NỘI
DUNG :
Mang cờ VNCH đi biểu tình ở Quốc Hội Mỹ: Đồng tình hay phản đối?
Đằng-Giao/Người Việt
.
ĐỪNG
LÀM XẤU HÌNH ẢNH LÁ CỜ VÀNG NỮA!
Nhà báo Song Chi
.
Cờ miền Nam Việt
Nam trong cuộc bạo động ở Điện Capitol
Tác giả: Tuấn
Hoàng
.
CỜ ĐỎ CỜ VÀNG (Song Chi) | Ngoclinhvugia's Blog
Thứ Sáu, 01/13/2017 –
15:56
http://www.rfavietnam.com/node/3654
.
===================================================
.
.
Mang cờ VNCH đi biểu tình ở Quốc Hội Mỹ: Đồng tình hay phản đối?
Đằng-Giao/Người
Việt
January 11, 2021
WESTMINSTER, California (NV) – Lá cờ vàng ba sọc đỏ đại diện chính thể Việt
Nam Cộng Hòa (VNCH) được một số người cầm theo trong cuộc biểu tình ủng hộ Tổng
Thống Trump tại Washington, D.C. sau đó xâm nhập vào tòa nhà Quốc Hội, hôm 6
Tháng Giêng, đã làm dấy lên cuộc tranh luận giữa những người gốc Việt, có người
đồng tình, có người phản đối.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/01/Co-VNCH-Bieu-Tinh-01-1536x775.jpg
Một người cầm cờ
VNCH trên ban công bên ngoài tòa nhà Quốc Hội khi đoàn biểu tình tràn vào hôm 6
Tháng Giêng. (Hình: Cát Linh/Người Việt)
Ông Phát Bùi, chủ tịch Cộng
Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, cho biết ông không muốn phê phán những
người cầm cờ VNCH trong biến cố hôm 6 Tháng Giêng.
“Cầm cờ là quyền cá nhân.
Tôi không nghĩ chúng ta nên áp đặt quan niệm của mình lên việc làm của họ.”
Ông Phát thắc mắc: “Tại
những cuộc biểu tình khác quanh Little Saigon trước đây, lá cờ VNCH đã xuất hiện
nhiều lần, có lúc do nhóm ủng hộ ông Trump, có lúc do nhóm ủng hộ ông Biden, mà
không ai có ý kiến gì cả. Tại sao bây giờ lại thành chuyện lớn?”
Tuy nhiên, có những người
công khai đồng ý ủng hộ chuyện cờ vàng ba sọc đỏ có mặt trong cuộc xuống đường
tại thủ đô Hoa Kỳ.
Ông Võ Văn Giỏi, thành
viên ban tổ chức Ủy Ban Chào Cờ Đầu Tháng, tán thành việc này.
Ông nói: “Tôi nghĩ họ làm
vậy là đúng. Điều này nói lên người Mỹ gốc Việt có quan tâm đến chuyện đất nước.
Ở xứ tự do, họ làm gì thì làm miễn là đừng cầm cờ Cộng Sản là được rồi.”
Ông Bằng Phong Đặng Văn
Âu, cựu thiếu tá phi công VNCH, cũng tán thành: “Họ làm vậy có gì là sai đâu. Họ
biểu tình để nói lên chính kiến của mình, đó là điều tốt.”
Ông nhấn mạnh: “Họ cầm cờ
chứ có đập phá gì đâu. Họ là những người có tinh thần quốc gia, có lý tưởng quốc
gia. Lá cờ đó nhân danh cho một chính nghĩa yêu nước.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/01/Co-VNCH-Bieu-Tinh-02-1536x864.jpg
Những người cầm cờ
VNCH tuần hành trên đường tiến vào tòa nhà Quốc Hội hôm 6 Tháng Giêng. (Hình:
Cát Linh/Người Việt)
Ông Thái Văn Vinh, ở
Riverside, nói: “Họ làm vậy là đúng chứ. Chuyện họ cầm cờ Việt Nam Cộng Hòa
cũng không sao hết. Tôi hoan hô họ cả hai tay.”
Ông giải thích: “Tôi
không bao giờ quên được những người đảng Dân Chủ đã bức tử VNCH hồi 1975 cũng như
tôi không chấp nhận những người đó lại nắm quyền làm chủ đất nước Hoa Kỳ hôm
nay.”
