“Nếu
không thay đổi mô hình, sự tan rã của ĐBSCL chỉ là thời gian”
Người
Đô Thị
16:37 | Thứ sáu,
18/12/2020
https://nguoidothi.net.vn/neu-khong-thay-doi-mo-hinh-su-tan-ra-cua-dbscl-chi-la-thoi-gian-26779.html
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đứng trước ngưỡng
tới hạn của mô hình phát triển cũ. Nếu không thay đổi mô hình thì tụt hậu là
không thể tránh khỏi và sự tan rã chỉ là thời gian.
·
Nước
sạch cho đồng bằng sông Cửu Long: Góc nhìn của người bản địa
·
Biến
đổi môi trường ở ĐBSCL: “Sự bành trướng vô hạn của các đô thị”
·
Biến
đổi môi trường ở ĐBSCL: Từ quan điểm phát triển đến giải pháp trữ nước
·
Miền
Tây trong cơn khát lịch sử
·
Giao
thông miền Tây không còn lụy đò nhưng rơi vào cảnh lụy đường
Đây là nhận định tại báo
cáo thường niên kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý
Fulbright (Đại học Fulbright Việt Nam) thực hiện.
Theo giới thiệu của TS Vũ
Thành Tự Anh, Trưởng nhóm nghiên cứu, đây là bản báo cáo kinh tế thường niên đầu
tiên cho vùng ĐBSCL, cũng là bản báo cáo kinh tế vùng toàn diện đầu tiên trong
cả nước.
Tốc độ phát triển chậm lại
Theo báo cáo này, sau hơn
ba thập kỷ kể từ đổi mới, mặc dù ĐBSCL đã thành công trong việc thoát đói, giảm
nghèo, nhưng vùng đất này vẫn chưa đem lại được sự thịnh vượng cho phần lớn người
dân của mình.
Bằng chứng là tốc độ phát
triển của vùng đã chậm lại một cách đáng kể, mức sống của người dân thấp hơn mức
trung bình của cả nước, và ĐBSCL ngày càng tụt hậu về hầu hết các khía cạnh
phát triển kinh tế - xã hội.
Vai trò kinh tế của ĐBSCL
cũng đang giảm dần so với các vùng khác trong cả nước. Mặc dù có lợi thế nằm
ngay sát TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ năng động và phát triển,
song dường như ĐBSCL không được hưởng lợi đáng kể từ sự kết nối này, không những
thế còn ngày một tụt hậu.
https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/39708649-cba9-434b-8226-a633a1a493ca.jpg
Đồng bằng sông Cửu
Long đang đối mặt với hàng loạt thách thức.
Một nguyên nhân quan trọng
khiến tăng trưởng GDP của ĐBSCL thấp hơn TP.HCM và Đông Nam Bộ là do ĐBSCL được
giao sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước, vì vậy phải tập trung vào
nông nghiệp và sản xuất lúa gạo, và kết quả là chậm chuyển dịch sang các ngành
có năng suất cao hơn.
Sự chênh lệch về mức sống
và thiếu cơ hội kinh tế là hai nguyên nhân quan trọng thúc đẩy tình trạng di cư
của người dân đồng bằng về TP.HCM và miền Đông Nam Bộ.
Kết quả là so với các
vùng khác trong cả nước, ĐBSCL có tỷ lệ nhập cư thấp nhất, tỷ lệ xuất cư cao nhất,
và do đó là vùng duy nhất có tỷ lệ tăng dân số là 0,0% trong giai đoạn
2009-2019.
Một thành tích nổi bật của
ĐBSCL trong hai thập niên trở lại đây là kết quả giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo
theo chuẩn nghèo của Chính phủ ở ĐBSCL đã giảm từ mức rất cao là 36,9% vào năm
1998 xuống chỉ còn 12,6% vào năm 2010 và 5,2% vào năm 2016, và tỷ lệ này tiếp tục
giảm trong giai đoạn 2016-2019. Không những thế, tỷ lệ nghèo của ĐBSCL luôn thấp
hơn so với mức trung bình của cả nước.
Tuy nhiên, đa số thành
tích giảm nghèo của ĐBSCL (cũng như của cả nước nói chung) được thực hiện trong
6 năm từ 1998 đến 2004.
Điều này, một mặt gợi ý rằng
phần dễ dàng trong giảm nghèo đã gần hết, và vì vậy kết quả giảm nghèo sẽ càng
ngày càng khiêm tốn hơn so với trước; mặt khác cho thấy từ nay trở đi kết quả
giảm nghèo sẽ mong manh hơn và có thể bị đổi chiều dưới tác động của những rủi
ro kinh tế, môi trường, và dịch bệnh trong và ngoài nước.
