Người dịch: Uyen Duong
12/01/2021
Translated from The Times of Israel
article "Fragile, vulnerable’: Iran, China, Russia mock US democracy
after Capitol chaos"
Những kẻ thù của Hoa Kỳ
bày tỏ sự khinh miệt đến hệ thống dân chủ “không bền vững” bằng việc hả hê khi
thấy những hình ảnh bạo lực ở Washington, trong khi các đồng minh hối thúc việc
ổn định lại trạng thái bình thường.
Bài được phát hành ngày 7
tháng Một năm 2021 trong mục “Các cơ quan”
Phụ đề: Richard
Barnett, một người ủng hộ của Tổng thống Trump, ngồi trong văn phòng của chủ
tịch Hạ Viện – bà Nancy Pelosi bên trong bên trong Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ tại
Washington, DC, ngày 6, tháng Một, năm 2021. (Saul Loeb/AFP)
Vào hôm thứ Năm, Iran,
Nga và Trung Quốc đã khinh miệt những cảnh tượng hoành hành của người dân Mỹ ở
Tòa nhà Quốc Hội ngày hôm qua khi họ cố gắng ngăn chặn sự chuyển đổi quyền lực
yên bình sang Tổng thống đắc cử Joe Biden sau cuộc bầu cử dân chủ ở một quốc
gia mà nhiều người trên thế giới đã xem xét như một mô hình cho quản trị dân chủ.
Giữa sự phẫn nộ khắp nơi
trên thế giới trước sự đột kích vào Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ do những người ủng
hộ Tổng thống Donald Trump là một niềm vui không dứt đối với những người từ lâu
đã hộc hằn với xu hướng của Mỹ – trừng phạt các quốc gia khác vì tuân thủ những
lý tưởng dân chủ kém-hoàn-hảo khác.
Tổng thống Iran Hassan
Rouhani cho biết hôm thứ Năm rằng sự hỗn loạn nổ ra tại Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ,
một cơ cấu được công nhận trên toàn cầu và là tâm điểm của tư tưởng dân chủ của
Mỹ, nay đã phơi bày sự mong manh của nền dân chủ của phương Tây.
“Những gì chúng ta đã thấy
ở Hoa Kỳ tối qua (thứ Tư) và hôm nay cho thấy nền dân chủ phương Tây mong manh
và dễ bị phá vỡ như thế nào,” ông Rouhani nói trong một bài phát biểu của truyền
hình nhà nước.
“Chúng ta đã thấy bất hạnh
thay, chủ nghĩa dân túy vẫn nảy nở dù khoa học và công nghiệp tiếp tục tiến bộ,”
ông nói. “Một người theo chủ nghĩa dân túy đã đến và dẫn dắt đất nước của ông đến
thảm họa trong vòng bốn năm qua.”
Phụ đề: Tổng thống
Iran Hassan Rouhani phát biểu trong cuộc họp nội các ở Tehran, Iran, ngày 6,
tháng Một, năm 2021. (Iranian Presidency Office via AP)
Cơ quan báo chí bán chính
thức Fars của Iran đã gọi Hoa Kỳ “một nền dân chủ vỡ vụn,” trong khi các tài khoản
Twitter ủng hộ chính phủ của Iran hả hê, thay nhau lan truyền những bức ảnh về
đám đông bạo lực với những hashtag bao gồm #SựSụpĐổCủaHoaKỳ (#DownfalloftheUS).
Ở Trung Quốc, nơi có xích
mích liên tục với chính quyền của Trump về các vấn đề thương mại, quân sự và
chính trị, mọi người đã phẫn nộ chỉ trích Trump và những người ủng hộ ông,
trích dẫn cả việc ông không kiểm soát được đại dịch coronavirus và hành động bạo
lực của đám đông ở Washington.
Phụ đề: Khói lấp đầy
lối đi bên ngoài Phòng Thượng Viện khi những người ủng hộ Tổng thống Hoa Kỳ
Donald Trump phải đối mặt với các cảnh sát của Quốc hội Hoa Kỳ bên trong Tòa
nhà Quốc hội, ngày 6, tháng Một, năm 2021 ở Washington. (AP Photo/Manuel Balce
Ceneta)
Đảng cộng sản Trung Quốc
từ lâu đã cáo buộc Mỹ đạo đức giả trong nỗ lực thúc đẩy dân chủ và ủng hộ nhân
quyền ở nước ngoài.
Liên đoàn Thanh niên Cộng
sản đã đăng một bức ảnh ghép từng những hình ảnh về sự bạo lực xảy ra tại Tòa
nhà Quốc hội trên trang mạng xã hội giống Twitter – Weibo chú thích: “Ngày thứ
sáu, Quốc hội Hoa Kỳ, một cảnh tượng tuyệt đẹp.” Điều này dường như chế giễu Chủ
tịch Hạ viện Nancy Pelosi vì những bình luận của bà vào tháng 6 năm 2019 để ca
ngợi các cuộc biểu tình, đôi khi bạo lực, chống chính phủ ở Hồng Kông. “Hoa Kỳ
không an toàn như Trung Quốc, phải không? Tôi nghĩ ông Trump là một người tự
cao tự đại và ích kỷ,” ông Yang Ming, cố vấn tài chính nói
Phụ đề: Thiệt hại
có thể nhìn thấy rõ trên hành lang vào sáng sớm thứ Năm, ngày 7, tháng Một, năm
2021, sau khi những người biểu tình xông vào Tòa nhà Quốc hội ở Washington, hôm
thứ Tư. (AP Photo / Andrew Harnik)
Một nhà lập pháp cấp cao
của Nga nói rằng nền dân chủ Hoa Kỳ đang “khập khiễng trên hai chân.”
Konstantin Kosachyov, chủ
tịch Ủy ban đối ngoại Thượng Viện Nga, cho biết các sự kiện kinh ngạc xảy ra ở
thủ đô Hoa Kỳ cho thấy Washington không có quyền khiển trách các nước khác về nền
dân chủ.
“ Sau cuộc bầu cử, bên
thua có quá nhiều căn cứ để buộc tội bên thắng là làm giả mạo những phiếu bầu -
rõ ràng là nền dân chủ Mỹ đang khập khiễng cả hai chân,” ông Kos Kosachyov nói
trong một bài đăng trên Facebook.
“Sự hân hoan của nền dân
chủ đã kết thúc. Thật không may, nó đã rơi xuống chỗ thấp nhất, và tôi nói điều
này mà không có một chút hả hê.
Nước Mỹ không còn có khả
năng lèo lái sự dân chủ và vì vậy đã mất hết quyền để thiết lập nó. Và, thậm
chí còn hơn thế, đừng nói gì đến việc áp đặt nó lên quốc gia khác,” ông nói.
Từ lâu, Moscow đã dấy lên
sự chỉ trích của Hoa Kỳ về nhà nước dân chủ của Nga dưới thời Tổng thống
Vladimir Putin, cáo buộc Washington về sự giả hình và nhượng bộ.
Các nhà lập pháp ủng hộ
Kremlin đã tham gia vào tình trạng bất ổn.
Phụ đề: Nhà lập pháp người Nga Leonid Slutsky tham dự
một cuộc họp về nhân quyền tại Viện Duma Quốc Gia (Quốc Hội Nga) ở Moscow, Nga,
thứ Sáu, ngày 22, tháng Mười Một, năm 2019. (AP Photo/Pavel Golovkin)
"Hoa Kỳ chắc chắn
không thể áp đặt các tiêu chuẩn bầu cử đối với các quốc gia khác và tự xưng là
‘ngọn hải đăng của nền dân chủ thế giới’”, Leonid Slutsky, người đứng đầu bộ phận
đối ngoại ở Hạ Viện, chia sẻ với các hãng tin tức của Nga.
Một số người theo dõi từ
ngoài nước đã buộc Trump phải chịu trách nhiệm cho sự hỗn loạn. Có một sự lên
án được phát tán rộng rãi dường như được ấp ủ bởi mối quan hệ tương phản của tổng
thống Hoa Kỳ với các nước trên thế giới. Điều đó đặc biệt đúng đối với những
người đã trải nghiệm nỗi mất mát do quân đội Mỹ và các biện pháp trừng phạt.
“Chúng tôi phải chỉ trích
sự kiện này là: một cuộc tấn công có chủ ý vào nền Dân chủ bởi một Tổng thống
đang tại vị và những người ủng hộ ông ta, cố gắng lật ngược một cuộc bầu cử tự
do và công bằng! Thế giới đang dõi theo!” Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng,
Ailen Simon Coveney phát biểu trên Twitter, đại diện cho một giai điệu phẫn nộ
mà nhiều nhà lãnh đạo thế giới đang bày tỏ.
Bạo lực tại Tòa nhà Quốc
hội Hoa Kỳ làm mờ nhạt sự quả quyết của cư dân Mỹ rằng họ là trụ cột của nền
dân chủ cho các quốc gia trong những thập kỷ gần đây, trong một số trường hợp,
đã từ bỏ các hình thức chính phủ độc đoán hoặc chính phủ quân chủ.
“Vẻ đẹp của nền dân chủ?”
Một biểu tượng nhún vai là phản ứng được tweet bởi Bashir Ahmad, trợ lý cá nhân
của Tổng thống Nigeria, người đã chứng kiến một số cuộc đảo chính kể từ khi độc
lập - bao gồm một thập kỷ trước của Tổng thống Muhammadu Buhari, người gần đây
nhất đã vào văn phòng thông qua một cuộc bỏ phiếu .
Một số cơ quan lập pháp ở
châu Á - Hàn Quốc và Đài Loan, chẳng hạn - đôi khi đã bị hủy hoại với những cuộc
hỗn loạn và la hét, nhưng các nền dân chủ trong những khu vực này thường là những
phiên bản của các mô hình lập pháp của châu Âu và Mỹ.
