Dân
biểu Mỹ chặn yêu cầu sửa đổi gói cứu trợ COVID-19 của Trump
VOA
Tiếng Việt
24/12/2020
https://www.voatiengviet.com/a/d%C3%A2n-bi%E1%BB%83u-m....5712063.html
Các nhà lập pháp của cả Đảng
Cộng hòa và Dân chủ tại Hạ viện Mỹ hôm 24/12 chặn các nỗ lực thay đổi gói cứu
trợ COVID-19 và dự luật chi tiêu của chính phủ liên bang, sau khi Tổng thống
Trump đưa ra các yêu cầu, theo Reuters.
Phe Dân chủ tìm cách gia
tăng khoản hỗ trợ trực tiếp cho người dân Mỹ từ 600 đôla lên 2 nghìn đôla như
theo yêu cầu của ông Trump. Tuy nhiên, theo hãng tin Anh, phe Cộng hòa, vốn phản
đối khoản hỗ trợ cao hơn, đã chặn nỗ lực này.
Tin cho hay, các nhà lập
pháp Cộng hòa tìm cách thay đổi khoản viện trợ nước ngoài theo như đề nghị của
ông Trump, nhưng phe Dân chủ cản nỗ lực đó.
Theo Reuters, các nỗ lực
tại Hạ viện không thể phá vỡ thế bế tắc nhằm cứu trợ hàng triệu người Mỹ cũng
như gia tăng khả năng đóng cửa một phần chính phủ đúng lúc các quan chức đang
trong giai đoạn phân bổ vaccine ngừa COVID-19.
Tổng thống Trump đã thúc
ép Quốc hội Mỹ thay đổi đáng kể gói ứng cứu và chi tiêu, vốn được thông qua với
tỷ lệ ủng hộ cao đầu tuần này.
Dự luật gồm 5.500 trang
đã mất vài tháng để đàm phán và từng được chính quyền Trump ủng hộ.
Theo Reuters, hiện chưa rõ ông Trump có ký dự luật trên không hay ông sẽ trì
hoãn để đợi hành động tiếp theo.
------------------------------------------
TT
Trump dọa không ký thành luật gói cứu trợ Covid-19, đưa ra đòi hỏi mới
VOA
Tiếng Việt
24/12/2020
Tổng thống Donald Trump
vào cuối ngày thứ Ba đe dọa không ký thành luật gói cứu trợ COVID-19 trị giá gần
900 tỷ của Quốc hội trong bối cảnh đại dịch đang hoành hành và bất ổn kinh tế
sâu rộng. Theo hãng tin AP, ông đột ngột đề nghị những thay đổi mà các thành
viên đảng Cộng hòa đã chống đối.
Ông Trump đả kích gói cứu
trợ 900 tỷ đô la của lưỡng đảng trong một video tải lên trang Twitter của ông
vào đêm thứ Ba, trong đó ông tỏ ý có thể sẽ không ký thành luật dự luật cứu trợ
Covid-19. Ông kêu gọi các nhà lập pháp hãy tăng số tiền gửi trực tiếp cho hầu hết
người Mỹ từ 600 USD lên tới 2.000 USD cho mỗi cá nhân, và 4.000 USD cho các cặp
vợ chồng.
Chống lại một loạt điều
khoản trong dự luật, kể cả các khoản viện trợ nước ngoài, ông hối thúc các nhà
lập pháp hãy “loại bỏ những chi tiêu lãng phí và không cần thiết và gửi cho tôi
một dự luật phù hợp.”
Tổng thống Trump không
tuyên bố cụ thể sẽ phủ quyết dự luật, và biện pháp này có thể đạt đủ mức ủng hộ
cần thiết để Quốc hội vô hiệu hóa phủ quyết của tổng thống nếu ông làm như vậy.
Nhưng nếu Tổng thống Trump làm chìm xuồng gói cứu trợ, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng,
kể cả không có sự trợ giúp của liên bang cho người Mỹ và cho doanh nghiệp nhỏ
đang gặp khó khăn, đồng thời không có nguồn lực để phân phối vắc xin chống
Covid. Ngoài ra, vì các nhà lập pháp liên kết dự luật cứu trợ đại dịch với một
biện pháp tài trợ tổng thể, chính
phủ có thể phải đóng cửa vào ngày 29 tháng 12.
Gói cứu trợ là một phần của
dự luật đạt được sau muôn vàn khó khăn, bao gồm 1,4 nghìn tỷ đô la để tài trợ
cho hoạt động của các cơ quan chính phủ cho đến hết tháng 9, và các ưu tiên
khác như tài trợ cho các hệ thống vận chuyển, tăng trợ cấp tem phiếu thực phẩm
và khoảng 4 tỷ USD để giúp các quốc gia khác cung cấp vắc-xin COVID-19 cho người
dân của họ.
Các nhà lập pháp rơi vào
tình trạng bế tắc kéo dài nhiều tháng về gói cứu trợ chống đại dịch Covid, ngay
giữa lúc các ca COVID-19 tăng vọt trên khắp nước. Đảng Dân chủ vận động để tăng
ngân khoản cấp cho người Mỹ, nhưng cuối cùng đã nhượng bộ Đảng Cộng hòa để đạt
thỏa thuận.
Thượng nghị sĩ Chuck
Schumer, lãnh đạo khối Dân chủ tại Thượng viện, nói “Tổng thống Trump cần ký dự
luật để giúp đỡ mọi người và duy trì các hoạt động của chính phủ”, và Quốc hội
sẽ vận động để tăng các khoản cứu trợ sau đó.
----------------------------------------------
.
.
Điều
gì xảy ra nếu ông Trump không duyệt ngân sách?
VietNamNet
25/12/2020
05:18 GMT+7
Việc Tổng thống Donald
Trump dọa không ký duyệt gói chi tiêu ngân sách 2.300 tỷ USD đã được Quốc hội Mỹ
thông qua đồng nghĩa một phần chính phủ liên bang có thể phải đóng cửa vào
28/12.
Chính quyền Trump không tiết
lộ sẽ làm gì nếu chính phủ hết tiền hoạt động sau khi luật chi tiêu ngắn hạn do
tổng thống ký ban hành tối 20/12 hết hạn vào đầu tuần sau.
Việc chính phủ liên
bang phải tạm đóng cửa một phần vì cạn kiệt ngân sách từng khiến hàng chục
nghìn lao động không thiết yếu bị cho nghỉ việc và những người khác, bao gồm cả
các nhân viên đảm trách nhiệm vụ giữ an toàn cho công chúng phải làm việc không
lương.
Theo Reuters, dưới đây là
những gì sẽ xảy ra nếu Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ không thể phê chuẩn kế hoạch
chi tiêu cho năm tài khóa mới vào ngày 28/12:
Hỗ trợ kinh tế trong đại dịch
Các trợ cấp thất nghiệp
dành cho khoảng 14 triệu người Mỹ thông qua các chương trình cứu trợ đại dịch sẽ
hết hiệu lực vào ngày 26/12. Nếu chương trình này kết thúc, những người bị thất
nghiệp vì virus corona chủng mới sẽ mất nguồn hỗ trợ tài chính đột ngột.
Ngoài ra, việc ông Trump
không ký duyệt gói chi tiêu mới cũng sẽ chấm dứt ưu đãi hoãn nợ đối với những
người đang điêu đứng vì Covid-19 kể từ sau ngày 31/12.
Phân phối vắc-xin
Chính phủ liên bang đã
mua 400 triệu liều vắc-xin của các hãng dược Moderna và Pfizer, đủ dùng cho 200
triệu người Mỹ nhưng cần thêm kinh phí để mua thêm liều vắc-xin phục vụ chương
trình chủng ngừa đại trà cho hơn 300 triệu dân nước này.
Chính quyền ông Trump đã
ký hợp đồng với nhiều công ty khác để mua các loại vắc-xin vẫn chưa được cơ
quan quản lý cấp phép lưu hành. Trong khi, các công ty tư nhân, bao gồm
McKesson, UPS và FedEx đang đảm trách việc phân phối vắc-xin nhưng vẫn phải nhờ
cậy sự hỗ trợ của các nhân viên thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và Dịch vụ nhân
sinh.