Lo ngại về năng suất
công nghiệp
Trong giai 2010-2019,
năng suất lao động (NSLĐ) của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và thương mại - dịch
vụ tăng rất nhanh, với mức trung bình lần lượt là 5,2% và 8,3% trong giai đoạn
2010-2019.
Đáng lưu ý là tốc độ tăng
NSLĐ công nghiệp - xây dựng trong giai đoạn 2010-2019 chỉ là 3,5%/năm – thấp
hơn hẳn so với khu vực nông - lâm - ngư nghiệp vốn là khu vực không có nhiều dư
địa để tăng năng suất.
Có ba nguyên nhân trực tiếp
nằm đằng sau thực trạng đáng lo ngại về tốc độ tăng năng suất công nghiệp ở ĐBSCL.
Thứ nhất, năng suất công
nghiệp phụ thuộc vào đầu tư, và trong bối cảnh của Việt Nam thì quan trọng nhất
là đầu tư của khu vực FDI, mà đây chính là một điểm yếu cố hữu của ĐBSCL.
https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/f111116f-ab2d-4bc9-9963-fbe3639c3f66.jpg
Vùng ĐBSCL phải đảm
bảo nhiệm vụ an ninh lương thực.
Thứ hai, hoạt động sản xuất
công nghiệp quan trọng nhất ở ĐBSCL là chế biến thủy hải sản, thế nhưng tốc độ
tăng trưởng của hoạt động này lại khiêm tốn, không những thế còn chịu rủi ro từ
những biến động thất thường không chỉ về khí hậu và tự nhiên, mà còn do khủng
hoảng tài chính toàn cầu 2008.
Đại dịch COVID-19 có thể
làm trầm trọng hơn tình trạng này, khiến công nghiệp ĐBSCL khó phát triển ít nhất
là trong trung hạn.
Thứ ba, các hoạt động sản
xuất công nghiệp còn lại của ĐBSCL nhìn chung khá trầm lắng, nếu có tăng trưởng
thì chủ yếu tập trung vào các hoạt động chế tạo - chế biến thâm dụng lao động với
giá trị thấp.
Nhìn sâu xa hơn, công
nghiệp của ĐBSCL nói riêng và kinh tế - xã hội ĐBSCL nói chung đang bị cản trở
bởi nút thắt nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông kết
nối với Đông Nam Bộ.
Trong khi công nghiệp chế
biến - chế tạo và cơ sở hạ tầng là hai nút thắt quan trọng cho tăng trưởng của
ĐBSCL thì tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội của Vùng so với cả nước ngày càng suy
giảm, đặc biệt là từ năm 2015 đến nay.
Không những thế, nguồn đầu
tư từ khu vực nhà nước ngày càng bị thu hẹp cả về quy mô tuyệt đối lẫn tỷ trọng
tương đối (41,4% năm 2014 giảm còn 22,4% năm 2018.
Đối với FDI, ĐBSCL chưa
thực sự tỏ ra hấp dẫn. FDI của vùng chỉ chiếm 5,6% số dự án và 8,4% số vốn đăng
ký của cả nước, chủ yếu do bất lợi về mặt địa lý và khả năng kết nối giao
thông. Long An và Tiền Giang là các tỉnh có khả năng thu hút đầu tư FDI tốt nhất
vùng nhờ có đường cao tốc nối liền với TP.HCM.
Một cách tổng thể, nhu cầu
đầu tư quan trọng nhất ở ĐBSCL là phát triển hạ tầng giao thông (cầu, đường cao
tốc, đường tỉnh lộ), hỗ trợ đổi mới mô thức sản xuất nông nghiệp theo hướng
công nghiệp và thích nghi với biến đổi khí hậu, và chế biến sản phẩm nông - thủy
sản.
Trong thời gian qua, các
cây cầu trọng yếu ở ĐBSCL có vai trò tích cực, nhưng nhiều cây cầu quan trọng vẫn
chưa được xây dựng. Nhiều công trình thủy lợi, ngăn mặn tuy thành công để thâm
canh và tăng sản lượng lúa, nhưng cơ bản là thất bại trong việc gia tăng giá trị,
chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, thậm chí gây hại cho sự bền vững cả về kinh tế
và môi trường trong tương lai.
1,1 triệu người di
cư trong 10 năm
Theo kết quả Điều tra Dân
số và Nhà ở, dân số vùng ĐBSCL vào ngày 1.4.2019 là 17,3 triệu người, gần như
không đổi so với mức 17,2 triệu người trước đó 10 năm. Số lượng di cư ròng khỏi
ĐBSCL trong thập niên vừa qua là gần 1,1 triệu người, lớn hơn dân số của một số
tỉnh trong vùng và tương đương với số tăng dân số tự nhiên của cả vùng.
Nhìn về tương lai, nếu
không có những yếu tố đột biến, rất khó để ĐBSCL có tốc độ tăng trưởng dân số
chung và dân số đô thị cao hơn trong 10 năm tới. Trên thực tế, dân số cả Vùng
hàng năm đã giảm 0,3% mỗi năm trong hai năm gần đây và dân số thành thị chỉ
tăng khoảng 0,6%/năm.
https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/379f8257-73e4-4d87-a6c8-ae503bc8f296.jpg
Tình trạng khô hạn ở
miền Tây ngày càng khốc liệt. Ảnh: Lê Thế Thắng/Người Đô Thị
Nếu xu thế di dân tiếp tục
như hiện nay, mà khả năng này rất cao, thì đến năm 2030, dân số của cả vùng còn
chưa đến 17 triệu người, và đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa rất khó đạt 30%.
Báo cáo này cho rằng để
giảm thiểu những thách thức và bất lợi của ĐBSCL cũng như ứng phó với biến đổi
khí hậu, việc phân bố lại dân cư, từng bước xóa bỏ thói quen dân cư sống dọc
tuyến giao thông, tập trung dân cư về thị trấn/ thị xã/ đô thị để cải thiện hiệu
quả cung cấp hạ tầng và dịch vụ xã hội thiết yếu.
Để thực hiện được chiến
lược này, cần có quy hoạch bài bản và nhất quán về kinh tế - xã hội - môi trường,
đồng thời Trung ương cần dành đủ nguồn lực để xây dựng các hạ tầng giao thông kết
nối với vùng TP.HCM.
Kết luận báo cáo nhận định,
ĐBSCL đang trải qua một loạt những thách thức lớn nhất trong lịch sử hình thành
và phát triển của mình, đồng thời đang đứng trước ngưỡng tới hạn của mô hình
phát triển cũ. Nếu mô hình này – bao gồm cả chính sách của nhà nước và tập quán
của người dân và doanh nghiệp – không thay đổi, thì tụt hậu là điều không thể
tránh khỏi và sự tan rã của ĐBSCL chỉ là vấn đề thời gian.
Ngược lại, nếu đủ dũng
khí và trí tuệ để chuyển sang mô hình phát triển mới, những thách thức hiện nay
sẽ trở thành cơ hội to lớn để ĐBSCL tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển
bền vững, từ đó mở ra một tương lai xán lạn cho hơn 17 triệu đồng bào cũng như
những thế hệ sau này.
Lam Thanh
·
Mỗi
năm, hơn 1 triệu dân di cư ra thành phố làm ăn
·
Biến
đổi môi trường ở ĐBSCL: “Sự bành trướng vô hạn của các đô thị”
·
Biến
đổi môi trường ở ĐBSCL: Từ quan điểm phát triển đến giải pháp trữ nước
·
Miền
Tây trong cơn khát lịch sử
·
Những
dự án giao thông đình trệ ở miền Tây
Nguồn Một Thế Giới
-------------------------------------------------
.
.
Nỗi
niềm sau chuyện hơn 1,3 triệu người miền Tây li hương
Người
Đô Thị
20:52 | Thứ bảy, 19/12/2020
https://nguoidothi.net.vn/noi-niem-sau-chuyen-hon-1-3-trieu-nguoi-mien-tay-li-huong-26786.html
Nạn di cư của người miền Tây chỉ giải quyết tạm thời
bài toán kinh tế trước mắt, nhưng hệ lụy thì lâu dài, nhất là với thế hệ sau và
xã hội.
·
Tương
lai vùng ĐBSCL gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu: Ứng phó ra sao?
·
Biến
đổi môi trường ở ĐBSCL: “Sự bành trướng vô hạn của các đô thị”
·
Làm
sao để 'giải cứu' TP.HCM, ĐBSCL trước ảnh hưởng từ lún nền đến nguy cơ chìm ngập?
