Quốc
hội Mỹ trước nguy cơ bị bạo loạn lần hai
Phạm Nghĩa (NLĐ Online)
08-01-2021 - 08:07 PM
(NLĐO) – Lực lượng thực thi pháp luật ở thủ đô
Washington DC đang trong tình trạng báo động cao sau cuộc bạo loạn gây chết người
ở Điện Capitol (tòa nhà Quốc hội Mỹ) hôm 6-1.
Đài CBS News hôm 7-1 đưa
tin một số kẻ bạo loạn liên quan đến vụ việc hôm 6-1 vẫn còn trong khu vực này.
Cơ quan thực thi pháp luật lo ngại họ có thể lên kế hoạch tấn công nhiều hơn ở
Washington DC và vào các tòa nhà liên bang.
Cảnh sát và Cục Điều tra
Liên bang Mỹ (FBI) đang lục soát sân bay và khách sạn trên khắp thủ đô để tìm
kiếm những người xông vào Điện Capitol. Hơn 50 người đã bị buộc tội vì có hành
vi bạo lực cho đến nay.
Trên mạng xã hội, nhiều
người bàn tán về khả năng xảy ra các cuộc bạo loạn tương tự vào ngày nhậm chức
tổng thống của ông Joe Biden, ngày 20-1 tới. Một tài khoản trên kênh Telegram cảnh
báo: "Đó là ngày tiếp theo trên lịch trình mà phe ủng hộ đương kim tổng thống
cùng đám đông theo chủ nghĩa dân tộc có khả năng tràn ngập Điện Capitol".
https://nld.mediacdn.vn/thumb_w/684/2021/1/8/1-16101102306971683216683-1610111203319478256789.png
Đám đông "gây bão" ở Điện Capitol hôm 6-1.
Ảnh: AP
Hôm 8-1, cảnh sát
Washington DC công bố các bức ảnh về một số kẻ bạo loạn phá cửa sổ, văn phòng
Quốc hội, chống lại cảnh sát trong và ngoài tòa nhà. Họ kiểm soát cả văn phòng
của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và được cho là đánh cắp một chiếc laptop thuộc
về cố vấn truyền thông Mia Ehrenberg của bà Pelosi. Một người biểu tình để lại
lời nhắn: "Chúng tôi sẽ không lùi bước".
Để tránh lặp lại cảnh hỗn
loạn và tàn phá, Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan D. McCarthy cho biết Điện Capitol sẽ
được bảo vệ thêm bằng hàng rào. Hiện có hàng ngàn thành viên Vệ binh Quốc gia
được triển khai tới Washington DC để giúp bảo vệ thủ đô.
Cựu quan chức chống khủng
bố của Bộ An ninh Nội địa Mỹ Tom Warrick bình luận: "Vụ tấn công vào Điện
Capitol nhằm phá vỡ cuộc kiểm phiếu đại cử tri thực sự là một hành động khủng bố
trong nước, cần bị mọi người lên án".
Lực lượng cảnh sát phụ
trách an ninh của Điện Capitol đang hứng chịu chỉ trích, nhân lực bị kéo mỏng
và 60 nhân viên bị thương sau cuộc bạo loạn hôm 6-1. Tính đến hôm 8-1, ít nhất
5 người thiệt mạng, bao gồm 1 cảnh sát.
Phạm Nghĩa
==============================
.
Laptop “nhạy
cảm” bị trộm trong cuộc bạo loạn ở quốc hội Mỹ
Phạm
Nghĩa (NLĐ Online)
08-01-2021 - 05:58 PM
(NLĐO) – Đài CBS News đưa tin một chiếc máy tính
xách tay (laptop) chứa thông tin an ninh quốc gia “nhạy cảm” đã bị trộm sau cuộc
bạo loạn tại Điện Capitol (trụ sở quốc hội Mỹ) hôm 6-1.
Theo đài CBS News, những
kẻ nổi loạn đã lục soát văn phòng của các nghị sĩ, truy cập máy tính, đọc
email, đồng thời đánh cắp tài liệu và thiết bị điện tử cá nhân.
Những kẻ này cũng xông
vào văn phòng của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Phóng viên tự xưng Elijah
Schaffer của trang Blaze sau đó chia sẻ bức ảnh chụp chiếc laptop của bà Pelosi
và nói thêm nhiều email vẫn còn trên màn hình cùng với cảnh báo liên bang về cuộc
bạo loạn.
Chiếc laptop được cho là
thuộc về cố vấn truyền thông Mia Ehrenberg của bà Pelosi.
Thượng nghị sĩ Jeff
Merkley (bang Oregon) kể rằng những kẻ nổi loạn đã đánh cắp một chiếc laptop
khác để trên bàn của ông.
https://nld.mediacdn.vn/thumb_w/684/2021/1/8/3-16101025635241848729566.jpg
Theo đài CBS News,
những kẻ nổi loạn đã lục soát văn phòng của các nghị sĩ, truy cập máy tính, đọc
email, đồng thời đánh cắp tài liệu và thiết bị điện tử cá nhân. Ảnh: AP
BuzzFeed News dẫn lời các
chuyên gia an ninh và tình báo cho hay một số "thông tin nhạy cảm" có
thể đã bị đánh cắp trong lúc hỗn loạn, bao gồm tài liệu mà kẻ thù có thể khai
thác nhằm chống lại lợi ích của Mỹ. Tuy nhiên, không có khả năng gián điệp nước
ngoài xâm nhập vào Điện Capitol.
Trong khi đó, một giám đốc
của Hạ viện Mỹ tuyên bố họ đã thực hiện các bước để bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật
số của Quốc hội như ra lệnh khóa máy tính để bàn (desktop), laptop và tắt truy
cập mạng có dây. "Tại thời điểm này, không có dấu hiệu nào cho thấy đường
mạng của Hạ viện bị xâm nhập" – giám đốc này nói thêm.
Hôm 8-1, đài Sputnik
trích thông báo trên trang web của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho biết một
người tình nghi đã đặt 2 quả bom ống ở thủ đô Washington DC trong cuộc bạo loạn
tại Điện Capitol và bị ghi lại hình ảnh. Người này đeo khẩu trang, mang găng
tay, cầm theo một đồ vật.
FBI đang treo thưởng
50.000 USD cho ai cung cấp thông tin về nghi phạm.
Trước đó, 2 thiết bị nổ
được tìm thấy và cho kích nổ an toàn. Thiết bị đầu tiên nằm trong khu phức hợp
Điện Capitol, thiết bị còn lại nằm trong tòa nhà của Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng
hòa (RNC).
Phạm Nghĩa
===================================
.
Hàng loạt
quan chức từ chức sau vụ bạo loạn ở quốc hội Mỹ
Bảo
Hạnh (NLĐ Online)
08-01-2021 - 09:49 AM
(NLĐO) - Bộ trưởng Giao thông Vận tải Mỹ Elaine Chao (Triệu Tiểu Lan) đã
nộp đơn từ chức vì cuộc biểu tình ngày 6-1 của những người ủng hộ ông Donald
Trump và sự hỗn loạn diễn ra sau đó ở tòa nhà Quốc hội Mỹ.
Với động thái của mình,
có hiệu lực từ ngày 11-1, bà Chao trở thành người đầu tiên trong số những thành
viên của nội các bị đồn đoán là sẽ rút lui. Mối quan hệ của bà Chao với quốc hội,
đặc biệt là thượng viện, sâu sắc hơn hầu hết những người khác. Nguyên nhân là
vì chồng bà là lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mitch McConnell nên bà thường
xuyên tham dự các bữa tiệc và trở nên thân thiết với nhiều thượng nghị sĩ.
Ngoài việc gọi cuộc bạo động
là "một sự kiện đau thương và lẽ ra hoàn toàn có thể tránh khỏi", bà
Chao còn nói nó đã "khiến bà cực kỳ phiền lòng đến nỗi không thể làm
ngơ". Tuy nhiên, một số người đã chế nhạo quyết định của bà Chao vì cho rằng
bà nên tiếp tục làm việc và sử dụng chức vụ của mình để loại bỏ ông Trump khỏi
ghế tổng thống.
https://nld.mediacdn.vn/thumb_w/684/2021/1/8/photo-1-16100725545532114039326.jpg
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Mỹ Elaine Chao. Ảnh: AP
Việc bà Chao từ chức đã
khiến ngay cả những nhân viên hàng đầu của bà ngạc nhiên. Tối ngày 6-1 (giờ địa
phương), bà Chao vẫn chưa nói bất cứ điều gì về ý định từ chức với những phụ tá
cao cấp nhất. Đến sáng 7-1, bà thừa nhận đang cân nhắc việc từ chức và chiều
cùng ngày, bà thông báo với cả nhóm rằng bà sẽ rút lui bằng 1 email gửi cho
toàn bộ nhân viên vào khoảng 13 giờ 30 phút.
Không lâu sau bà Chao, Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos
cũng nộp đơn từ chức lên Tổng thống Donald Trump tối 7-1 (giờ Mỹ), trở thành
thành viên thứ hai trong nội các rời khỏi chính quyền.
Trong đơn từ chức, bà
DeVos thông báo sẽ rời nhiệm sở từ ngày 8-1. Bà nhấn mạnh chuyển giao quyền lực
trong hòa bình là điều khiến nước Mỹ khác những "nền cộng hòa chuối"
khác, đồng thời tuyên bố ý chí của nhân dân phải được thực hiện.