“Thật sửng sốt. Tôi hy vọng
điều này sẽ là cơ hội để người Mỹ xem xét lại nền dân chủ của họ,” ông Na
HyunPil tại Nhà đoàn kết quốc tế Hàn Quốc, một tổ chức có trụ sở tại Seoul,
nói. “Trump phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho sự cố này. Sau bốn năm cầm quyền,
người Mỹ cảm thấy khó khăn khi nói với các nước khác rằng đất nước của họ là một
mô hình tiêu biểu cho nền dân chủ.”
Một số quốc gia, cả đồng
minh và đối thủ của Mỹ, đã đưa ra cảnh báo du lịch cho công dân của họ.
Phụ đề: Bộ trưởng
Ngoại giao Ireland, Simon Coveney đến dự một cuộc họp của các bộ trưởng về các
vấn đề chung của EU tại tòa nhà Hội đồng châu Âu ở Luxembourg, ngày 13, tháng
Mười, năm 2020. (Virginia Mayo/AP)
Cư dân Úc được thúc giục
để tránh các cuộc biểu tình của Hoa Kỳ theo những gì Thủ tướng Scott Morrison
mô tả là “những cảnh tượng đáng lo ngại” ở Hoa Kỳ.
Bốn người chết trong bạo
lực, một người biểu tình bị bắn khi cô buộc lối vào tòa nhà Quốc hội và ba người
khác được mô tả là chết vì các trường hợp “khẩn cấp y tế.”
Malcolm Turnbull, ông là
thủ tướng Úc khi Trump nhậm chức tổng thống và được thay thế bởi Morrison vào
năm 2018. Ông khá khắc nghiệt trong sự lên án của mình, mô tả Trump là một kẻ bắt
nạt, ái kỷ, và chỉ biết quan tâm đến quyền lực của chính mình.
“Tôi thấy thật
kinh hoàng”, ông Turnbull nói với Tập
Đoàn Phát Sóng Úc. “Ông
Donald Trump đã gây thiệt hại nhiều hơn cho nước Mỹ trong bốn năm qua, cả về nội
bộ, trong nước và về vị thế quốc tế, hơn bất kỳ đối thủ nào có thể tưởng tượng
được.”
Tương tự, các đồng minh từ
những nước khác cũng bị sốc với những gì họ mô tả là một cuộc tấn công trên nền
dân chủ Mỹ, mặc dù một số người nói rằng họ tin rằng các thể chế dân chủ Hoa Kỳ
sẽ vượt qua sự hỗn loạn.
“Những cảnh tượng ô nhục
trong Quốc hội Hoa Kỳ,” Thủ tướng Boris Johnson của Anh đã tweet. Anh là một đồng
minh trung thành của Hoa Kỳ trong nhiều thế hệ. Hoa Kỳ đại diện cho nền dân chủ
trên toàn thế giới và điều quan trọng bây giờ là cần phải có một sự chuyển giao
quyền lực hòa bình và có trật tự.”
“Những gì đang xảy ra là
sai”, Thủ tướng của New Zealand Jacinda Ardern nói trong một tuyên bố. “Nền dân
chủ - quyền của mọi người để thực hiện một cuộc bỏ phiếu, có tiếng nói của họ
và sau đó quyết định đó được giữ vững một cách hòa bình - không bao giờ được đảo
ngược bởi một đám đông.”
Phụ đề: Thủ tướng
Anh, ông Boris Johnson rời số 10 đường Downing, ở London, ngày 6, tháng Một,
năm 2021. (Ian West/PA qua AP)
Narendra Modi, thủ tướng
của nền dân chủ lớn nhất thế giới, Ấn Độ, cho biết trên Twitter: “Thật đau buồn
khi xem tin tức về sự náo loạn và bạo lực ở Washington DC. Sự chuyển giao quyền
lực có trật tự và hòa bình phải được tiếp tục. Quá trình dân chủ không thể bị lật
đổ thông qua các cuộc biểu tình bất hợp pháp.”
Venezuela, là nước nằm dưới
sự phê chuẩn của Hoa Kỳ, cho biết các sự kiện ở Washington cho thấy Hoa Kỳ “đang
phải nếm mùi những gì chính nó đã tạo ra ở các quốc gia khác với đường lối
chính trị hung hăng.”
Tổng thống của Venezuela
Nicolás Maduro đã sống sót sau những nỗ lực đối lập do Mỹ hậu thuẫn để hất cẳng
ông. Bất chấp những cáo buộc vi phạm nhân quyền, bất ổn dân sự và khủng hoảng
nhân đạo, đã buộc hàng triệu người phải chạy trốn khỏi đất nước giàu dầu mỏ
này.
“Đây là cuộc nổi dậy.
Không hơn không kém. Tại Washington,” Carl Bildt, cựu thủ tướng của Thụy Điển,
đã nói trên Twitter.
Người dịch: Uyen Duong
Biên tập: Tri Luong
No comments:
Post a Comment