Di
sản của Trump và Đảng Cộng Hòa
Hoàng
Thủy Ngữ
12/01/2021
https://baotiengdan.com/2021/01/12/di-san-cua-trump-va-dang-cong-hoa/
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/01/2-9-1024x571.png
Một kẻ tham gia bạo
loạn ngày 6/1, ngồi vào bàn làm việc của một nhà lập pháp ở Capitol. Nguồn:
Getty Images/ Economist
Ngày
20/1/2021 Trump sẽ phải rời tòa Bạch Ốc. Kỷ nguyên của Trump sẽ qua đi
nhưng di sản của ông ta vẫn còn sống. Đó là một phong trào có thể trở
thành cực đoan hơn nữa trong thời gian sắp tới. Và cái di sản này sẽ
ảnh hưởng đến nước Mỹ trong thời gian dài.
Việc
những người ủng hộ Trump xâm chiếm tòa nhà Quốc hội là cuộc tấn công nghiêm
trọng vào các thể chế dân chủ. Tuy nhiên, tình hình đã được kiểm soát tương đối
nhanh chóng. Và ngay sau đó, Quốc hội chính thức tuyên bố, ông Joe Biden là
Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ.
Các
thể chế và truyền thống dân chủ mà Hoa Kỳ đã phát triển trong 200 năm qua vẫn
tồn tại dưới thời Trump. Tuy nhiên, ông ta đã phá hỏng nền dân chủ bằng những
cách khác. Có 2 cách đặc biệt quan trọng. Thứ nhất, bằng cách làm cho Đảng Cộng
hòa trở thành độc tài hơn. Thứ hai, bằng cách làm suy giảm niềm tin của
người Mỹ vào các thể chế dân chủ và đẩy mạnh sự phân cực vốn đã âm ỉ
từ lâu trong xã hội Mỹ.
Ngày
nay, chúng ta biết rằng sự phân cực gần như bao trùm lên mọi cuộc tranh luận xã
hội trong lịch sử cận đại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, có cái mới trong cách thức phân cực
hiện nay.
Trong
quyển sách The Gingrich Senators (2013), Sean Theriault, giáo sư khoa học chính trị tại đại
học Texas, viết rằng thách thức đối với Hoa Kỳ không ở chỗ các chính trị gia Mỹ
bất đồng sâu sắc – vì họ vẫn luôn làm như vậy. Vấn đề là phương cách họ không
đồng ý với nhau.
Theo
Theriault, chính trị không chỉ để thắng đối thủ mà còn làm nhục họ. Mục đích
không phải để thảo luận, mà để tấn công người không đồng quan điểm. Cũng không
phải để đưa ra luật, mà để tranh cử.
Một
nghiên cứu mới về các đảng phái trên thế giới của viện V-Dem tại
đại học Gothenburg ở Thụy Điển, cho thấy, khuynh hướng độc tài trong
đảng Cộng hòa đã diễn ra suốt 20 năm qua, với đỉnh điểm là việc Trump từ chối
chấp nhận kết quả bầu cử và những người ủng hộ ông đã xông vào Điện Capitol.
Giờ đây, đảng này giống các đảng cánh hữu độc tài ở Đông Âu hơn là các đảng anh
em truyền thống của nó ở Tây Âu.
“Nghiên
cứu được công bố vào thứ Hai cho thấy, đảng đã theo một quỹ đạo tương tự như
Fidesz, dưới thời Viktor Orbán, từ một phong trào thanh niên tự do phát
triển thành một đảng độc tài, biến Hungary thành quốc gia phi dân chủ đầu
tiên trong Liên minh châu Âu”.
Một
trong những điểm nổi bật mà viện nghiên cứu V-Dem nêu ra là nỗ lực chụp
mũ, bôi nhọ các đối thủ chính trị và khuyến khích bạo lực qua việc không
giữ khoảng cách rõ ràng với các nhóm cực đoan, áp dụng thái độ và chiến thuật
tương tự như các đảng dân tộc chủ nghĩa cầm quyền ở Hungary, Ấn Độ, Ba Lan và
Thổ Nhĩ Kỳ.
“Các
dữ liệu cho thấy, trong năm 2018, so với hầu hết các đảng cầm quyền khác trong
nền dân chủ, đảng Cộng
Hòa bất hợp pháp hơn nhiều“.
“Rất
ít đảng cầm quyền trong các nền dân chủ trong thiên niên kỷ này (15%) bị coi
là bất hợp pháp hơn đảng Cộng hòa ở Hoa Kỳ“.
“Chúng
tôi có một số trích dẫn từ Trump, cho thấy ông đã khuyến khích những người ủng
hộ sử dụng bạo lực chống lại các nhà báo hoặc đối thủ chính trị như thế nào“.
Viện
V-Dem đã
tìm thấy, lần đầu tiên trong thế kỷ này, nền dân chủ đã suy thoái trên
toàn thế giới, chế độ độc tài chiếm đa số – nắm giữ quyền lực tại 92 quốc gia,
nơi cư trú của 54% dân số toàn cầu.
Theo
tiêu chuẩn của V-Dem, gần 35% dân số thế giới, 2,6 tỷ người, sống ở các quốc
gia đang trở nên độc đoán hơn.
Câu hỏi giờ đây là, liệu vở tuồng mới nhất mà Trump dựng ra sẽ kết
thúc thời đại của một kẻ mị dân hay khởi đầu cho một nước Mỹ leo thang xung
đột và bất ổn hơn. Chúng ta mong ước cái trước, nhưng cũng
có nhiều lý do để sợ cái sau.
Sự
mất niềm tin vào thể chế dân chủ, bất bình đẳng xã hội, thái độ độc đoán,
kỳ thị, dối trá, hệ thống bị tham nhũng, sự cân bằng quyền lực
giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp bị suy giảm và bầu không khí
chính trị không thể hòa giải, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự xung đột,
cực đoan và thù hằn.
Và Trump là người liên tục đổ dầu vào lò lửa chính trị độc hại
này bằng những lời dối trá và thuyết âm mưu.
Nhiều
người ủng hộ Trump vì họ căm tức giới chóp bu ở Washington. Họ cảm thấy
không được đại diện cũng như không được các cấu trúc quyền lực quan tâm. Ngoài
ra, nỗi lo sợ bị mất một lãnh đạo dân túy ở Tòa Bạch Ốc cùng chuyện đảng
Cộng Hòa chỉ còn là thiểu số trong cả hai viện của Quốc Hội, đã khiến họ
bực tức và có cảm giác bất lực.
Đảng
Cộng hòa cũng chia thành hai nhóm, gồm những người ủng hộ Trump và các lực lượng
ôn hòa. Trong một hệ thống đa đảng, chuyện này sẽ nhanh chóng dẫn đến sự chia rẽ. Những người cực
đoan hơn sẽ thành
lập một
đảng mới.
Nhưng việc này khó có thể xảy ra ở Hoa Kỳ. Một hệ thống lưỡng đảng với quá
trình lâu dài trong lịch sử không tạo cơ hội cho việc ly khai và thành lập
một đảng mới. Do đó, các trận chiến phải diễn ra trong nội bộ đảng.
Những
người muốn có nền dân chủ và sự ổn định thường hy vọng phe ôn hòa chiến thắng.
Tuy nhiên, vấn đề vẫn còn đó. Các lực lượng cực đoan sẽ không biến mất. Khi
phong trào của Trump không đồng quan điểm, họ có thể tiếp tục sống bên ngoài
các cơ cấu đảng phái chính thức.
Chuyện
này tạo cơ hội cho các nhóm cực hữu có thể dễ dàng chiêu mộ những người ủng hộ
Trump vốn đang tức giận và vỡ mộng. Đó là những người cảm thấy “tất cả mọi
thứ đã mất” và không còn gì có thể cứu vãn thông qua các cơ chế dân chủ.
Cách giải quyết duy nhất còn lại là bạo lực.
Joe
Biden là một nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm, nhưng ông tiếp quản một đất nước
hỗn loạn với những vết thương còn nặng hơn trước. Ông nói về nhu cầu “hàn gắn”
và hòa giải trong bài phát biểu chiến thắng của mình. Ông hoàn toàn đúng. Nhưng
làm được điều đó không dễ dàng gì khi Trump liên tục phủ nhận kết
quả cuộc bầu cử, đả phá tính chính danh của vị tổng thống đắc cử
trước khi buộc phải bàn giao quyền lực. Nhiều người Cộng hòa tin rằng,
cuộc bầu cử đã bị đánh cắp và Biden không phải là một tổng thống hợp pháp.
Khi
chính quyền Biden bị coi là “cực tả”, cai trị nước Mỹ theo đường lối xã
hội chủ nghĩa, thì tất cả những thay đổi lớn trong chính sách đối nội
và đối ngoại mà Biden khởi xướng đều có thể bị diễn giải sai lệch theo
chiều hướng đó.
Nói cách
khác, chính quyền Biden có một nhiệm vụ vô cùng khó khăn trước mắt. Đó là
đoàn kết quốc gia và chữa lành các vết thương chính trị, kinh tế và xã
hội do Trump gây ra. Và nếu muốn loại bỏ di sản của Trump, ông
không những cần phải có sự hùng biện hợp lý và toàn diện hơn, mà còn cần
một chính sách tạo ra sự công bằng rộng lớn. Điều này sẽ mang lại cho những
người từ lâu cảm thấy bị lãng quên và bị bỏ rơi niềm hy vọng về một tương lai
tốt đẹp hơn. Đồng thời, phải có phản ứng dứt khoát với tất cả những
kẻ có ý tưởng và hành vi phản dân chủ.
Nếu
người Mỹ không thành công trong việc bình thường hóa các cuộc tranh luận chính
trị, thì triển vọng của nền dân chủ sẽ càng lúc càng xấu đi. Hoa Kỳ từ lâu đã coi
mình là thành
trì bảo vệ tự do và dân chủ trên thế giới. Ngày nay, đất nước này là một bằng chứng điển
hình đáng kinh hãi khi nó
được dùng để chứng minh là nền dân chủ dễ bị tổn thương như thế nào.
------------------
Tham khảo:
Republicans closely resemble autocratic parties in
Hungary and Turkey – study
.
Special Report: How a small group of U.S. lawyers
pushed voter fraud fears into the mainstream
.
Nearly half of Republicans support the invasion of
the US Capitol
No comments:
Post a Comment