Saturday, 9 January 2021

BẢN TIN NGÀY 9-1-2021 (BTV Tiếng Dân)

 


BẢN TIN NGÀY 9-1-2021

BTV Tiếng Dân

09/01/2021

https://baotiengdan.com/2021/01/09/ban-tin-ngay-9-1-2021/

 

Tin Biển Đông

 

Báo Tiền Phong đưa tin: Mỹ gộp ba lực lượng để dễ đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông. Mỹ vừa công bố chiến lược chiến tranh trên biển cho thập niên tới, theo đó, 3 lực lượng gồm Hải quân, Thuỷ quân lục chiến và Tuần duyên Mỹ sẽ cùng tạo nên “sức mạnh hàng hải tích hợp trên mọi vùng biển”. Chiến lược này xem TQ là “mối đe dọa chiến lược lâu dài và cấp bách nhất”. 

 

Cũng theo chiến lược nói trên, mục tiêu của Hải quân Mỹ được xác định là “bảo vệ tự do trên các vùng biển, ngăn chặn sự hung hăng và chiến thắng trong các cuộc chiến”. Tài liệu tuyên bố: “Hành vi và tốc độ phát triển quân sự của Trung Quốc đưa họ tiến vào quỹ đạo sẽ thách thức khả năng của chúng ta nếu tiếp tục làm như trước. Chúng ta đang ở điểm uốn cong”

 

Mời đọc thêm: Báo Mỹ: Trung Quốc mở rộng các căn cứ gần Biển Đông (VNN).  – Báo Mỹ: Trung Quốc mở rộng các căn cứ gần Biển Đông (VNN). – Việt – Trung đàm phán về vùng biển Vịnh Bắc Bộ và hợp tác trên Biển Đông (VnEconomy). – Indonesia xác nhận máy bay mất liên lạc đã rơi xuống biển, không có dấu hiệu của người sống sót (Hà Tĩnh).

 

Tin nhân quyền

 

Hôm nay 9/1/2021, tròn một năm kể từ ngày lực lượng công an bố ráp dân làng Đồng Tâm và sát hại ông Lê Đình Kình rạng sáng 9/1/2020. RFA có bài về Đồng Tâm: Gia tộc đòi đất sau 1 năm khủng hoảng và mong ước minh oan.

 

Một phụ nữ trong họ nhà ông Kình chia sẻ: “Khi mới xảy vụ việc thì không chỉ riêng một mình nhà mình mà cả cái xã này ai cũng hoảng loạn, mất ăn mất ngủ… Cả xã đều như vậy. Tết năm ngoái rất là buồn. Nhiều tháng sau họ vẫn theo dõi, ai hé ra một cái gì là họ sẽ bắt. Cho nên mấy tháng trời vẫn cứ rất hoang mang, đi đâu cũng như là bị theo dõi, gắn máy nghe lén”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/01/Img2.jpeg

Thi thể ông Lê Đình Kình với những vết bầm tím trên lưng sau vụ tấn công (trái), và cảnh sát cơ động ở Đồng Tâm sáng ngày 9/1/2020 (phải). Ảnh: RFA

 

LS Nguyễn Văn Miếng cho biết: “Tôi thì muốn ở phiên tòa phúc thẩm sắp tới phải làm rõ được các hành vi mà các bị cáo đã kháng cáo ở tòa sơ thẩm. Thực ra trong đêm đó nó rất là hỗn loạn, và những điều được ghi nhận chỉ là từ cơ quan điều tra thôi, còn những điều mà họ khai ở bên phiên tòa sơ thẩm và bây giờ là phúc thẩm thì sẽ có những lời khai khác, và nó phù hợp với những chứng cứ mà cơ quan điều tra đã thu thập được”.

 

Cũng tin nhân quyền, LS Đặng Đình Mạnh đưa tin về phiên tòa phúc thẩm vụ án Nhóm Hiến pháp hôm qua, đối với 8 thành viên của nhóm. Bốn người bị y án tù gồm, bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh: 8 năm tù, 3 năm quản chế; ông Ngô Văn Dũng và Lê Quý Lộc 5 năm tù, 2 năm quản chế và Hồ Đình Cương: 4 năm 6 tháng tù, 2 năm quản chế.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/01/1-29.png

Quang cảnh phiên tòa phúc thẩm xử nhóm Hiến Pháp. Ảnh chụp màn hình từ clip ANTV

 

VOA có clip: Việt Nam y án 4 thành viên nhóm Hiến pháp:

https://www.youtube.com/watch?v=NHdchHubbn4&feature=emb_logo

 

BBC đưa tin: Cao ủy Nhân quyền LHQ lên tiếng vụ Phạm Chí Dũng và đồng sự. Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ (OHCHR) vừa lên tiếng bày tỏ quan ngại về vụ chính quyền VN sử dụng “luật được định nghĩa mơ hồ” để bắt giữ tùy tiện ngày càng nhiều nhà báo, blogger và những người bảo vệ nhân quyền. Vụ tuyên án 3 thành viên của Hội Nhà báo Độc lập VN được OHCHR nhìn nhận như là một phần của một “sự kìm hãm ngày càng tăng” đối với quyền tự do ngôn luận ở VN.

