Người
thứ ba chết ở đồn công an CSVN trong Tháng Giêng
Người Việt
January 19, 2021
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/nguoi-thu-ba-chet-boi-cong-an-csvn-trong-thang-gieng-2021/
BẾN TRE, Việt Nam (NV) – Chưa hết Tháng Giêng đầu năm 2021, có
thêm nạn nhân thứ ba chết trong đồn công an CSVN. Người này là cư dân thị trấn
Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Theo báo Pháp Luật
TP.HCM, một người đàn ông “bất ngờ nhảy từ lầu 2 trụ sở Công An huyện Thạnh Phú
(Bến Tre) tử vong trong lúc bị tạm giữ để điều tra về tội trộm cắp tài sản.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/01/VN-CSCD-ThanhPhu-FB-011421-1-1536x915.jpg
Cảnh sát cơ động được
đưa thêm về huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, ngày 14 Tháng Giêng. (Hình: Facebook
huyện Thạnh Phú)
Ông Võ Văn Xếp, 51 tuổi,
cư dân thị trấn Thạnh Phú, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, bị công an bắt giam
cùng với một phụ nữ, ngày 14 Tháng Giêng vì “liên quan đến nhiều vụ trộm cắp
tài sản” xảy ra tại địa phương.
Khi bị thẩm vấn, nguồn
tin trên nói ông Xếp “khai nhận thực hiện nhiều vụ trộm cắp tài sản với thủ đoạn
giả danh nhà hảo tâm đi làm từ thiện để tiếp cận bị hại chủ yếu là gia đình có
người già, ở một mình. Sau khi cho các bị hại số tiền tượng trưng, Xếp lợi dụng
sơ hở của các gia đình này để lấy trộm tài sản.”
Tờ Pháp Luật TP.HCM cho
hay, đến chiều 18 Tháng Giêng, điều tra viên công an Thạnh Phú “tiếp tục làm việc
với Xếp trong tình trạng người này bị còng tay. Tại đây, Xếp khai đã giấu một
nhẫn vàng ở hội trường lầu 2 trụ sở công an huyện đã trộm trong một vụ khác khi
làm việc ngày 14 Tháng Giêng. Lúc này điều tra viên đưa Xếp lên hội trường để lập
biên bản thu giữ nhẫn vàng.”
“Trong lúc được đưa lên hội
trường, Xếp bất ngờ nhảy từ lầu 2 xuống sân. Ngay khi xảy ra vụ việc, công an
huyện đã đưa Xếp đi cấp cứu tuy nhiên nạn nhân đã tử vong,” báo Pháp Luật
TP.HCM tường thuật.
Nghi can khi bị dẫn giải
luôn luôn bị còng và bị hai công an hai bên kềm chế thì làm sao có thể “nhảy lầu”
tự tử?
Đổ vạ cho nghi can “tự tử”
hay chết bệnh là cách giản dị nhất để công an CSVN chối tội tra tấn chết người.
Mới ngày 16 Tháng Giêng vừa qua, bà Triệu Ngọc Bình trưng tấm hình thi thể con
trai là Dương Quốc Minh (22 tuổi) chết với các vết bầm tím cả người, dấu tích của
những trận tra tấn ép cung khủng khiếp khi bị “tạm giam” ở nhà tù Chí Hòa, Sài
Gòn. Dù chứng cớ như vậy, Công An Thành Phố vẫn nói Dương Quốc Minh tự tử.
Cũng vào tuần trước, một
cư dân 31 tuổi ở xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum, thấy báo chí nhà nước
đưa tin “treo cổ chết phía sau nhà” sau nhiều lần bị công an địa phương bắt đi
thẩm vấn. Nạn nhân này, theo tờ Thanh Niên, bị bắt gặp đang chở gỗ từ rừng về sửa
nhà không có giấy tờ hợp pháp nên bị điều tra. Nguyên nhân ông ta chết có thật
tự tử hay do nguyên nhân nào khác, không có nguồn tin độc lập để kiểm chứng.
Trong năm
2020, ít nhất có 8 người chết bất thường trong tay công an CSVN khi mới bị tạm
giam để điều tra, không kể hai người đã bị kết án tử
hình vì buôn bán ma túy, nói là tự tử chết trong thời gian chờ thi hành án.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/01/VN-Cong-an-Ben-Tre-ve-xa.jpg
Công An tỉnh Bến Tre làm
lễ trao chứng lệnh thuyên chuyển một số công an viên về làm công an xã hồi
Tháng Tám, 2020. (Hình: Đồng Khởi)
Ngày 25 Tháng Mười Một,
2015, Quốc Hội CSVN thông qua “Luật thi hành tạm giữ, tạm giam” để có căn cứ
truy tố, kết án công an tra tấn ép cung các nghi can dẫn đến thương tích và chết
người. Trước đó, CSVN đã ký vào “Công Ước Quốc Tế về Chống Tra Tấn” ngày 7
Tháng Mười Một, 2013. Tuy nhiên, tra tấn, nhục hình nghi can dẫn đến hàng chục
nạn nhân chết mỗi năm tại Việt Nam dù người ta chỉ mới bị bắt một vài giờ tới một
vài ngày.
Hồi Tháng Năm năm ngoái,
tờ Tiền Phong dẫn lời ông Nguyễn Xuân Hùng, một cựu thượng tá “nguyên đội trưởng
Đội Thanh Tra Pháp Luật Công An thành phố Hà Nội” nhìn nhận rằng “việc bức
cung, dùng nhục hình ở nước ta vẫn tồn tại.” Cho nên, theo lời ông này, các vụ
án oan sai xảy ra tại Việt Nam là “có thật.”
Ông Hùng nêu lý do xảy ra
tra tấn ép cung “vì động cơ thành tích phá án để ép bằng được, thậm chí bức
cung, nhục hình, tạo thêm chứng cứ không khách quan. Có những trường hợp làm giả
chứng cứ, sửa cả hồ sơ để cố tình buộc tội. Khâu truy tố, xét xử cũng vậy, vì
thành tích rồi xử lý ép hoặc bị quy kết như điều tra bảo làm đủ rồi, ông kiểm
sát không truy tố là bỏ lọt tội phạm.” (TN) [qd]
No comments:
Post a Comment