Nghiệp đoàn độc
lập, nhu cầu cấp thiết của người lao động
Mạc
Văn Trang
10/12/2020
https://baotiengdan.com/2020/12/10/nghiep-doan-doc-lap-nhu-cau-thiet-yeu-cua-nguoi-lao-dong/
Mấy năm nay trong số các
phương tiện giao thông, xuất hiện một phương tiện dịch vụ mới là xe Grab Taxi
và GrabBike (Grab xe ôm).
Grab là một công ty công
nghệ có trụ sở tại Singapore cung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng xe
hơi tại Singapore và các quốc gia Đông Nam Á khác như Malaysia, Indonesia,
Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Campuchia.
Grab có phương thức phục
vụ tiện lợi, giá thấp hơn các phương tiện tương tự, nên ngày càng được nhiều
người ưa dùng.
Cũng vì vậy tranh chấp
thường xuyên đã xảy ra giữa các lái xe Grab và các nhà khai thác taxi địa
phương và người lái xe ôm truyền thống. “Cho đến tháng 12 năm 2016, tại
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đã xảy ra khoảng 65 vụ tấn công đối với lái xe
GrabBike của các lái xe taxi địa phương. Nhiều vụ bạo lực đã xảy ra giữa hai
tay lái Grab và taxi tại hai thành phố lớn của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ở
Việt Nam với 47 vụ tấn công khác được ghi lại vào năm 2017. Các tài xế GrabCar
tại Kuala Lumpur, Malaysia cũng đang phải đối mặt với sự quấy rối từ các lái xe
taxi địa phương”… (Grab Wikipedia tiếng Việt).
Vào ngày 7/12/2020 lại xảy
ra vụ các tay lái GrabBike tại Hà Nội, và TP Hồ Chí Minh biểu tình, phản đối
Grab tăng thuế phí làm giảm thu nhập của tài xế.
“Chúng tôi muốn Grab
làm rõ khoản thu VAT 10% do khách trả, doanh nghiệp trả hay tài xế phải trả. Đã
đóng chiết khấu 20%, giờ đóng thêm các khoản khác lên trên dưới 30%. Còn phải
chịu xăng xe này kia thì tài xế còn lại được bao nhiêu?” tài xế Tâm, người
chạy GrabBike được 3 năm giải thích.
“Cuốc xe 12 ngàn, trừ
chia sẻ doanh thu 20%, thuế thu nhập cá nhân 1,5%, trừ phí ứng dụng 1 ngàn,
bình thường nhận được 9.600 đồng, nay áp thuế thì chỉ còn hơn 8 ngàn đồng. Hoá
ra tài xế phải chịu phí? Đáng lẽ phí VAT khách hàng phải chịu”, ông Tâm giảng giải.
Vấn đề nêu trên có liên
quan đến Nghị định mới về thuế của Việt Nam ra sao, cũng gây bức xúc cho các
tài xế. Phía chính quyền Việt Nam cho biết: “Nghị định 126 không làm tăng nghĩa vụ thuế của tài xế Grab
và giá cước vận tải”…
Phía quản lý Grab thì
nói: Grab chỉ là Công ty công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, không có “quan hệ lao động”
với các tài xế grab…
Tình hình trên khiến các
tài xế Grab không khỏi bức xúc và hoang mang, lúng túng, không biết hành xử ra
sao…
Thực tế đó cho thấy các
TÀI XẾ GRAB phải lập ra NGHIỆP ĐOÀN ĐỘC LẬP mới có thể xử lý các vấn đề phức tạp
đang và sẽ diễn ra một cách có tổ chức, hiệu quả.
1. Có Nghiệp đoàn thì các
tài xế Grab mới có một tổ chức để ĐẠI DIÊN cho tất cả người lao động trong nghiệp
đoàn xử lý mọi vấn đề đối nội, đối ngoại một cách có tổ chức, theo pháp luật,
có lý, có tình…
2. Có nghiệp đoàn thì Ban
Đại diện sẽ THƯƠNG LƯỢNG với GRAB một cách ôn hoà, có lý lẽ để giữa GRAB và các
Tài xế tìm ra cách cân bằng lợi ích, có sự đồng thuận, chứ không diễn ra biểu
tình tự phát của các tài xế GabBike như vừa qua. Đặc biệt là có Nghiệp đoàn thì
sẽ có thể xác định rõ mối “quan hệ lao động” giữa GRAB và những người lao động
liên quan tương hỗ thế nào, chứ không tự phát, thả nổi như tình trạng hiện nay.
3. Có Nghiệp đoàn thì Đại
diện sẽ LÀM VIỆC VỚI CƠ QUAN THUẾ của chính quyền Việt Nam, hiểu rõ Nghị định
126 liên quan đến các tài xế Grab ra sao. Từ đó họ giải thích cho các thành
viên “quán triệt Nghị định”, yên tâm hành nghề…
4. Có Nghiệp đoàn, sẽ có
đại diện, GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT với các Taxi và xe ôm truyền thống sao cho khéo
léo, ôn hoà, tránh gây bạo lực…
5. Có Nghiệp đoàn mới có
Tổ chức của những người lao động nghề nghiệp, GIÚP NHAU nâng cao ý thức công
dân, trách nhiệm xã hội, phẩm chất, năng lực người hành nghề và hình thành tình
tương thân tương ái, giúp nhau lúc khó khăn, hoạn nạn…
Tóm lại, từ hiện tình của
các tài xế Grab cho thấy việc lập ra Nghiệp đoàn của họ là nhu cầu tất yếu.
Cũng từ đó cho thấy việc tạo điều kiện cho những người lao động trong các lĩnh
vực khác nhau lập ra các Nghiệp đoàn của họ là nhu cầu cấp thiết của xã hội
đang phát triển trong điều kiện mới.
No comments:
Post a Comment