 

Bà Shamdasani, người phát ngôn của OHCHR nói: “Cả ba người này đều bị giam giữ kéo dài trước khi xét xử, và mặc dù được Chính phủ đảm bảo đúng pháp luật và đúng quy trình, vẫn có những lo ngại nghiêm trọng về việc liệu quyền của họ đối với một phiên tòa công bằng có được tôn trọng đầy đủ hay không”.

 

Mời đọc thêm: Mặc cho Mỹ ‘quan ngại,’ Việt Nam y án tù 4 thành viên nhóm Hiến Pháp (NV). – Năm 2021: Thay đổi chính trị Mỹ sẽ có tác động tới nhân quyền ở VN? (BBC). – Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp Quốc quan ngại về các bản án đối với 3 nhà báo độc lập Việt Nam (RFA). – Blogger Dưa Leo bị báo Nhân Dân chụp mũ ‘kích động, chống phá đất nước’ (NV). 

 

 

Tin chính trường

 

Trong lúc đang có tin đồn trên mạng xã hội rằng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã từ bỏ cả “đệ tử ruột” là Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, tự tiến cử mình là “trường hợp đặc biệt”, thì ông Vượng tiếp tục xuất hiện và phát biểu “chỉ đạo” trong Hội nghị của Ban Nội chính Trung ương. 

 

Hôm nay, tại TP Hà Nội, Ban Nội chính TƯ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác ngành nội chính Đảng năm 2020, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2021. Thông Tấn Xã VN có bài: Ngành nội chính Đảng tập trung tham mưu để xử lý nghiêm án tham nhũng. Mấy từ quen thuộc “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ” được lặp lại nhiều lần trong sự kiện này.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/01/Img1-5-1024x655.jpg

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng phát biểu tại hội nghị hôm nay. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

 

Ông Vượng phát biểu, năm 2021 là năm có ý nghĩa quan trọng, năm mở đầu cho một thập niên mới, năm bắt đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng và nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15, “tiếp tục thi hành nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp về đẩy mạnh việc phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật”.

 

Hôm qua, ông Vượng cũng đã tham gia Hội nghị triển khai công tác ngành KSND và tiện thể “phát biểu chỉ đạo” trong hội nghị này. Cả ngành KSND và ngành Nội chính đảng đều có vai trò không thể xem nhẹ trong chiến dịch “đốt lò”. Ngày 6/1/2021, ông Vượng đã chủ trì phiên họp thứ 6 của Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội 13, một sự kiện khá quan trọng chỉ hai tuần trước cuộc tranh quyền được dự báo khá khốc liệt. 

 

Như vậy, trong nửa cuối tuần đầu tiên của năm 2021, ông Vượng thường xuyên xuất hiện và “chiếm diễn đàn” ở các hội nghị, sự kiện khá quan trọng. Tuy nhiên, theo thông tin chúng tôi nhận được, có lẽ ông Vượng không có cửa để vào “bộ tứ”. 

 

Trong giai đoạn chuẩn bị cuộc “so găng” quyền lực, các “đấu sĩ” thường ủ mưu, đồng thời tìm cách tạo ra sự nhiễu loạn thông tin để che giấu ý đồ chính. Trước Đại hội 12, đã có thông tin dự đoán Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nằm trong số các ứng cử viên Tổng Bí thư, nhưng cuối cùng “đồng chí X” bị sức ép quá lớn, đã phải tự nguyện “rút lui”, kết thúc sự nghiệp chính trị của mình tại Đại hội 12.

 

Mời đọc thêm: Ông Trần Quốc Vượng: Chống tham nhũng có bước đột phá mới trong nhiệm kỳ Đại hội XIII (NLĐ). – Thường trực Ban Bí thư: Khắc phục khoảng trống, kẽ hở để ‘không thể tham nhũng’ (VTC). – Xử lý nghiêm minh để phòng, chống tham nhũng tiếp tục có dấu ấn trong nhiệm kỳ XIII (TP). – TP.HCM bốn lần điều chỉnh nhiệm vụ của các Phó Chủ tịch (VNN). – 4 lần biến động nhân sự ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo của TP.HCM (Zing). – ‘Con nuôi Tô Lâm’ mất ghế ‘ngon ăn’ ở công an Sài Gòn (NV). 

 

 

“Trung tâm quốc tế” ở Việt Nam?