Các tiểu bang đã nhận 340
triệu USD từ chính phủ liên bang để giúp bù đắp chi phí phát sinh từ việc triển
khai tiêm vắc-xin cho dân, nhưng họ đang phải đối mặt với khoản thiếu hụt lên tới
gần 8 tỷ USD. Việc đóng cửa chính phủ do đó sẽ ngăn chặn kế hoạch phân phát tài
trợ từ Quốc hội để bù đắp cho sự thiếu hụt này.
Chăm sóc y tế
Các lần chính phủ liên
bang tạm đóng cửa trước đây đã dẫn tới tình trạng nghỉ việc diện rộng đối với
các nhân viên thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), một
trong những cơ quan đang dẫn đầu cuộc chiến chống đại dịch ở Mỹ.
Một chương trình của CDC
nhằm theo dõi các đợt bùng phát cúm đã bị dừng trong đợt chính phủ tạm ngưng hoạt
động năm 2013. May mắn, đến năm 2018, chính phủ vẫn duy trì chương trình
đó trong một đợt tạm đóng cửa khác và khẳng định "phản ứng tức thì đối
với các đợt bùng phát dịch bệnh khẩn cấp" sẽ tiếp tục.
Quân sự
Bộ Quốc phòng tiếp tục hoạt
động trong lần chính phủ tạm đóng cửa một phần lần gần đây nhất, vốn kéo dài tới
35 ngày từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019.
Trong giai đoạn đó, Mỹ
không thể gửi phiếu lương cho các quân nhân và nhân viên dân sự. Binh sĩ tại
ngũ được coi là nhân sự thiết yếu. Một số nhân viên dân sự và nhà thầu của Lầu
Năm góc cũng bị ảnh hưởng.
Hành pháp
Cục Điều tra Liên bang
(FBI) và các cơ quan thực thi pháp luật khác vẫn tiếp tục hoạt động trong những
giai đoạn chính phủ đóng cửa trước đây.
Sau sự cố gần đây nhất,
Hiệp hội các đặc vụ FBI cho biết việc thiếu hụt ngân sách khiến họ khó theo đuổi
các vụ án vì không còn khả năng trả tiền cho những người cung cấp thông tin.
Song, các tòa án liên bang hầu như vẫn mở cửa vì họ vẫn còn đủ tiền để duy trì
hoạt động.
Công viên và đài tưởng niệm quốc gia
Phần lớn các công viên và
đài tưởng niệm quốc gia vẫn mở cửa trong lần chính phủ tạm dừng hoạt động gần
đây nhất, mặc dù một số nơi, chẳng hạn như Hội trường Độc lập của Philadelphia
phải đóng cửa.
Các công viên khác vẫn mở
cửa với số lượng nhân viên hạn chế, dẫn đến vô số lời than phiền về rác thải
tràn ngập, các phòng vệ sinh không sạch sẽ và những khu cắm trại bất hợp pháp
khi du khách tự lo cho mình.
Giám sát tài chính
Các nhà quản lý thị trường
đã buộc phải cắt giảm nhân viên trong đợt đóng cửa vừa qua. Ủy ban Chứng khoán
và giao dịch chỉ duy trì đủ nhân viên trực theo dõi thị trường và "ứng phó
với các tình huống khẩn cấp". Cơ quan cũng tiếp tục nhận hồ sơ của các
doanh nghiệp gửi đến.
Giao hàng qua bưu chính
Việc giao hàng vẫn tiếp tục
như bình thường trong những lần chính phủ tạm ngưng hoạt động trước đó vì Bưu
điện Mỹ không được bao cấp cho các hoạt động hàng ngày.
Vận tải
Các nhân viên thuộc Cơ
quan Quản lý an ninh vận tải, những người đảm trách nhiệm vụ sàng lọc hành
khách đi máy bay tiếp tục làm việc trong đợt chính phủ ngừng hoạt động vừa qua.
Kiểm soát viên không lưu, nhóm lao động được chính phủ coi là những nhân viên
thiết yếu, cũng vậy.
Thời kỳ chính phủ đóng cửa
một phần 2018 - 2019 kết thúc khi sự vắng mặt của các kiểm soát viên không lưu
làm tăng khả năng phải hủy nhiều chuyến bay đến và đi từ New York, buộc ông
Trump và quốc hội phải thỏa hiệp.
Tuấn Anh
No comments:
Post a Comment