17/01/2021
http://www.danchimviet.info/van-la-trung-quoc/01/2021/21710/
Hội nghị TƯ 15 chưa kết
thúc, nhưng kết luận của Hội nghị đã tiết lộ rộng rãi trên tất cả mọi loại
thông tin, bất chấp quy định Tuyệt mật do ông Phúc vừa ban hành:
– Ông Nguyễn Phú Trọng tiếp
tục nhận đặc cách lần hai, ở lại giữ chức Tổng bí thư.
– Ông Nguyễn Xuận Phúc ở
lại nhưng chuyển sang vị trí Chủ tịch nước.
– Ông Phạm Minh Chính giữ
chức Thủ tướng Chính Phủ.
– Ông Vương Đình Huệ chuyển
sang làm Chủ tịch Quốc Hội.
Theo truyền thống thì những
gì quyết định ở TƯ cuối cùng, sẽ là kết quả tại Đại Hội, việc bầu bán tại Đại Hội
chỉ là hình thức có tính thủ tục.
Nếu có thể coi đây là giải
pháp chính thức, có nhiều điều đáng nói:
1–
Việc ông Trọng được chấp nhận tiếp tục ở lại bất
chấp đã quá hai nhiệm kỳ, đã quá hai lần tuổi, đã một lần đặc cách, đặc biệt là
tình trạng sức khỏe của ông rõ ràng không đảm bảo để gách vác trách nhiệm người
cao nhất. Điều này cho thấy:
– Sự phân hóa trong đảng
đã quá gay gắt. Nếu thay ông Trọng bằng bất cứ người nào khác đều không thể
tránh khỏi đổ vỡ. Đây là sự lặp lại giải pháp Đỗ Mười của Đại Hội VII, chọn sự
tồn tại của Đảng làm giải pháp quyết định.
– Thế hệ tiếp tục bảo thủ
đang ở thế lép vế, yếu kém, chưa đủ sức gánh chịu trách nhiệm, không đủ uy tín
hay áp lực để lấn át.
– Việc chấp nhận giải
pháp ông Trọng cho thấy đây là giải pháp tạm thời, nhằm để ông Trọng tiếp tục
chuẩn bị thế hệ kế tiếp, bồi dưỡng nhân lực kế cận, hay để nhân lực kế cận thu
thập thêm uy tín.
– Nền tảng tư tưởng chủ
nghĩa Mác – Lê nin vẫn tiếp tục là nền tảng tư tưởng.
2–
Việc ông Nguyễn Xuân Phúc
được chuyển sang Chủ tịch nước, cho thấy xu thế cải cách mang tính chất thị trường
hóa rộng rãi nền kinh tế, có thể đã bị cảnh cáo là quá đà sang tư bản chủ
nghĩa. Như vậy, các chủ trương cổ phần hóa các Tập đoàn nhà nước, các công ty
thuộc sở hữu nhà nước, sẽ chậm lại, các hình thức kinh tế quốc doanh, tập thể,
hợp tác xã có khả năng được khuyến khích phát triển hơn. Cũng có thể suy đoán,
trong đảng, ông Phúc bị phê phán về các cải cách cơ chế. Gắn liền với ông là Phạm
Bình Minh, cũng chắc chắn bị gieo rắc nghi ngờ từ bỏ kinh tế thị trường định hướng
XHCN xa rời hình mẫu TQ. Dấu ấn bàn tay của ĐCSTQ?
3-
Ông Phạm Minh Chính được
giao chức vụ Thủ tướng cho thấy hình mẫu quản trị kinh tế chính trị của Quảng
Ninh có tính thuyết phục chủ trương của đảng nhiệm kỳ tới. Điều này hàm ý ba điều:
– Phương thúc quản trị nền
kinh tế quốc gia theo phương thức quản trị đặc khu sẽ là phương thức bao trùm
các chính sách chính phủ trong nhiệm kỳ tới.
– Nền kinh tế Việt Nam sẽ
gắn kết chặt chẽ với nền kinh tế TQ như một bộ phận TQ thu nhỏ và có liên hệ hữu
cơ với nền kinh tế này theo khuôn mẫu: kế hoạch hóa trung tâm trên nền cơ chế
thị trường hóa toàn cầu.