Ông tiếp: “Tôi mang ơn
nhân dân Mỹ đã cưu mang chúng ta bao nhiêu năm nay, nhưng tôi không thể tha thứ
cho những người làm chính trị đã bức tử miền Nam Việt Nam hồi đó.”
Tuy nhiên, với suy nghĩ đối
lập, nhiều người cho rằng lá cờ VNCH không nên xuất hiện trong một cuộc “phiến
loạn chính trị” của Hoa Kỳ.
Ông Nguyễn Văn Chuyên, cựu
phi công tác chiến khóa 1/70 Trừ Bị Thủ Đức, cư dân Fountain Valley, nói: “Tôi
rất buồn và đau lòng khi thấy lá cờ mà chính tôi và anh em đồng ngũ của tôi sẵn
sàng hy sinh mạng sống cũng như thân thể để bảo vệ khi chưa mất nước lại vùng vẫy
tung bay trên ban công tòa nhà Quốc Hội ở thủ đô nước Mỹ.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/01/Co-VNCH-Bieu-Tinh-03-1536x864.jpg
Cờ VNCH cùng các lá
cờ khác xuất hiện trên khán đài trong khu vực tòa nhà Quốc Hội. (Hình: Cát
Linh/Người Việt)
Ông thêm: “Tôi không
biết thực hư thế nào, vì có tin cho rằng chuyện này có thể do một số người trà
trộn vào đám phiến loạn để làm xấu lá cờ của chúng ta.”
Ông thở dài: “Dù gì đi
nữa thì lá cờ tổ quốc của người gốc Việt chân chính đã bị ‘Google’ nhận diện là
một một trong chín lá cờ tham dự cuộc bạo loạn vừa qua. Cả thế giới đều thấy.”
Ở Santa Ana, ông Nguyễn
Quảng Bá sôi nổi nói: “Tôi hoàn toàn chống đối chuyện này. Cờ vàng ba sọc đỏ
phải được trân trọng và chỉ nên xuất hiện trong những buổi lễ quan trọng của
người Việt như lễ Tưởng Niệm 30 Tháng Tư, Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hay
Ngày Thuyền Nhân chứ không nên có mặt trong một cuộc nổi loạn chống phá Hiến
Pháp Hoa Kỳ.”
Ông nhấn mạnh: “Tôi
ghi danh bầu cử là người theo đảng Cộng Hòa và tôi bầu cho ông Trump năm 2016
nhưng tôi không ủng hộ cuộc nổi loạn vô lối và phạm pháp hôm 6 Tháng Giêng và
tôi, một lần nữa, đả phá chuyện sử dụng lá cờ VNCH trong cuộc nổi loạn đó.”
Ông Alex Bạch, cựu sĩ
quan Hải Quân VNCH, ôn tồn nói: “Chúng ta đang nói về một biến cố chính trị
của người Mỹ. Vậy thì lá cờ VNCH xuất hiện tại Washington, D.C. là hoàn toàn
không đúng thời gian và không gian.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/01/Co-VNCH-Bieu-Tinh-04-1536x864.jpg
Một người cầm cờ
VNCH và mang theo cả loa phóng thanh khi tuần hành. (Hình: Cát Linh/Người Việt)
Theo ông, lá cờ thiêng
liêng này chỉ nên xuất hiện trong những cuộc đấu tranh cho dân quyền trong nước
hay chống đối chính sách xâm lược của Trung Quốc mà thôi.
“Chúng ta là người Mỹ gốc Việt, chúng ta nên tham
gia những sinh hoạt chính trị của Mỹ, nhưng không nên cầm theo lá cờ VNCH, tượng
trưng cho bao nhiêu anh linh nước Việt,” ông bày tỏ.
Ông hồi tưởng: “Tôi nhớ
ngày tuyên thệ nhập tịch, chúng ta chỉ cầm cờ Mỹ thôi. Điều này có nghĩa bao
nhiêu tình cảm mình dành cho lá cờ VNCH, mình phải giữ trong tim chứ không dùng
một cách lung tung trong một bối cảnh không dính dáng gì đến tổ quốc chúng ta.”
Những người ở tuổi trẻ
hơn cũng cảm thấy tức giận khi thấy lá cờ mà họ hằng tôn vinh lại nằm trong tay
của những người “nổi loạn.”
