Sunday, 13 December 2020

ĐÃ CÓ LUẬT SAO CỨ BẮT TRẺ LÀM "CHUỘT BẠCH"? (Báo Sạch)

 


ĐÃ CÓ LUẬT SAO CỨ BẮT TRẺ LÀM "CHUỘT BẠCH?  

Báo Sạch

02:15 13/12/2020    

https://www.facebook.com/BaoSachOfficial/posts/429859731712536

 

Cuối cùng thì Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nhận trách nhiệm trong văn bản gửi tới các đại biểu Quốc hội hồi cuối Tháng Mười/ 2020 về nội dung sách giáo khoa lớp 1. Như vậy, những bức xúc trong dư luận của giáo viên, phụ huynh, cử tri và cộng đồng ít nhiều cũng tìm được nơi để quy kết.

 

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang cùng các nhóm biên soạn chỉnh sửa nội dung cho phù hợp hơn với học sinh tiểu học. Đến đây lại tiếp tục thấy sự lúng túng, loay hoay của cơ quan đứng đầu ngành giáo dục. Nghĩa là, sang năm học 2021 - 2022, học sinh cả nước lại tiếp tục học được sách giáo khoa đđược chỉnh sửa với 5 nội dung khác nhau ở 5 nhóm biên soạn khác nhau.

 

Không ai dám chắc những phản biện từ xã hội không tiếp tục diễn ra, nếu các nhà giáo dục tiếp tục biên soạn sách giáo khoa cứng nhắc, thiếu thực tế, thiếu tính nhân văn trong bài đọc và ý chí sử dụng phương ngữ Bắc bộ quá cao trong soạn sách.

 

Nếu nhìn từ góc đ̂ pháp luật sẽ thấy rõ trách nhiệm đầu tiên và cao nhất là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong câu chuyện sách giáo khoa vừa qua! Nói trách nhiệm của Bộ là đề cập đến trách nhiệm tập thể, còn luật lại quy định rõ đây là trách nhiệm của Bộ trưởng trước tiên.

 

Cụ thể, khoản 2 Điều 32 Luật Giáo dục 2019 quy định: "Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập theo từng môn học, hoạt đ̂ng giáo dục ở từng cấp học để thẩm định sách giáo khoa.

 

Và tại khoản 3 của Điều này, trách nhiệm của Bộ trưởng không nhỏ: "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về sách giáo khoa giáo dục phổ thông; phê duyệt sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thẩm định; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa giáo dục phổ thông; quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt đ̂ng, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa và hội đồng thẩm định cấp tỉnh".

 

Điều khoản này được hướng dẫn bởi Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT càng cụ thể thêm "Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa" thuộc Điều 2 và khoản 1 quy định: "Lựa chọn sách giáo khoa thuộc danh mục sách giáo khoa đã dược Bộ trưởng Đ̂ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông".

 

Việc để một bộ sách giáo khoa phải sửa chữa nội dung do phản ứng của dư luận là vi phạm vào nguyên tắc "sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông" của luật. Học sinh vẫn phải thay đổi sách mới theo năm học mới chỉ vì sự tắc trách từ những người có thẩm quyền, có chuyên môn và trách nhiệm.

 

Các số liệu thống kê cho thấy, cả nước hiện có 14.000 trường tiểu học với khoảng 100.000 giáo viên lớp 1. Sách của nhóm Cánh Diều chiếm 32% thị phần là cao nhất trong các đơn vị còn lại.

 

Tiếc thay, với thị phần lớn này lại tạo ra quá nhiều sai lệch trong giảng dạy trẻ thơ với sự khó hiểu của phương ngữ Bắc bộ, cổ xúy bạo lực, gian dối, lười biếng và triệt tiêu sáng tạo của trẻ.

 

Ở một nguyên tắc khác của pháp luật thì các bộ sách đã gây thiệt hại cho xã hội với những nội dung kém lành lạnh thì trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phải được đ̆t ra để đảm bảo sự văn minh của luật và hướng tới các chuẩn mực cầu thị trong giáo dục.

Sau đó, Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Quốc hội và Nhân dân để được đánh giá các mức đ̂ tín nhiệm.

 

Cuối cùng, Bộ trưởng với vai trò là một công chức, các quan hệ pháp luật công chức sẽ tiếp tục tìm đến đúng địa chỉ để làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng quyết định và những sai sót thực tế...

 

21 BÌNH LUẬN   

 

 

 

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats