Tự do
ngôn luận không phải là quyền tuyệt đối
https://www.facebook.com/pham.q.tuan.940/posts/10158868994684512
Có người nói rằng Twitter
và Facebook xóa tài khoản của Trump là hành động “độc tài”, “trái tự do ngôn luận”.
Thứ nhất, Facebook và
Twitter là những công ty tư nhân, họ có quyền phục vụ hay không phục vụ
khách hàng nào làm trái quy luật của họ. Vẫn còn những mạng xã hội khác mà
Trump có thể dùng, và nếu không mạng nào chịu chứa chấp thì chỉ có thể vì Trump
đã đi ngược lại những tiêu chuẩn mà xã hội chấp nhận.
Thứ hai, tự do ngôn luận
không phải là quyền tuyệt đối. Ở Mỹ, nơi có lẽ quyền ngôn luận được tự
do nhất thế giới, nó được bảo vệ bởi Tu chính án số 1 (First Amendment). Tuy
nhiên, dựa vào những phán quyết của Tối cao Pháp viện, cơ quan có thẩm quyền diễn
giải (interpret) hiến pháp, có những phát ngôn không được bảo vệ bởi 1st
Amendment.
Một trong những loại phát
ngôn này là “Vận động, cổ võ hành động bất hợp pháp” (Advocacy of Illegal
Action). Nếu vận động, cổ võ hành động phi pháp, với điều kiện là hành động phi
pháp (đang được cổ võ) đó phải sắp xảy ra ngay sau đó (imminent), thì không được
bảo vệ bởi First Amendment.
Theo khoa Luật ĐH
Cornell: “Đây là một loại phát ngôn không được bảo vệ bởi Tu chính án thứ nhất.
Trong vụ kiện Brandenburg vs Ohio, 395 US 444 (1969), TCPV cho rằng, “các bảo đảm
trong hiến pháp về tự do ngôn luận và tự do báo chí không cho phép một nhà nước
cấm vận động, cổ võ việc sử dụng vũ lực hoặc vi phạm pháp luật, trừ trường hợp
những vận động đó nhằm mục đích xúi giục hoặc tạo ra hành động trái pháp luật
ngay sau đó (imminent lawless action) và có khả năng kích động hoặc tạo ra hành
động đó.”
Ngôn ngữ của phán quyết
Brandenburg về “hành động phi pháp ngay sau đó” đã tạo ra “Test Brandenburg”,
theo đó thì trừng phạt người nói, những phát ngôn phải:
– hướng đến việc xúi giục
hoặc tạo ra hành động phi pháp ngay sau đó
– có khả năng xúi giục hoặc
tạo ra hành động như vậy.”
Ghi chú thêm: Điều kiện
“ngay sau đó” (imminent) là để tránh cấm đoán, trừng phạt những bàn luận chung
chung, lý thuyết, về sự cần thiết phải tuân thủ hay bất tuân luật pháp trong những
trường hợp giả định nào đó.
Những lời lẽ của Trump
khích động đám đông để gây căm phẫn, giận dữ và thúc đẩy họ đến Quốc hội để làm
áp lực được phát biểu chỉ vài giờ trước khi cuộc tấn công vào QH xảy ra, và do
đó, rõ ràng thỏa mãn yêu cầu “imminent illegal action”.
***
Imminent Lawless Action Requirement
This is a category of
speech that is not protected by the First Amendment. In Brandenburg v. Ohio,
395 U.S. 444 (1969), the Supreme Court held, “the constitutional guarantees of
free speech and free press do not permit a State to forbid or proscribe advocacy
of the use of force or of law violation except where such advocacy is directed
to inciting or producing imminent lawless action and is likely to incite or
produce such action.”
Brandenburg’s language
about “imminent lawless action” produced the “Brandenburg Test,” which requires
that in order to punish the speaker, the speech is:
– directed to inciting or
producing imminent lawless action, and
– likely to incite or
produce such action.
https://www.law.cornell.edu/wex/advocacy_of_illegal_action
***
XEM THÊM
Trang
Facebook của Trump không phải sở hữu của Trump mà của Zuckerberg
https://www.facebook.com/nhantuan.truong/posts/3882224108476029
Thấy nhiều người VN lên
tiếng phê bình Zuckerberg vụ cấm Trump sử dụng Facebook cho tới ngày 20 tháng
Giếng 2021. Họ vịn tu chính án thứ nhứt, nói về quyền tự do ngôn luận.
Thiệt là khổ ghê! Nhập
gia tùy tục.
Khi các bạn chơi
Facebook, khi ký nhận một "danh khoản facebook", các bạn đã đồng ý với
"luật chơi - rule of law" do ban quản trị Facebook đặt ra. Nhắc lại
các bạn nhớ, tất cả những gì bạn viết trên trang Facebook của bạn đều thuộc
"sở hữu" của Facebook. Họ có thể đóng trang của bạn và họ có hàng trăm
lý do để làm chuyện này.
Vì vậy Trump hay ngay cả
ông trời, khi ký nhận một danh khoản Facebook là Trump đã đồng ý với các điều
kiện của ban quản trị Facebook rồi. Trang Facebook của Trump không phải sở hữu của Trump mà của Zuckerberg.
Nên nhớ rõ điều này.
Vì vậy việc vịn tu chính
án thứ nhứt nọ kia của dân VN, thiệt tức cười. Tại sao họ không khiếu nại nhà cầm
quyền Hà nội đã không tôn trọng các quyền hiến định của họ, trong đó có quyền tự
do ngôn luận. Mà họ lại khiếu nại Zuckerberg đã "rọ mõm" Kim mao sư
vương.
Sẵn tiện, đặt câu hỏi cho
những bạn nào vẫn còn xài từ "pháp quyền" để dịch "rule of
law". Từ "rule of law" quí vị lấy đâu ra chữ "quyền"
trong "pháp quyền" vậy ?
No comments:
Post a Comment