– Từ bỏ đường lối thoát
Trung. Ông Phạm Bình Minh là tác giả của Dự án Đặc khu Vân Đồn, khi còn là Bí
thư Quảng Ninh đã nhận được rất nhiều trợ giúp về lý luận của Hội đồng tư vấn Đặc
khu Thâm Quyến, cùng với nhiều tỷ đôla từ chính quyền Quảng Châu. Ông đã từng gọi
«gặp những người trong Hội đồng tư vấn như gặp lại người nhà, về Quảng Châu như
về nhà». Đây là đường lối: «Kiên định XHCN và Thị trường Định hướng XHCN».
Ông Chính là Giải Pháp TQ?
4–
Ông Vương Đình Huệ, khi
được đưa xuống làm Bí thư Hà Nội, đã là người được quy hoạch kế cận vị trí Tổng
Bí thư. Như vậy, nếu được đưa lên vị trí Chủ tịch Quốc Hội, ông này chính là
nhân vật sẽ tiếp nhận vị trí Tổng bí thư rất có thể vào giữa nhiệm kỳ tới.
Nghĩa là, hai năm làm Chủ tịch Quốc Hội chỉ là hai năm để xác lập dư luận.
Miền Nam biến mất trên
sân khấu chính trị VN. Nền chính trị bị xem là vọng ngoại hay Tự do hóa theo kiểu
Mỹ của Sài Gòn bị gói lại trong bàn tay của ông Nguyễn Văn Nên, cựu Chánh văn
phòng Trung ương đảng, sau 5 năm nằm bên cạnh ông Tổng bí thư. Sài Gòn sẽ bị
hãm lại. Cành khỏe thì hại gốc. Lê Thanh Hải từng từ chối điều động của Trung
ương, từng chống lại quy hoạch của Bộ chính trị khi đẩy Võ Văn Thường ra khỏi Đảng
bộ Sài Gòn. Kiến nghị Quy chế chính quyền Đô thị cho Sài Gòn, giảm nghĩa vụ
đóng thuế, tự động xóa và thay đổi quy hoạch Thủ Thiêm, đề xuất thành lập thành
phố Thủ đức v.v.. đều không do sáng kiến của TƯ, gây sức ép khó chịu từ bên dưới
với Hà Nội. Cắt bỏ miền Nam chứa đựng thông điệp cảnh giác với thế giới tự do.
Qua các đánh giá trên, có
thể khẳng định, đảng CSVN tiếp tục kiên định mô hình kinh tế thị trường định hướng
XHCN theo khuôn mẫu TQ, lấy kế hoạch dài hạn làm trung tâm trên nền kinh tế thị
trường hóa toàn cầu, kinh tế tư nhân chỉ là kinh tế đồng hành tạm thời, không
có tương lai. Nền kinh tế VN sẽ tiếp tục gắn kết hữu cơ với nền kinh tế TQ,
khai thác các nguồn lực từ nền kinh tế TQ và phục vụ lại như cửa ngõ thông
thương của nền kinh tế TQ ra thế giới.
Kết quả nhân sự bộ tứ này
cho thấy bàn tay ĐCSTQ vẫn là bàn tay quyết định. Ông Trọng thực chất cũng chỉ
là diễn viên trên sân khấu?!
Cùng với Mô hình kinh tế,
cái được gọi là xu hướng tách thoát TQ cùng với xu hướng mở rộng dân chủ theo
hình mẫu phương Tây vẫn tiếp tục là thứ hàng xa xỉ. Kế hoạch hoàn thành giai đoạn
quá độ lên CNXH vào năm 2035 vẫn là động lực chính của phát triển toàn diện.
Tuy vậy, người tin vào
CHXN trong đảng và trong xã hội không còn nhiều và những con người, trong giới
tinh hoa, có ý thức thật sự với tương lai một dân tộc lúc nào cũng có, nên người
ta vẫn có quyền hy vọng một kết quả bỏ phiếu khác.
17/01/2021
Bùi Quang Vơm
No comments:
Post a Comment