 

VnExpress dẫn lời Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Giờ là lúc làm trung tâm tài chính quốc tế. Tại hội nghị trực tuyến gần đây của Bộ KH&ĐT, Bộ trưởng Dũng nói về TP HCM và Đà Nẵng: “Lần này nếu chúng ta tiếp tục bỏ qua cơ hội thì không bao giờ làm được. Hiện là thời cơ vàng nghìn năm có một để Việt Nam thành lập được một trung tâm tài chính quốc tế”.

 

Ông Dũng phân tích, từ TP HCM, chỉ cần 3 giờ bay có thể “phủ hết khu vực ASEAN và Đông Bắc Á. Ngoài ra, một ưu điểm lớn của Việt Nam hiện tại không trùng với múi giờ nào của 21 trung tâm tài chính quốc tế”, nên “đây là khe cửa rất hẹp” để biến thành Hồ thành “trung tâm tài chính quốc tế”. 

 

Bệnh “nổ” ở Việt Nam giống như virus, rất dễ lây: Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình liệt kê, 4 trụ cột để Phú Quốc trở thành trung tâm khu vực và quốc tế, theo Trang Tài nguyên và Môi trường. Tối 8/1, tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đã diễn ra lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ QH thành lập TP Phú Quốc và các phường thuộc TP này, với sự tham dự của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình.

 

Ông Bình cho rằng, Phú Quốc có 4 “trụ cột chính” gồm: Công nghiệp giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ tài chính ngân hàng và kinh tế biển. Chỉ cần dựa vào mấy “trụ cột chính” này là có thể biến hòn đảo Phú Quốc trở thành một “trung tâm” của khu vực và quốc tế. 

Để các khu vực như New York, London, Tokyo… trở thành các trung tâm tài chính quốc tế, thì bản thân nước Mỹ, Anh hay Nhật cũng phải có tiềm lực. Mấy ông quan chức có thể ngồi đó mơ mộng VN có một đống “trung tâm”, trải dài từ Đà Nẵng, về TP HCM… rồi ra tận Phú Quốc, trong khi một số doanh nghiệp quốc doanh đang bị dồn tới chân tường.

 

Báo Tiền Phong dẫn lời Chủ tịch Đường sắt: Nếu không thay đổi, sau 2 năm nữa sẽ hết sạch vốn. Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt VN Vũ Anh Minh thừa nhận, trong năm 2020, đại dịch Covid-19 và lũ lụt ở miền Trung, cùng vấn đề đường sắt lạc hậu, cũ kỹ, chính sách bất cập chưa được tháo gỡ, tác động của vụ thi công gói 7.000 tỉ đồng nâng cấp đường sắt Hà Nội – TPHCM khiến ngành đường sắt gặp khó khăn.

Ông Minh cho biết: “Với tình hình như hiện nay và dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp diễn tới hết năm 2021, thì tới hết năm 2022, vốn chủ sở hữu tại 2 công ty vận tải đường sắt (Hà Nội và Sài Gòn – PV) hơn 3.250 tỷ đồng sẽ về con số 0, mọi nỗ lực tích góp nhiều năm qua sẽ bị xoá sạch. Đồng nghĩa tổng công ty cũng mất sạch vốn”.

 

Giai đoạn xám xịt của ngành hàng không VN: Điều hành bay doanh thu sụt giảm còn 1.900 tỉ, theo báo Pháp Luật TP HCM. Tổng GĐ Tổng Công ty Quản lý bay VN, ông Đoàn Hữu Gia phân tích, “năm 2021 dự báo tình hình sản xuất kinh doanh của tổng công ty vẫn tiếp tục khó khăn do hoạt động của thị trường hàng không trong nước và quốc tế vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh”.

 

Mời đọc thêm: Thành phố Hồ Chí Minh: Hướng trở thành trung tâm tài chính (HNM). – Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng (TBTC). – Ngành đường sắt lo bị xóa sạch 3.200 tỷ đồng nguồn vốn chủ sở hữu (TTXVN). – Năm 2020, đường sắt lỗ hơn 1.300 tỷ đồng, lương giảm 14% (TP). – Năm 2020, khách đi tàu có lúc ít nhất lịch sử hơn 100 năm của ngành đường sắt (VTC). 

 

                                                      ***

 

Thêm một số tin: Mỹ ngừng nhập cảnh diện định cư và diện H-1B, H-2B, J visa, L visa (NV). – Phóng viên, tác giả nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam Neil Sheehan qua đời (VOA). – Trung Quốc toàn trị và hiếu chiến buộc phương Tây phải đối đầu — Kim Jong Un đón chào chiến thắng của Joe Biden bằng màn khiêu khích mới (RFI). – Pelosi và Tướng hàng đầu bàn chuyện ngăn ông Trump có hành động quân sự (VOA). – Vụ tấn công nhà Quốc Hội: Áp lực đòi truất quyền Donald Trump gia tăng (RFI).

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats