Nhà báo tự
do Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn bị án tù
BBC
Tiếng Việt
05/01/2021
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-55513271
Tòa án TP Hồ Chí Minh hôm thứ Ba ra án tù dài hạn
cho ba nhà báo tự do với tội danh "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên
truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam", quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ông Phạm Chí Dũng bị mức án 15 năm tù, ông Nguyễn Tường Thụy 11 năm, và
ông Lê Hữu Minh Tuấn 11 năm.
Các ông Phạm Chí
Dũng (trái), Nguyễn Tường Thụy (trên, phải) và Lê Hữu Minh Tuấn (dưới, phải) đều
bị truy tố về tội tuyên truyền chống nhà nước CNXHCN Việt Nam.
Ông Nguyễn Tường Thụy ‘bị
công an bắt giữ’
Phản ứng dư luận sau khi
cây bút Phạm Chí Dũng bị bắt
Các nhà báo Phạm Chí
Dũng và Nguyễn Tường Thụy nói gì từ trại giam?
Cây bút Phạm Chí Dũng bị
bắt vì tội ‘chống nhà nước’
Theo cáo trạng, ông Dũng,
54 tuổi, và ông Thụy, 69 tuổi, cùng 39 người khác thành lập "Hội Nhà báo Độc
lập Việt Nam" vào năm 2014 với mục đích "đấu tranh, làm thay đổi thể
chế chính trị Việt Nam hiện nay".
Ông Dũng, với vai trò Chủ
tịch, sau đó cho thành lập trang web "Việt Nam Thời báo", cho viết và
đăng các "nội dung chống phá Nhà nước Việt Nam", đồng thời "lôi
kéo, phát triển hội viên trong và ngoài nước vào hoạt động chống phá Nhà nước
Việt Nam", cáo trạng nói.
Các bài viết của họ là nhằm
"bóp méo và phỉ báng chính quyền nhân dân, gây tổn hại đến lợi ích của Đảng
Cộng sản và Nhà nước Việt Nam", Bộ Công an nói.
"Đây là những hành
vi cực kỳ nguy hiểm mà nếu không bị ngăn chặn sẽ gây tổn hại đến an ninh quốc
gia," Bộ Công an nói.
Ông Nguyễn Tường Thụy,
Phó Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam bị chính quyền bắt giữ ngày
23/05/2020
Ông Phạm Chí Dũng bị bắt
tạm giam hồi 11/2019, ông Nguyễn Tường Thụy 5/2020, và ông Lê Hữu Minh Tuấn
6/2020.
Trước đó, cơ quan an ninh
ngày 18/11/2019 đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Làm, tàng trữ,
phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước
CHXHCN Việt Nam".
Về nhà báo Phạm
Chí Dũng
Ông Phạm Chí Dũng được giới
hoạt động vì nhân quyền, tự do báo chí cho Việt Nam coi là nhân vật nổi
trội.
Cho đến khi bị bắt, ông
có mục Blog riêng trên trang của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA Tiếng Việt), và được
giới thiệu như sau:
"Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập,
tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có
thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài
chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng
Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt
Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức
phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'."
Trang VOA cũng ghi
"các bài viết của Phạm Chí Dũng là blog cá nhân và được đăng tải với sự đồng
ý của đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ".
Ông Phạm Chí Dũng
là Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, bị bắt giữ từ ngày 21/11/2019
Khi chưa bị bắt, ông Phạm Chí Dũng cũng thường xuyên trả lời phỏng vấn
của BBC như một tiếng nói trái chiều, bất đồng chính kiến với quan điểm của
chính phủ Việt Nam nhưng không bao giờ kêu gọi chống phá, bạo động, lật đổ.
Truyền thông của nhà nước
VN nói ông Dũng 'từng là hạt giống đỏ chuyển màu" vì thuộc gia đình có
truyền thống cách mạng cộng sản nhưng theo chính ông thì ông đã chọn hoạt
động đấu tranh dân chủ để thay đổi đất nước.
Một bài trên báo Công an
Nhân dân (23/11/2019) viết: "Phạm Chí Dũng từng là một "hạt giống đỏ".
Sinh năm 1966, tại Đồng Tháp, cha đẻ của Phạm Chí Dũng là ông Phạm Văn Hùng
(còn gọi là Ba Hùng), cựu Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP Hồ Chí Minh.
"Bản thân Phạm Chí
Dũng được đào tạo bài bản, tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật quân sự, có học vị tiến
sĩ về kinh tế. Trong một thời gian dài, Phạm Chí Dũng công tác tại Ban An ninh
Nội chính Thành ủy TP Hồ Chí Minh và là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam."
Hôm 17/11/2020, các luật
sư của gia đình ông Phạm Chí Dũng cho BBC News Tiếng Việt biết rằng ông khẳng
định với đại diện Viện Kiểm sát tại ngay tại nơi ông đang bị giam rằng ông không vi phạm pháp luật Việt
Nam.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng nói với BBC đúng một tuần trước ông đã có cuộc
tiếp xúc lần đầu tiên với các thân chủ của mình trong vụ án một số nhà báo thuộc
Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, tổ chức không được nhà nước Việt Nam công nhận, bị
chính quyền bắt giữ và có thể được đưa ra xét xử trong thời gian một vài tháng
tới.
"Ngay trước mặt tôi, ông Phạm Chí
Dũng viết vào một bản cáo trạng mà ông được một đại diện Viện Kiểm sát nhân dân
TP Hồ Chí Minh đưa cho.
"Ông viết rõ: "Tôi không
vi phạm pháp luật Việt Nam" và ký tên vào đó."
Nhiều nhà báo tự do và nhà hoạt động nhân quyền ở Việt
Nam bị bắt giữ thời gian gần đây, theo một số tổ chức quốc tế, trong đó có
Human Rights Watch
Thời điểm xét xử
Bản án tuyên hôm thứ Ba
là vụ mới nhất trong cuộc trấn áp vẫn đang tiếp diễn đối với các nhà bất đồng
chính kiến, các nhà hoạt động và những tiếng nói độc lập khác, trong lúc Đảng
Cộng sản đang chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng.
Đại hội Đảng là sự kiện
chính trị quan trọng diễn ra năm năm một lần, và hàng chục người đã bị bắt giữ,
theo các tổ chức nhân quyền.
"Với Đại hội Đảng sắp diễn ra vào
cuối tháng này, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tham gia vào một cuộc đàn áp không có
giới hạn đối với những người bất đồng chính kiến," ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo
dõi Nhân quyền (HRW) khu vực châu Á nói về phiên tòa vừa diễn ra.
"Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy
và Lê Hữu Minh Tuấn bày tỏ quan điểm chỉ trích mà chính phủ không muốn nghe, và
như vậy là đủ để tống họ vào tù nhiều năm vì tội danh không có thật," thông cáo ngày 5/1 của HRW nói.
***
TIN LIÊN QUAN
Phản ứng dư luận sau khi
cây bút Phạm Chí Dũng bị bắt
22 tháng 11 năm 2019
.
Việt Nam bắt và khởi tố
hình sự ông Phạm Chí Dũng
21 tháng 11 năm 2019
.
Ông Nguyễn Tường Thụy ‘bị
công an bắt giữ’
23 tháng 5 năm 2020
.
Các nhà báo Phạm Chí
Dũng và Nguyễn Tường Thụy nói gì từ trại giam?
18 tháng 11 năm 2020
No comments:
Post a Comment