm 2005, cả hai xuất bản công trình nghiên cứu của họ, dọn đường cho tiến trình làm ra vaccine ngừa Covid-19 mới đây của hãng dược phẩm BioNTech, mà giáo sư Karikó đã đầu quân về làm cho hãng này. BioNTech được thành lập tại Đức, do hai vợ chồng cũng là di dân người Thổ Nhĩ Kỳ sáng lập. Ở Thổ, 99% dân nước này theo đạo Hồi.

 

BioNTech hợp tác với Pfizer cho ra lò Covid-19 vaccine. Covid-19 vaccine của Moderna cũng dựa trên phát minh về mRNA của giáo sư Karikó và Weissman.

 

Hôm 8/12/2020, Donald Trump, một người rất ghét di dân và người Hồi Giáo, đã tổ chức cái gọi là “Hội nghị vaccine” tại tòa Bạch Ốc, có mời người của hai hãng dược phẩm Pfizer và Moderna tới dự, nhưng đã bị họ từ chối tham gia. Trước đó, phát ngôn viên của White House còn bô lô ba la cái mồm và gán cho vaccine này là Trump vaccine.

 

-----------------------

 

1 COMMENT

 

Hai Truong

Những khoa học gia đầu tiên khám phá ra mRNA = messenger Rubonucleic Acid là Tiến Sĩ Christopher Hershey của Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Gia Oak Ridge (Oak Ridge National Laboratory) ở Tiểu bang Tennessy thuộc Bộ Năng Lượng (Departmenent of Energy) của Chính Phủ Liên Bang Mỹ từ năm 1953. Sau đó, là các Tiến Sĩ Francois Jacob và Jacques Monod thuộc Viện Nghiên Cứu Pasteur của Pháp từ năm 1959.

Từ năm 1978, Tiến Sĩ Kỹ Sư Robert Langer, giáo sư khoa Kỹ Sư Sinh Hóa (Bio-Medical Engineering) cũng đã nghiên cứu về mRNA tại Viện Công Nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology hay MIT) ở thành phố Cambridge, tiểu bang Massachusetts). Ông là người đồng sáng lập hãng Moderna ở Cambridge vào tháng 9 năm 2010. Ông là tỷ phú với tài sản khoãng 1,7 tỷ đô la.

Vắc-xin COVID-19 của hãng Pfizer-BioNTech phải được bảo quản ở -70 độ C và ở tủ lạnh trong 5 ngày trước khi dùng. Vắc-xin mRNA-1273 của hãng Moderna chỉ cần bảo quản ở -20 độ C và ở tủ lạnh 30 ngày trước khi dùng.

Vắc-xin mRNA-1273 của hãng Moderna đã được sáng chế đầu tiên ở Mỹ và cung cấp cho Cơ Quan Y Tế Quốc Gia vào ngày 24 tháng 2. Vào ngày 16 tháng 3, vắc-xin này được thử nghiệm lần đầu tiên hay Giai Đoạn 1 với những người tình nguyện tại Trung Tâm Y Khoa Kaiser tại thành phố Seattle là nơi coronavirus từ Vũ Hán bắt đầu lây lan qua Mỹ. Sau đó, vào ngày 27 tháng 3, vắc-xin này được thử nghiệm với những người tình nguyện tại Trung Tâm Y Khoa của Đại Học Emory ở thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia.

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats