Covid-19:
Vụ tai tiếng Remdesivir giữa Liên Âu và Gilead
Thùy
Dương -
RFI
Đăng
ngày: 01/12/2020 - 10:13
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201201-v%E1%BB%....gilead
Ngày 20/11/2020, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến
cáo không nên sử dụng thuốc Remdesivir của tập đoàn dược phẩm Mỹ Gilead để chữa
trị cho bệnh nhân Covid-19, bất kể mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Theo WHO, không có bằng
chứng nào cho thấy Remdesivir làm tăng cơ may sống cho bệnh nhân, hay giúp bệnh
nhân tránh khỏi nguy cơ phải dùng máy trợ thở, trong khi chi phí điều trị rất
cao và việc sử dụng thuốc phức tạp (vì phải tiêm tĩnh mạch), thậm chí
Remdesivir có thể gây tác dụng phụ đáng kể, đặc biệt là gây suy thận cấp. Nhưng đối với châu Âu, khuyến
cáo của WHO « đến quá trễ » : Thông qua Ủy Ban Châu
Âu, 35 nước đã ký hợp đồng đặt mua hơn 500.000 liều Remdesivir của Gilead với một
số tiền khổng lồ.
Remdesivir là gì ?
Remdesivir của tập đoàn
Gilead của Mỹ, được lưu hành với tên thương mại Veklury, thực chất là
thuốc kháng virus, ban đầu được phát triển để điều trị bệnh do virus Ebola gây
ra. Hồi đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 mới bùng phát, Remdesivir được thế giới
biết đến như một phương thuốc điều trị Covid-19 hiệu quả. Đây chính một trong
những loại thuốc điều trị cho tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông bị nhiễm virus
corona.
Tại Liên Âu, cho đến đầu
tháng 10, Remdesivir và Dexamethasone vẫn là hai loại thuốc duy nhất được
Bruxelles cho phép sử dụng để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 thể nặng. Cuối
tháng 10, Gilead thông báo Remdesivir đã mang lại cho tập đoàn Mỹ 900 triệu đô
la chỉ tính riêng trong quý 3/2020. Thuốc này được coi là « con gà đẻ
trứng vàng » cho Gilead.
Chiến lược của Gilead để mang
lại thành công cho Remdesivir
Làm thế nào các nước khắp
nơi trên thế giới lại mua một loại thuốc trị Covid-19 chưa được chứng minh là
có hiệu quả với cái giá rất cao ? Le Monde gọi đó là « câu
chuyện Remdesivir », với chiến lược khoa học và chiến lược thương
mại của Gilead.
Về khoa học, hồi tháng 2,
Gilead đã cho thử nghiệm Remdesivir trên 237 bệnh nhân ở tâm dịch Vũ Hán, Trung
Quốc. Dù niềm hy vọng đặt vào Remdesivir là rất lớn, nhưng kết quả thử nghiệm lại
không cho thấy thuốc này làm giảm tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân Covid-19.
Khôn khéo hơn ở lần thử nghiệm
thứ hai, Gilead cho tiến hành trên 1.000 bệnh nhân ở Mỹ và thay đổi tiêu chí
đánh giá, không thử nghiệm về hiệu quả của thuốc trong việc giảm tỉ lệ tử vong,
mà lần này tập đoàn Mỹ hướng tới xác định xem Remdesivir có giúp bệnh nhân hồi
phục sớm hơn hay không. Đến cuối tháng 4, kết quả được công bố :
Remdesivir không làm giảm tỉ lệ tử vong, nhưng rút ngắn thời gian cần thiết để
bệnh nhân hồi phục : từ 15 ngày còn khoảng 11 ngày.
Chính là dựa trên kết quả này mà vào ngày 01/05, Cơ quan quản lý thực
phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ (FDA) đã cấp giấy phép khẩn cấp cho lưu hành
Remdesivir trên thị trường với tên thương mại là Veklury. Chỉ 2 ngày sau, Gilead thông báo « trao » toàn
bộ 1,5 triệu liều Remdesivir có sẵn trong kho để điều trị cho bệnh nhân ở Mỹ. Nối
gót FDA, ngày 25/06, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) bật đèn xanh cho
Remdesivir được lưu hành trên thị trường châu Âu kèm theo một số điều kiện.
Còn về chiến lược thương mại, cuối tháng 6, Gilead thông báo giá bán
390 đô la/liều. Một liệu trình điều trị cần 6 liều thuốc, với tổng trị giá
2.340 đô la. Trong khi đó, theo tính
toán của một nhóm nhà nghiên cứu Mỹ, Úc và Pháp, tổng chi phí sản xuất của
Gilead chỉ là 0,93 đô la/liều (5,58 đô la cho liệu trình 6 liều), thấp hơn 420
lần so với giá tập đoàn bán ra trên thị trường. Đó là chưa kể Gilead đã được nhận
khoản tiền đầu tư khoảng 70 triệu đô la từ nhà nước để phát triển Remdesivir.
Biện minh cho giá « đắt
như vàng » của Remdesivir, Gilead lập luận là cứ mỗi bệnh nhân được
ra viện sớm hơn sẽ cho phép tiết kiệm khoảng 12.000 đô la (dựa theo mức
chi phí y tế ở Mỹ). Cách tính toán tương tự cũng đã từng được Gilead áp dụng để
định giá bán thuốc sofosubir (tên thương mại là Sovaldi) trị bệnh viêm gan
C : 84.000 đô la/liệu trình điều trị. Khi đó, một báo cáo của Thượng Viện
Mỹ đã chỉ trích chiến lược marketing của Gilead là chỉ nhằm « tối
đa hóa lợi nhuận ».
«Vụ tai tiếng
Remdesivir » của Liên Âu
Lần đầu tiên Ủy Ban Châu
Âu ký hợp đồng mua Remdesivir của Gilead là với nguồn tiền từ quỹ hỗ trợ khẩn cấp
của Bruxelles vào cuối tháng 07 : 30.000 liệu trình (180.000 liều thuốc),
với tổng trị giá 63 triệu euro.
Gilead đã bán cho Liên Âu
thuốc với giá cao tương tự như ở Mỹ. Theo ông Jean-Pierre Thierry, cố vấn
y khoa của France Assos Santé, liên minh các hội đoàn bệnh nhân tại Pháp và
thành viên của Ủy ban Minh bạch thuộc Cơ quan Y tế Cấp cao của Pháp (HAS), nếu
là thương lượng trực tiếp giữa Gilead với Paris, thì không đời nào Pháp mua
Remdesivir với « cao ngất ngưởng » như Ủy Ban Châu
Âu chấp thuận. Thuốc được Ủy ban châu Âu phân phối cho các nước, trong đó có
Pháp, theo 2 đợt (tháng 8 và 9).
Rất nhanh sau đó, trong
khi Pháp rất ít sử dụng Remdesivir, thì nhiều nước như Hà Lan, Anh, Ba Lan, Ý,
Tây Ban Nha đều báo động nguy cơ khan hiếm Remdesivir. Để giúp các nước có
thể mua thêm thuốc của Gilead, Ủy Ban Châu Âu ngày 07/10/2020, đại diện
cho 37 nước (trong đó có cả Albania, Kosovo, Serbia, Bosnia-Herzégovina …), đã
ký thỏa thuận thứ 2 với tập đoàn Mỹ, để các nước có thể mua đến hơn 500.000 liều
Remdesivir, nhưng lần này các nước tự quyết số lượng thuốc mua, tự chi tiền
và ký đơn đặt hàng với Gilead. Riêng Pháp không tham gia thỏa thuận chung này,
có lẽ dựa trên đánh giá của Ủy ban Minh bạch thuộc Cơ quan Y tế Cấp cao của
Pháp.
Trên trực tế, vẫn theo
Jean-Pierre Thierry, thành viên của Ủy ban Minh bạch thuộc Cơ quan Y tế Cấp cao
của Pháp, hồi tháng 7, sau khi Pháp cấp giấy phép tạm thời cho phép sử dụng
Remedisir, Gilead đã đề xuất Ủy ban này định giá thuốc, đổi lại tập đoàn Mỹ hứa
sẽ hoàn một phần tiền cho Pháp. Vấn đề là theo đánh giá của Ủy ban Minh bạch
thuộc Cơ quan Y tế Cấp cao của Pháp, Remdesivir không mấy hiệu quả với bệnh
nhân Covid-19. Vì kết quả đó mà Gilead từ chối hoàn tiền thuốc cho Pháp.
Cũng cần nói thêm là chiến
dịch thử nghiệm Discovery, trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu Solidarity về
hiệu quả thuốc Remdesivir, ban đầu là thử nghiệm của riêng Pháp, trước khi được
triển khai rộng ở châu Âu. Chính vì thế, theo bà Marie-Paule Kieny, giám đốc
nghiên cứu của Viện Sức Khỏe Và Nghiên Cứu Y Khoa Quốc Gia của Pháp (INSERM),
thành viên ủy ban điều hành thử nghiệm Solidarity, Pháp đặc biệt lưu ý đến kết
quả thử nghiệm Remdesivir hơn các nước khác và thận trọng hơn trong việc sử dụng
loại thuốc này.
Trở lại với thỏa thuận của
Liên Âu với Gilead, trong bài viết đăng ngày 27/11/2020, các nhà báo điều tra của
Le Monde khẳng định Gilead đã bán thuốc kháng virus Remdesivir cho Ủy Ban Châu
Âu trong khi biết rõ là các thử nghiệm cho thấy thuốc này không có hiệu quả trị
Covid-19. Cụ thể, Gilead đã nhận được báo cáo, theo đó Tổ Chức Y Tế Thế Giới,
sau khi nghiên cứu kết quả thử nghiệm lâm sàng với 2.750 bệnh nhân, đã kết luận
Remdesivir không giúp bệnh nhân tránh tử vong hay sớm hồi phục sức khỏe.
Theo luật, Gilead có thời
hạn nhất định để phản hồi kết quả nghiên cứu của WHO. Và chính trong khoảng thời
gian « giấu nhẹm » thông báo của WHO, không thông
tin cho Liên Âu về kết quả nghiên cứu nói trên, Gilead đã ký được hợp đồng với
châu Âu. Đáng tiếc là Bruxelles cũng không nhận được báo cáo của WHO. Theo điều
tra của Le Monde, trong khuôn khổ thỏa thuận giữa Liên Âu và Gilead, đã có 35
nước ở châu Âu đặt mua đến 640.000 liều Remdesivir với giá trên 220 triệu euro,
và theo các điều khoản hợp đồng, họ không thể hủy đơn đặt hàng, không thể
thương lượng lại về giá thuốc.
Dường như sự lo sợ thái
quá của các nước, sự hấp tấp của Ủy Ban Châu Âu, sự thiếu minh bạch của Gilead,
cũng như thiếu phối hợp thông tin nghiên cứu giữa Tổ Chức Y Tế Thế Giới với
Liên Âu, đã góp phần tạo nên vụ tai tiếng Remdesivir, khiến 35 nước châu
Âu « hao tiền tốn của » cho một loại thuốc không mấy
tác dụng !
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
Covid-19
: Hoa Kỳ cấp tốc cho phép sử dụng thuốc Remdesivir
Covid-19 :
Mỹ « vét sạch » thuốc remdesivir của thế giới
-------------------------------------------------------------------------------------
‘Pandemic’ (Đại Dịch) được chọn là từ của năm 2020
Reuters / VOA
01/12/2020
https://www.voatiengviet.com/a/dai-dich-duoc-chon-la-tu-cua-nam-2020/5682898.html
Từ ‘Đại dịch’ (tiếng Anh là Pandemic) được chọn một
cách hiển nhiên cho Giải thưởng Từ của Năm 2020 của Nhà xuất bản Tự điển
Merriam-Webster, theo Reuters.
NXB Mỹ Merriam-Webster
cho biết từ này được nhiều người tra cứu trực tuyến nhất trên trang web của
mình trong năm qua khi mà đại dịch COVID-19 đã khiến ít nhất 1,4 triệu người
trên toàn cầu thiệt mạng.
Nhà xuất bản từ điển cho
biết: “Đôi khi một từ duy nhất xác định một thời đại, và thật phù hợp khi trong
năm đặc biệt - và đặc biệt khó khăn này - một từ duy nhất xuất hiện ngay lập tức”.
Đại dịch được định nghĩa
là “một đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra trên một khu vực địa lý rộng (chẳng hạn
như nhiều quốc gia hoặc lục địa) và thường có ảnh hưởng đến một tỷ lệ dân số
đáng kể,” theo Merriam-Webster.com.
NXB Merriam-Webster cho
biết từ tiếng Anh pandemic có xuất xứ từ tiếng Hy Lạp, với tiền tố “pan” có
nghĩa là tất cả hoặc mọi [thứ/người] và “demo” nghĩa là [mọi] người.
Các tra cứu từ điển đã
tăng vọt vào ngày 11/3 khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức gọi COVID-19
là một đại dịch.
Công ty Merriam-Webster,
thành lập năm 1831, cho biết từ này “có số tìm kiếm tăng đột biến lớn nhất
trong lưu lượng truy cập từ điển vào ngày 11/3/2020, với mức tăng 115.806% so với
các lần tra cứu cùng ngày trong năm 2019”.
No comments:
Post a Comment