Cô Katrina Hương Phạm,
sinh viên Golden West, phát biểu: “Ông tôi, cha tôi và chú tôi đã chiến đấu
vì lá cờ này. Tôi vô cùng tức giận và hổ thẹn vì những người phạm pháp này. Họ
đã làm hoen ố di sản tị nạn Cộng Sản của chúng ta. Họ xúc phạm bao nhiêu xương
máu của cha ông chúng ta bằng cách xúc phạm lá cờ VNCH.”
Bạn trai cô, anh Patrick
Nguyễn, góp ý: “Tôi ủng hộ ông Biden, nhưng tôi ủng hộ bằng lá phiếu, đó là
tôn trọng dân chủ. Tôi không chống đối những người nổi loạn cũng như những người
ủng hộ ông Trump một cách vô căn cứ, kêu gào gian lận mà không có chứng cớ gì cả.
Điều tôi chống đối là họ làm thế giới tưởng rằng người gốc Việt chống Cộng Sản
là quân phiến loạn.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/01/Co-VNCH-Bieu-Tinh-05-1536x1152.jpg
Một người cầm cờ
VNCH trong đoàn tuần hành. (Hình: Cát Linh/Người Việt)
Cô Alicia Nguyễn, sinh
viên OCC, nói: “Tôi tức giận và xấu hổ vì những người này đã sỉ nhục lá cờ đại
diện cho cộng đồng chúng ta. Đáng buồn hơn, tôi biết một nhóm người gốc Việt đã
sử dụng quốc ca VNCH nhưng đổi lời để hoan hô Trump. Những người này lớn tuổi rồi,
60, 70 tuổi rồi mà sao lại vô ý thức một cách đáng xấu hổ như thế.”
Ông Phát Bùi giữ vững lập
trường rằng là công dân trong một đất nước tự do, mỗi người nên có ý kiến riêng
nhưng phải biết tôn trọng ý kiến của người khác cho dù có trái ngược với ý
mình.
“Phải tôn trọng và tìm cách hiểu và thông cảm cho
nhau thay vì công kích và mạ lỵ lẫn nhau thì chúng ta mới đoàn kết và tiến bộ
được,” ông nói.
Ông thêm: “Trong vai
trò chủ tịch cộng đồng, tôi nghĩ rằng chúng ta không nên phê phán nhau nữa.
Đã đến lúc cộng đồng gốc Việt của chúng ta nói riêng và toàn thể nhân dân Hoa Kỳ
nói chung nên cùng nhau hàn gắn lại những đổ vỡ đáng tiếc trong thời gian qua.”
[kn]
—–
Liên lạc tác giả: ngo.giao@nguoi-viet.com
------------------------------------------------------------
.
.
ĐỪNG
LÀM XẤU HÌNH ẢNH LÁ CỜ VÀNG NỮA!
Nhà
báo Song Chi
https://www.facebook.com/vietnamconghoa123/posts/3456200137937879
Bao nhiêu năm nay lá cờ
vàng ba sọc đỏ là biểu tượng thiêng liêng gợi nhớ về một chế độ,
tuy còn non trẻ và gặp bao nhiêu khó khăn trong thời chiến tranh, nhưng
đã kịp xây dựng được những mầm mống căn bản của một chế độ tự do
dân chủ, đã kịp để lại những thành tựu về kinh tế qua rất nhiều
thương hiệu VN, những di sản quý giá về văn học, thi ca, âm nhạc cho
tới kiến trúc...mang đậm tính nhân bản, tình tự quê hương, dân tộc,
bằng chứng là nền văn học, âm nhạc…đó vẫn sống dù từng bị cấm
đoán, thủ tiêu từ ngay những ngày đầu tiên khi cuộc chiến tranh vừa
kết thúc, một nền giáo dục với tính triết lý Nhân bản-Dân tộc-Khai
phóng đã đào tạo ra bao nhiêu con người trí thức có năng lực, có
kiến thức và có lương tri.
Để có được những
thành tựu ấy và để cho người dân miền Nam được hưởng một cuộc sống
ấm no, êm đềm dù trong những ngày tháng ngập lửa bom đạn, chiến
tranh, là sự hy sinh của bao nhiêu con người đã ngã xuống trên chiến
trường Đồng Xoài, Pleime., Mậu Thân, Quảng Trị, An Lộc, hải chiến
Hoàng Sa, Phước Long, Xuân Lộc…Lá cờ ấy còn thấm máu và tinh thần
bất khuất của ít nhất 5 vị tướng cùng hàng chục, hàng trăm tá, úy,
người lính đã tuẫn tiết ngay trước, trong những ngày cuối cùng của
cuộc chiến.
Chế độ VNCH bại trận
nhưng việc lựa chọn đúng mô hình thể chế, con đường đi cho dân tộc cho
tới những thành tựu, di sản đó là không thể phủ nhận.
Sau khi chiến tranh kết
thúc cho tới bao nhiêu năm sau đó nữa, hàng trăm ngàn, hàng triệu con
người đã rời nước ra đi, sống tha hương trên đất người nhưng vẫn mang
theo lá cờ bên mình-lá cờ vàng vì vậy càng trở thành biểu tượng
của tự do. Đối lập với lá cờ đỏ sao vàng của đảng cộng sản, của
chế độ cộng sản-là lá cờ gắn liền với một chủ thuyết và một mô
hình sai lầm đã bị nhân loại vứt vào sọt rác, gắn liền với một
chế độ độc tài sắt máu, mỵ dân, hình thành từ bạo lực, tồn tại
nhờ bạo lực, chỉ chuyên dùng bạo lực, khủng bố để cướp chính quyền
và giữ chính quyền.
Nay lá cờ vàng lại
bị một số người ủng hộ Trump, chủ yếu ở Mỹ, mang theo trong mọi
cuộc xuống đường ầm ỹ ủng hộ Tổng thống Donald Trump hay phản đối
kết quả cuộc bầu cử 2020, và nhiều lần hình ảnh lá cờ vàng đã
lọt vào ống kính của phóng viên báo chí nước ngoài. Đỉnh điểm là
trong cuộc bạo loạn xông vào tòa nhà Quốc hội Mỹ của thành phần
ủng hộ Trump, mà giờ đây đã bị Tổng thống Tân cử Joe Biden gọi là
những kẻ khủng bố nội địa (domestic terrorists), cũng có những người
Mỹ gốc Việt với lá cờ vàng đã lọt vào ống kính của một vài báo,
đài nổi tiếng!
Yêu quý ai là quyền
của quý vị. Có những hành động bạo loạn, vi phạm pháp luật, Hiến
pháp Mỹ như vụ xông vào tòa nhà Quốc hội Mỹ kia cũng là lựa chọn
của quý vị và nếu quý vị có phải trả giá vì điều đó thì cũng
là chuyện của quý vị.
Nhưng đừng nhân danh lá
cờ vàng mà làm xấu đi hình ảnh của lá cờ vàng nữa. Lá cờ ấy
không đại diện cho riêng một nhóm người ủng hộ Trump. Đó là chưa kể
bây giờ quý vị đã là người Mỹ rồi, đừng mang theo lá cờ của cựu
quốc nữa, nếu muốn xuống đường ủng hộ Trump thì cứ mang theo hình
Trump, những câu slogan “America First”, "Make America Great
Again"...hay thậm chí “Trump là Thượng đế, là Chúa Trời của tôi”…
tùy!
Hình của FB Ngô Đắc Hoà
--------------------------------------------
.
.
Cờ miền Nam Việt
Nam trong cuộc bạo động ở Điện Capitol
Tác giả: Tuấn Hoàng
Jackhammer Nguyễn, biên dịch
10/01/2021
https://baotiengdan.com/2021/01/10/co-mien-nam-viet-nam-trong-cuoc-bao-dong-o-dien-capitol/
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/01/1-13-1024x620.jpg
Hình ảnh cờ vàng trong cuộc bạo động ngày 6/1, là
hình ảnh tai tiếng được truyền đi khắp thế giới. Nguồn: CNN
Chuyện gì xảy ra đối với lá cờ của một quốc gia
không còn nữa, trong vụ rối loạn?
Lá cờ Việt Nam cộng hòa
(RVN), một quốc gia đã mất vào năm 1975, xuất hiện trong cuộc tấn công điện
Capitol ở Washington DC, ngày 6/1/2021, cùng với cờ Mỹ, cờ Trump, cờ Tea Party,
cờ Confederate (các bang miền Nam ly khai trong nội chiến Mỹ) cùng cờ một số nước
như Hàn Quốc, Canada, Nhật, Úc.
Tại sao lá cờ vàng ba sọc
đỏ đó có mặt trong biến cố kinh hoàng đó?
Đây là một câu chuyện dài
và phức tạp. Câu trả lời ngắn nhất có thể đó là biểu tượng của một nhóm người ủng
hộ ông Trump, một nhóm khá đông đúc những người Mỹ gốc Việt. Cái lý do phù hợp
với họ để họ ủng hộ ông Trump là: Ông ấy là người cứng rắn nhất chống Trung Quốc,
quốc gia gây đe dọa Việt Nam trong mấy chục năm nay. Trong cái nhìn của họ thì
đảng Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) xâm lấn lãnh thổ và chèn ép Việt Nam dựa trên sự
bạc nhược của chính quyền Việt Nam.
Chống Trung Quốc và (hoặc)
chống CSTQ, không phải là cảm xúc riêng của người Mỹ gốc Việt, thế hệ thứ nhất
và thế hệ 1.5, mà nó còn có cả ở những người bất đồng chính kiến Trung Quốc và
những di dân từ Philippines. Khảo sát cho thấy, có nhiều người Mỹ gốc
Philippines, cũng như gốc Việt, bầu cho Trump. Thật ra ảnh hưởng của Trump bên
trong Việt Nam còn lớn hơn là ở cộng đồng người Việt hải ngoại. Tôi không biết
về những khảo sát bên trong Việt Nam, nhưng có nhiều bằng chứng, câu chuyện cho
phép tin điều đó.
Nếu nhìn từ bên ngoài,
thì người ta sẽ nghĩ rằng có cờ của Hà Nội, cũng như cờ của các quốc gia khác
trong sự kiện ngày 6/1/2021, nhưng cộng đồng người Việt hải ngoại lại là một cộng
đồng tự nhận là chống cộng sản, với đa số đến từ miền Nam của nước Việt Nam Cộng
hòa ngày trước. Nhưng chống cộng sản không có nghĩa là nồng ấm trong chiến
tranh với Hoa Kỳ, với tư cách là người khởi xướng cuộc chiến Việt Nam. Theo các
nhà nghiên cứu sử học, trong đó có tôi, thì chuyện chống Mỹ là có thật và rất
đa dạng ở miền Nam trước kia, hậu quả của nhiều lý do: Lòng ái quốc, thời thuộc
địa, và những yếu tố khác nữa.
Những người tỵ nạn Nam Việt
Nam đầu tiên đến Mỹ mang trong lòng cảm xúc, cho rằng Mỹ đã bỏ rơi miền Nam Việt
Nam. Họ nhìn chính phủ Mỹ ít nhất với sự nghi ngờ, tệ hơn là với sự giận dữ. Họ
mang ơn xã hội Mỹ, với các nhà thờ và những tổ chức tôn giáo đã giúp họ bình ổn
cuộc sống. Nhưng đó là sự mang ơn đa dạng, phức tạp hơn những người Mỹ.
Dần theo năm tháng, những
người tị nạn Việt Nam có cái nhìn tích cực hơn về nước Mỹ, nhất là do những biến
chuyển trong nước như là chuyện quốc hữu hóa nền kinh tế, trại tù cải tạo, thuyền
nhân. Ngoài ra vai trò toàn cầu của nước Mỹ, chuyện tổng thống Reagan dùng lời
lẽ chống Cộng mạnh bạo trước khi cùng Gorbachev chấm dứt chiến tranh lạnh, chuyện
người Việt được xem như người thiểu số kiểu mẫu, người di dân kiểu mẫu, người tỵ
nạn kiểu mẫu. Còn có một câu chuyện dài khác nữa.
Lá cờ Việt Nam Cộng hòa
đã và đang là biểu tượng cho những sự kiện của người Mỹ gốc Việt. Vốn đã mang
tính dân tộc chủ nghĩa cao, tính biểu tượng của nó rất mạnh trong cộng đồng người
tị nạn trong thập niên 1970, 1980. Nó không chỉ là căn cước và lịch sử của họ,
đang bị chế độ mới ở Việt Nam xóa đi, mà nó còn là sự cần thiết cho họ vì có
quá ít – nếu không nói là không có gì hết – những biểu hiện cho căn cước và lịch
sử của họ ở Mỹ như là bảo tàng, tượng đài, sự công nhận, sự tưởng niệm,… Lá cờ
và quốc ca Việt Nam Cộng hòa là điều trong số rất ít những điều giữ cho căn cước
và ký ức chính trị của cộng đồng người tị nạn sống còn.