·
Khoa
học và chính trị xung quanh thông tin ĐBSCL, TP.HCM sẽ "biến mất"
https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/48d7b5fe-0778-469f-af8a-07d1fb314af9.jpg
Hình ảnh
dòng người dân các tỉnh miền Tây ùn ùn trở lại TP.HCM để làm việc, học tập
sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán khiến nhiều khu vực bị ùn tắc nghiêm trọng. Ảnh: Báo
Dân Việt
Tôi lên Bình Dương ghé
nhà trọ thăm cháu, mua vài món mồi ngon với chai rượu nếp chờ sẵn, nhưng chúng
không màng. Đám cháu tôi từ miền Tây đi làm công nhân xa nhà. Tôi đã nhiều
lần lên khu trọ thăm chúng. Tôi chủ động chạy ra chợ mua đồ ăn, dọn mâm chờ sẵn,
nhắn các cháu về phòng trọ sớm lai rai. Bọn trẻ hôm đó không tăng ca để về sớm
với tôi, nhưng ngồi một lúc, đứa nào cũng xin dừng vì sáng mai phải vào ca sớm.
Ở lại khu trọ với chúng,
tôi chứng kiến đời sống cơ cực. Các cháu tôi phải thức dậy từ rất sớm, ăn vội
chén cơm nguội, nắm xôi hay ổ bánh mì rồi tất tả vào ca. Giờ nghỉ trưa, chúng
ăn uống qua loa rồi ngả lưng vật vạ đâu đó, chờ vào ca chiều. Tan ca đã sáu, bảy
giờ chiều, một đứa chạy ra chợ chồm hổm gần nhà máy, mua ít rau củ, cá mắm
nấu vội bữa cơm muộn cho đỡ nhớ cơm nhà. Có đứa chẳng còn sức nấu nướng, mua hộp
cơm bụi về phòng trọ, nuốt từng muỗng khó nhọc.
Buổi tối, trong những căn
phòng trọ chật chội, ẩm thấp và đầy tiếng ồn, chúng gọi điện nói vài điều với
người dưới quê rồi chìm vào giấc ngủ mệt nhọc. Thăm cháu mấy lần, hình ảnh
trong tôi chỉ là chúng lê bước về phòng trọ khi tối mịt, rã rời và ngả lưng xuống
là ngủ. Cụm từ chúng hay nhắc đến là “vào ca”với “tăng ca”.
Tưởng đâu phải ly hương,
làm việc như thế thì thu nhập khá lắm. Hầu hết mỗi người chỉ được khoảng 6 triệu
đồng 1 tháng. Trừ hết chi phí ở trọ, điện nước, ăn uống, sinh hoạt, mỗi người
còn 1-2 triệu đồng. Ai tăng ca được thì thu nhập cao hơn đôi chút, nhưng sức khỏe
nhanh chóng kiệt quệ. Chúng bán sức khỏe, bán tuổi trẻ để kiếm một ít tiền. Dù
vậy, người trẻ quê tôi vẫn không ngừng “trôi” về các khu công nghiệp lớn.
https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/b202e642-f1ef-4485-bdc5-2aebf4eaeae0.jpg
Những dịp lễ, tết,
quốc lộ 1A chật ních vì dòng người miền Tây về thăm quê. Ảnh: H.H
Báo cáo của Phòng Thương
mại và công nghiệp Việt Nam phối hợp với Trường Chính sách công và quản lý
Fulbright đưa ra con số hơn 1,3 triệu người miền Tây đã di cư lên Sài Gòn và
Đông Nam Bộ trong 10 năm qua. Số người này nhiều hơn dân cư của một tỉnh
trong khu vực đồng bằng.
Trước đây, miền Tây là mảnh
đất phù sa màu mỡ, ruộng vườn trù phú, người dân hào hiệp trượng nghĩa, nơi lý
tưởng để lưu dân các vùng khác đến định cư thì nay thiên nhiên và con người đều
kiệt quệ. Sự ra đi của hơn 1,3 triệu người có thể chưa phải điều tồi tệ nhất
khi mà dự báo trong những năm tới, tình hình li hương còn trầm trọng hơn. Không
chỉ người lao động chân tay đi tìm việc trong công xưởng mà những trí thức cũng
bỏ quê tìm vùng đất hứa.
Nạn di cư của người miền
Tây chỉ giải quyết tạm thời bài toán kinh tế trước mắt, nhưng hệ lụy thì lâu
dài, nhất là với thế hệ sau và xã hội. Ở quê tôi, không đếm hết các cặp vợ chồng
trẻ đi làm ăn xa, gởi con lại cho ông bà. Bọn trẻ dường như lúc nào cũng thiếu
thốn hơi ấm và giáo dục của cha mẹ. Nếu không, cả gia đình dắt díu nhau lên
thành phố, nhiều ngôi nhà khóa cửa, quây kín bằng chà gai, bỏ mặc bàn thờ tổ
tiên, mồ mả ông bà. Mỗi năm, vài chủ nhà một đôi lần về quê, chưa kịp chào hỏi
xóm giềng thì lại quay đi.
