Vì
sao cuộc đảo chính của “đại tá Trump” bị thất bại thảm hại?
Jackhammer
Nguyễn
07/01/2021
https://baotiengdan.com/2021/01/07/vi-sao-cuoc-dao-chinh-cua-dai-ta-trump-bi-that-bai-tham-hai/
Đảo chánh bất
thành
Ngày 6/1/2021, hàng ngàn
người, trong đó có một số người có vũ khí tràn vào tấn công điện Capitol. Mấy
trăm nghị sĩ, phó tổng thống phải được đưa đi trú ẩn. Vệ binh quốc gia được điều
đến, lựu đạn cay được tung ra. Sau vài giờ xung đột, quân nổi dậy bị đẩy lui,
thủ đô được đặt dưới lệnh giới nghiêm. Có tất cả bốn người chết, hàng chục người
bị thương, khoảng 52 người bị bắt.
Cảnh tượng ấy là ở
Venezuela? Burkina Faso? Thái Lan? Không. Đó là cảnh hỗn loạn ở điện Capitol,
trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ, biểu tượng của nền dân chủ lớn nhất và hùng mạnh nhất
thế giới, nơi làm việc của 100 thượng nghị sĩ và 435 dân biểu Hoa Kỳ.
Lực lượng nổi dậy tấn công Capitol lại nhân danh tổng
thống đương quyền Donald Trump. Khi đám đông tấn công Capitol, các nghị sĩ lưỡng viện đang tranh luận
về chuyện một nhóm nhỏ các đồng minh chính trị của ông Trump đòi hủy bỏ kết quả
bầu cử tại một số bang quan trọng mà đối thủ Biden của ông đã thắng.
Trước đó, nói chuyện với
đám đông trước tòa Bạch Ốc, ông Trump kêu gọi mọi người kéo đến điện Capitol,
giành lấy lại nước Mỹ bằng sức mạnh. Đồng thời, con trai ông cùng luật sư riêng
của ông cũng lên tiếng kêu gọi những người ủng hộ nhiệt tình hãy dùng sức mạnh.
Đây là cố gắng cuối cùng
của tổng thống thứ 45 của nước Mỹ sau khi thất bại trong cuộc tranh cử vào ngày
3/11/2020. Hơn 50 vụ kiện của ông Trump và đồng minh lên các tòa án các cấp đều
bị bác bỏ, trong đó có nhiều thẩm phán được chính ông Trump bổ nhiệm.
Sau cuộc náo loạn và trật
tự vãn hồi, hai viện Quốc hội tiếp tục nhóm họp trong tình trạng an ninh gắt
gao.
Đến sáng sớm ngày thứ
Năm, ngày 7/1/2021, theo như dự đoán, phó tổng thống Mike Pence gõ búa tuyên bố,
ông Joseph Biden là tổng thống thứ 46 của nước Mỹ, bà Kamala Harris làm phó.
Sau tuyên bố này ít phút,
tổng thống Trump tuyên bố, ông sẽ chuyển giao quyền lực trong trật tự. Lần đầu
tiên, ông Trump chấp nhận thất bại sau hơn hai tháng thua cuộc bầu cử. Tin từ
Nhà Trắng cho biết, một loạt nhân viên đã từ chức.
Cuộc đảo chánh ngày
6/1/2021 của đương kim tổng thống Hoa Kỳ đã thất bại thảm hại. Nguyên nhân nào
làm cho cuộc đảo chánh này thất bại?
Nền dân trị Mỹ
Đó là nền dân chủ dựa
trên thiết chế tam quyền phân lập của Hoa Kỳ, sự tản quyền về các tiểu bang, một
xã hội dân sự mạnh mẽ, cùng với nền báo chí độc lập và tự do.
Ông Trump không thể sai
khiến được các dân biểu, trong đó có rất nhiều người cùng Đảng Cộng hòa, vì họ
thuộc nhánh lập pháp, độc lập với chính quyền của ông.
Ông Trump không thể sai
khiến được các quan tòa, dù rằng có nhiều người do chính ông bổ nhiệm, vì họ
thuộc tư pháp, độc lập với chính phủ của ông, họ làm việc suốt đời không theo
nhiệm kỳ như ông.
Việc bầu cử được các tiểu
bang tổ chức và chứng nhận, ông Trump không thể can thiệp vào việc của các
chính quyền tiểu bang, hòng ngăn chận ý chí của dân chúng không ủng hộ ông.
Ngay sau cuộc tấn công của
những người ủng hộ ông Trump vào Capitol, các công ty mạng xã hội như Facebook,
Twitter, Instagram, YouTube đồng loạt treo tài khoản của ông Trump, ngăn chận
trước các thông điệp kích động bạo lực có thể xảy ra. Các công ty này
là một phần của xã hội dân sự Hoa Kỳ, ý thức rằng họ phải cùng ngăn chận những
hành động nguy hiểm cho xã hội.
Điều đáng lưu ý nữa trong
việc bảo vệ nền dân trị Mỹ là, quân đội đứng ngoài chính trị. Mặc dù với tư
cách là tổng tư lệnh quân đội, nhưng ông Trump không thể điều quân đội đến đàn
áp những đối thủ chính trị, cũng không được quyền đem quân đội dẹp biểu tình,
trừ khi có những cuộc nổi dậy lật đổ.
Trong những cuộc biểu
tình chống phân biệt sắc tộc hồi tháng 6/2020, Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó là
ông Mark Esper, cùng một số tướng lĩnh đã tuyên bố chống lại ý định ông Trump
muốn điều quân đội đàn áp biểu tình. Có thể đó là vì lý do mà ông Esper bị đuổi
việc, để ông Trump đề cử một người dễ bảo hơn?
Khó có thể biết điều đó một
cách chính xác, nhưng có một điều rất trớ trêu là, khi hàng ngàn người tràn vào
Capitol gây nên tình trạng nổi dậy rất rõ ràng, thì ông Trump im lặng, các yêu
cầu của một số giới chức quốc hội và địa phương điều động vệ binh quốc gia bị từ
chối lần thứ nhất, đến lần thứ hai, vệ binh quốc gia từ Washington DC, Maryland
và Virginia mới được điều động đến khi bà thị trưởng DC, trong thẩm quyền của
mình, đã ban hành lệnh giới nghiêm ở thủ đô.
Hãy thử tưởng tượng rằng
quân đội Mỹ được phép can thiệp vào các hoạt động chính trị dưới quyền điều động
của tổng thống thì nước Mỹ sẽ ra sao? Chắn chắn ngày 6/1/2021 sẽ là ngày kết
thúc của nền dân trị Mỹ.
Trong nền dân trị này, Mỹ
cũng như Tây Âu, Nhật Bản, Úc,… tất cả những tranh chấp chính trị,
quyền lực được tiến hành thông qua hệ thống bầu cử, tranh cãi ở nghị viện, tòa
án, chứ không phải là hành động bạo lực.
“Cộng hòa củ chuối”
Cựu tổng thống George W. Bush gọi sự việc tấn công vào Capitol ngày
6/1/2021 là một hành vi mà các nước “cộng hòa củ chuối” (banana republic) sử dụng
trong chuyện tranh chấp bầu cử. Cộng hòa củ chuối là các quốc gia độc tài, hoặc
chỉ có dân chủ hình thức, các thế lực chính trị tranh giành quyền lực với nhau
bằng bạo lực, đảo chánh. Tên cộng hòa củ chuối xuất phát từ các quốc gia Trung
Mỹ, chuyên trồng chuối xuất khẩu.
Tôi đã viết về chủ đề
này đăng trên Tiếng Dân ngày 25/11/2020, sau khi ông
Larry Hogan, thống đốc Maryland, một chính trị gia cùng đảng với ông Trump, nói
rằng những chuyện mè nheo về kết quả bầu cử của ông Trump là những hành vi
chính trị ở những nước cộng hòa củ chuối.
Tại các nước cộng hòa củ
chuối này, có những vị đại tá rất uy quyền, cả thế quyền lẫn thần quyền, như
trong không gian siêu thực “Trăm năm cô đơn” của văn hào Colombia,
Gabriel Garcia Marquez.
Trong bài viết của tôi về
Trump và các nước cộng hòa củ chuối, tôi có kết luận rằng, Trump không thể là một
đại tá quyền uy như ở một nước cộng hòa củ chuối được. Ông ta phải ra đi.
Cuộc đảo chánh của “đại
tá Trump”, với âm mưu biến nước Mỹ thành một nước “cộng hòa củ chuối” đã thất bại.
Nền dân trị Mỹ vẫn vững
vàng.
No comments:
Post a Comment