Ngoài hai nữ bộ trưởng, người đứng đầu lực lượng cảnh
sát Quốc hội Mỹ Steven Sund cũng đã nộp đơn từ chức, có hiệu lực từ
ngày 16-1. Ông Sund cho biết lực lượng cảnh sát chỉ chuẩn bị cho khả năng về 1
cuộc biểu tình tự do ngôn luận chứ không dự đoán được bạo loạn sẽ xảy ra. Theo
lời ông Sund, đây là lần đầu tiên ông gặp tình huống này sau 30 năm thực thi
pháp luật.
Ông Sund rút lui sau khi
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi kêu gọi ông từ chức. Động thái của ông được 1 nguồn
tin thân cận xác nhận với hãng tin AP.
https://nld.mediacdn.vn/thumb_w/684/2021/1/8/photo-1-16100725947661522006958.jpg
Người đứng đầu lực
lượng cảnh sát Quốc hội Mỹ Steven Sund. Ảnh: Cảnh sát Quốc hội Mỹ
Cuộc tấn công của những
người ủng hộ ông Trump đã buộc các thành viên quốc hội, những người đang trong
cuộc họp để xác nhận chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 của tổng thống đắc
cử Joe Biden, phải sơ tán khỏi các phòng trong nhiều giờ.
"Ông ấy thậm chí còn chưa gọi cho chúng tôi kể
từ khi cuộc bạo loạn xảy ra. Nhiều cảnh sát quốc hội đã hành động thật dũng cảm
và quan tâm tới các nhân viên, thành viên lẫn tòa nhà quốc hội và họ xứng đáng
có được lòng biết ơn của chúng tôi. Nhưng đã có sự thất bại nằm ở người đứng đầu
lực lượng cảnh sát quốc hội" - trích lời bà Pelosi.
Ngoài ra, bà Pelosi cũng
xác nhận ông Paul
Irving, Trung sĩ - nhân viên thực thi pháp luật tại Hạ viện, sẽ từ
chức. Trong khi đó, lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer tuyên bố
ông sẽ sa thải ông
Michael Stenger, viên chức đặc trách duy trì trật tự đương nhiệm của
Thượng viện Mỹ, khi ông trở thành lãnh đạo phe đa số trong nhiệm kỳ mới.
***
Người
thứ 5 tử vong trong cuộc bạo loạn ở tòa nhà Quốc hội Mỹ
Ba nguồn tin xác nhận với
đài CNN rằng 1 cảnh sát thuộc lực lượng cảnh sát Quốc hội Mỹ đã thiệt mạng trong cuộc
bạo loạn ngày 6-1. Đây là người thứ 5 tử vong vì tính chất bạo lực của
cuộc biểu tình. Trước đó, một người phụ nữ đã bị cảnh sát quốc hội bắn chết khi
đám đông cố gắng xâm nhập vào tòa nhà và 3 người khác bị thương nghiêm trọng đến
mức không qua khỏi.
Vào khoảng 13 giờ ngày
6-1, hàng trăm người ủng hộ ông Trump đã xô đổ các hàng rào xung quanh tòa nhà
quốc hội và đụng độ với lực lượng cảnh sát trong trang phục chống bạo động.
90 phút sau, cảnh sát cho
biết người biểu tình đã lọt vào tòa nhà nên cửa vào hạ viện và thượng viện lập
tức bị khóa. Không lâu sau, cảnh sát đã sơ tán những người có mặt tại hạ viện,
trong đó có Phó Tổng thống Mike Pence, người đang chuẩn bị thực hiện vai trò của
mình trong việc kiểm phiếu đại cử tri.
Một cuộc đụng độ có vũ
trang đã xảy ra trước cửa hạ viện vào khoảng 15 giờ nên cảnh sát đã chĩa súng
vào những ai đang cố gắng phá cửa. Các nhà lập pháp nói rằng họ cảm thấy ngạc
nhiên trước sự thiếu chuẩn bị của các cơ quan thực thi pháp luật vì việc ông
Trump thúc đẩy một cuộc biểu tình để ngăn cản việc xác nhận chiến thắng của
Biden đã được tiết lộ trong nhiều tuần.
=======================
TIN LIÊN QUAN
Mỹ:
Chủ tịch Hạ viện “ra tối hậu thư” về việc phế truất Tổng thống Trump
Ông
Biden chỉ trích Tổng thống Trump về "ngày đen tối nhất lịch sử Mỹ"
Tổng thống Trump đối
mặt nhiều sức ép sau bạo loạn
Video: "Ngày phán
quyết” hỗn loạn ở quốc hội Mỹ
https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/ngay-phan-quyet-hon-loan-o-quoc-hoi-my-20210107184454533.htm
Tổng
thống Trump dịu giọng kêu gọi hòa giải, đối mặt nguy cơ bị điều tra
Mỹ: Hậu bạo loạn, Quốc hội
muốn dứt điểm sớm
No comments:
Post a Comment