Tất cả những cái đó giải
thích cho sự có mặt của lá cờ Việt Nam Cộng hòa trong ngày 6/1: Chỉ là câu chuyện
trải nghiệm của người Mỹ gốc Việt, câu chuyện hình ảnh của lá cờ. Trong thập
niên 1970, 1980, lá cờ có mặt ở những sự kiện mang tính sắc tộc, chẳng hạn như
là Tết, hay là kỷ niệm ngày Sài Gòn sụp đổ. Ngoài hình ảnh của lá cờ, quốc ca
Việt Nam Cộng hòa cũng mang tính biểu tượng trong những dịp đó. Theo những gì
tôi quan sát thì những lúc đó có cờ nhưng không nhiều. Đôi khi lá cờ cũng có mặt
ở những sự kiện không phải do người Việt tổ chức, nhưng thỉnh thoảng thôi.
Thập niên 1990 mang đến sự
thay đổi lớn cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt, cũng như là hình ảnh của lá cờ.
Đó là rất đông cựu từ chính trị, tù cải tạo đến Mỹ, họ tiếp thêm năng lượng cho
cộng đồng. Lá cờ và quốc ca trở nên quan trọng, như một biểu tượng. Người ta thấy
nhiều cờ hơn ở những sự kiện mang tính sắc tộc. Và người ta cũng thấy thường
xuyên hơn hình ảnh các sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng hòa với quân phục của họ.
Điều này cũng thể hiện sự mất mát, cũng như căn cước của họ. Cờ, và ở mức độ ít
hơn là quân phục, rất phổ biến ở các buổi tập họp chính trị, gây quỹ, họp mặt,
tang lễ, và những sự kiện khác của người Việt. Sự kiện nhiều hơn, và cờ cũng
nhiều hơn so với những năm trước đó.
Rồi hình ảnh của lá cờ
cũng phổ biến hơn trong những sự kiện không mang tính sắc tộc. Có nhiều lý do về
việc này. Một trong những lý do là hàn gắn những bất hòa giữa nước Mỹ và những
cựu binh Việt Nam Cộng hòa. Hay là nhiều người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ 1.5 gia
nhập quân đội Mỹ, mà những người này quen thuộc với hình ảnh chào cờ. Những người
Việt trẻ hơn bắt đầu xem lá cờ như là di sản của họ. Một số hội đồng thành phố
công nhận lá cờ như là biểu tượng cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Sự trỗi
dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Mỹ sau ngày 11/9 cũng có thể góp phần vào hình ảnh
lá cờ, chuyện chính trị ở quê nhà liên quan đến Trung Quốc, chắc chắn là một yếu
tố quan trọng.
Sang những năm 2010, hình
ảnh phổ biến hơn của lá cờ ở những sự kiện không mang tính sắc tộc có thể là do
sự gắn kết nhiều hơn giữa chuyện chính trị ở quê hương và chuyện nội bộ nước Mỹ.
Trong kỳ bầu cử năm 2016, và nhất là kỳ bầu cử năm 2020, lá cờ xuất hiện ở nhiều
buổi vận động chính trị của ông Trump. Không có gì ngạc nhiên nếu như có nhiều
cờ hơn ở những buổi như thế tại khu Tiểu Sài Gòn và trên toàn quốc. Cờ Việt Nam
Cộng hòa trở thành một điều mang ý nghĩa cho những người ủng hộ Trump. Sự xuất
hiện của lá cờ vào ngày 6/1 vừa qua thể hiện rằng, những người Việt ủng hộ
Trump vẫn tin vào những điều ông ta nói về cuộc bầu cử [gian lận].
Còn rất nhiều điều đáng
nói về chuyện này, ở Mỹ cũng như sang tận bên kia bờ Thái Bình Dương. Có nhiều
góc nhìn khác nhau về giới tính, tôn giáo, sắc tộc (sự phân biệt chủng tộc chống
người da đen), tụ lại hoặc khác biệt nhau ở những cộng đồng Á châu khác nhau.
Tôi hy vọng rằng, tất cả
những gì tôi trình bày sẽ làm rõ hơn để tìm hiểu tại sao lá cờ lại có mặt trong
cuộc biểu tình ngày 6/1/2021, một cuộc biểu tình trở thành bạo loạn.
_____
Tác
giả: Tuấn Hoàng là giáo sư tại Đại học Pepperdine,
California
================================
.
.
CỜ ĐỎ CỜ VÀNG (Song Chi) | Ngoclinhvugia's Blog
Thứ Sáu, 01/13/2017 –
15:56
http://www.rfavietnam.com/node/3654
No comments:
Post a Comment