Trong gia đình tôi, hàng
chục người đi làm công nhân tại các khu công nghiệp ở Bình Dương, Sài Gòn và
Long An. Tôi không thấy ai khá giả hơn và sự di cư trên diện rộng ấy cũng không
làm cho miền Tây khởi sắc hơn, trái lại còn tiêu điều. Nhiều đứa cháu tôi sau
khi “làm ăn xa”, cốt cách thay đổi. Ngày lễ tết chúng về, ăn mặc khác thường, đầu
tóc kiểu model, phóng xe máy đi nhậu hết chỗ này đến chỗ khác. Chúng say be bét
suốt ngày, rồi lôi thùng loa kẹo kéo về ca hát thâu đêm suốt sáng.
https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/102ed90b-986c-4036-b648-233d0959f9f5.jpg
Nhiều khu vườn bỏ hoang. Ảnh: H.H
Các chị tôi, lúc thì la mắng
con cái, lúc năn nỉ, khóc lóc van xin “đừng nhậu nữa”, nhưng vô hiệu. Tôi đành
an ủi chị: "Thôi, cả năm tụi nó cũng chỉ được vui có mấy ngày này".
Tôi thương các cháu tôi, nhưng không thể giữ ở lại vì chính chúng cũng bảo ở
quê giờ không sống nổi.
Tôi nghĩ, nếu nhà nước có
một chiến lược cấp bách tạo công ăn việc làm ngay tại chỗ cho miền Tây, nạn di
dân cực đoan sẽ giảm đáng kể. Đó là giải pháp để bà con thôi bỏ đi. Hiện có vài
khu công nghiệp ở miền Tây, nhưng quy mô còn nhỏ lẻ, chỉ sử dụng được ít lao động
địa phương. Các tập đoàn, doanh nghiệp chưa sẵn sàng đầu tư xây dựng nhà máy lớn,
khu công nghiệp quy mô bởi một phần chưa đủ chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu
tư. Mặt khác, hệ thống hạ tầng giao thông cơ bản cho sản xuất quy mô cũng như
giao thông liên kết vùng - tiền đề quan trọng thu hút nhà đầu tư - còn rất yếu.
Nguồn lao động ở miền Tây
không thiếu, chỉ thiếu môi trường làm việc cho họ. Tôi cho rằng, nếu giao thông
thuận tiện và có những chính sách mới, nhiều nhà kinh doanh sẽ muốn đến với miền
Tây. Khi ấy, người quê tôi có thể đi làm gần nhà, mỗi ngày được về với con cái,
cha mẹ.
Việc đầu tư phát triển
nông nghiệp hiện đại và bền vững cho miền Tây nếu có, cũng sẽ góp phần giữ chân
các nhà khoa học, trí thức trẻ gắn với quê hương, thay vì đi học rồi ở lại
thành phố, ra nước ngoài. Nếu chính quyền dùng thửa ruộng và khu vườn của nông
dân để giữ chân họ, không ai muốn chạy lên Sài Gòn, Bình Dương.
Người miền Tây không còn
muốn nghe ca ngợi nơi đây là “vựa lúa” hay “thủ phủ hoa màu cây trái”. Họ chỉ cần
ruộng vườn đủ nước tưới tiêu, mùa màng thu hoạch đừng thất bát, giá cả nông sản
đừng quá biến động. Bấy nhiêu đó thôi là đủ để họ bám đất, bám quê.
Sau các đợt lễ tết, tôi
thường sợ đọc báo bởi lẽ, cứ nhìn thấy ảnh dòng người miền Tây chen chúc nhích
dưới cái nắng phương Nam đổ lửa, lòng tôi xót xa lắm. Vì trong dòng người ấy,
có mấy đứa cháu tôi, bà con và người quê tôi.
Khi nào miền Tây chưa thể
cưu mang được họ, họ sẽ còn tiếp tục đi tìm tương lai mờ mịt và nhọc nhằn.
Chí Hùng
·
“Nếu
không thay đổi mô hình, sự tan rã của ĐBSCL chỉ là thời gian”
·
Phê
duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch Vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 – 2030
·
Biến
đổi môi trường ở ĐBSCL: Từ quan điểm phát triển đến giải pháp trữ nước
·
An
ninh lương thực - Góc nhìn của lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL
Nguồn Một Thế Giới
No comments:
Post a Comment