Tù
nhân lương tâm Việt Nam như “cá nằm trên thớt”
Judith Bergman - Diplomat
Dịch giả: Hiếu Bá
Linh
22/01/2021
https://baotiengdan.com/2021/01/22/tu-nhan-luong-tam-viet-nam-nhu-ca-nam-tren-thot/
Lời người dịch: Hôm qua
ngày 21/1 Nghị Viện Âu Châu đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, đặc biệt
là trường hợp Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn. Nhưng đáng thất
vọng là Nghị quyết này cũng chỉ kêu gọi mà không có biện pháp trừng phạt nào cả!
Trước đó 3 ngày, tờ The Diplomat ngày 18/1 đã đăng bài viết sau đây của cô Judith Bergman, nhà văn, luật
sư và là nhà phân tích chính trị. Sau đây là bản dịch:
***
Các
đối tác hàng đầu gồm Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu có thể và cần làm nhiều hơn nữa
để ngăn cản sự đàn áp khốc liệt của Việt Nam đối với những người bất đồng chính
kiến.
Nhà báo và là nhà bất đồng
chính kiến Phạm Chí Dũng nói hồi năm 2015: “Chúng tôi như cá nằm trên thớt,
luôn sẵn sàng bị bắt. Cho đến năm 2012, nếu bạn bị bắt, bạn sẽ phải ngồi tù từ
10 đến 15 năm. Bây giờ, nhờ áp lực quốc tế về nhân quyền, bạn bị 2 đến 3 năm”.
Ngày 5/1/2021, Việt Nam
tuyên án Dũng 15 năm tù về tội “Tuyên truyền chống nhà nước”. Hai đồng
nghiệp của anh bị 11 năm. Rõ ràng là “áp lực quốc tế về nhân quyền” đã
tan biến.
Điều còn lại là, một chế
độ, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, trong năm 2020 Việt Nam “tiếp tục vi
phạm một cách có hệ thống các quyền cơ bản về dân sự và chính trị. Chính phủ,
dưới chế độ độc đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã thắt chặt các hạn chế đối với
quyền tự do ngôn luận, lập hội, hội họp ôn hòa, phong trào và tôn giáo… Những
người chỉ trích Chính phủ hoặc Đảng, phải đối mặt với sự đe dọa của công an, sách
nhiễu, hạn chế đi lại, tấn công thân thể, bắt giữ và giam giữ tùy tiện và bỏ tù”.
Dũng dự đoán một cách kỳ
lạ về bản án của chính mình. Trong một video hồi tháng 11 năm 2019, ông đã thỉnh
cầu Liên minh châu Âu hoãn việc phê chuẩn các Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) và
Thương mại Tự do (EVFTA) mà họ đã ký với Việt Nam, cho đến khi tình hình nhân
quyền của đất nước, vốn đã xấu đáng kể vào thời điểm đó, được cải thiện.
Dũng nói: “Chế độ có
thể sẽ bỏ tù nhiều người bất đồng chính kiến hơn sau khi EU phê chuẩn EVFTA và
IPA [các hiệp định]. Những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng phản đối
EVFTA do thành tích nhân quyền kém của Việt Nam và những người đứng lên chống
Trung Quốc sẽ nhận án tù nặng nề”. Ngay sau khi thực hiện video này, Dũng
đã bị bắt.
EU đã phê chuẩn các hiệp
định hồi tháng 2 năm 2020, phớt lờ lời thỉnh cầu của Dũng và lời kêu gọi của 28
tổ chức phi chính phủ và tổ chức nhân quyền hoãn phê chuẩn hiệp định cho đến
khi Việt Nam đồng ý đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể để bảo vệ nhân quyền. EU cũng
bỏ qua đánh giá của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền rằng việc phê chuẩn các thỏa
thuận sẽ “gửi đi một thông điệp khủng khiếp rằng cam kết trước đây của Liên
minh châu Âu về việc sử dụng thương mại như một công cụ thúc đẩy nhân quyền
trên toàn cầu là không còn đáng tin cậy nữa”.
Uy tín của Liên minh châu
Âu đã không bị đánh giá bởi phản ứng của họ đối với các xác tín của các nhà
báo. Thay vì lên án Việt Nam, EU rụt rè gọi các bản án nặng là “diễn biến
tiêu cực” và bày tỏ “quan ngại” về mức độ nghiêm trọng của các bản án.
EU cũng nhấn mạnh rằng, họ
không có kế hoạch gây áp lực đáng kể đối với Việt Nam, chẳng hạn như đình chỉ
các ưu đãi thương mại hoặc sử dụng luật trừng phạt nhân quyền toàn cầu
Magnitsky đã được thông qua gần đây, cho phép EU nhắm mục tiêu vào các cá nhân,
các bộ phận và cơ quan có trách nhiệm đối với những người vi phạm nhân quyền khắp
nơi trên thế giới.
“Chúng tôi đã đối thoại
chính thức với Việt Nam và chúng tôi sẽ cố gắng tìm ra giải pháp cho vấn đề này
trong khuôn khổ cuộc đối thoại đó. Đó là lựa chọn ưu tiên của chúng tôi. Các biện
pháp trừng phạt chỉ là một công cụ, bản thân chúng không phải là mục tiêu”,
phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu Peter Stano, cho biết trong một cuộc họp báo
trực tuyến vào ngày 6/1/2021.
“Nếu sau đó có vi phạm
nghiêm trọng và vi phạm có hệ thống nhân quyền, thì trong trường hợp của Việt
Nam cũng như với các nước khác, chúng tôi có thể đình chỉ ưu đãi thương mại,
nhưng đó là phương sách cuối cùng”, bà Miriam Garcia Ferrer, người phát
ngôn Ủy ban châu Âu về Thương mại và Nông nghiệp, nói thêm.
Ông Stano có lẽ đang đề cập
đến cuộc đối thoại nhân quyền thường niên của EU với Việt Nam, một cuộc đối thoại
đã diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng dường như không đạt được gì hơn ngoài việc
cung cấp cho Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam một giá trị hợp pháp. Ông
Dũng nói hồi tháng 11 năm 2019: “Tám cuộc đối thoại nhân quyền giữa EU
và Việt Nam trong những năm gần đây [đã] không có kết quả. Tôi ước tính, khoảng
95% các khuyến nghị của EU về nhân quyền bị phớt lờ hoặc đưa ra những lời hứa
sai”.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã
công bố một tuyên bố tương tự, trong đó nói rằng họ “quan ngại sâu sắc”
đến việc Việt Nam kết án và tuyên án ba nhà báo và kêu gọi chính quyền Việt Nam
“trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ vô cớ và cho phép tất cả các
cá nhân ở Việt Nam được tự do bày tỏ quan điểm của mình mà không sợ bị trả thù”.
Mỹ thận trọng về việc có
thể làm cho Việt Nam xa lánh mình, một đối tác quan trọng trong việc chống lại ảnh
hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Tuy nhiên, mặt khác, Mỹ lại coi Việt Nam là
“kẻ thao túng tiền tệ” sau khi điều tra các hoạt động tiền tệ của nước
này. Một cuộc điều tra về thực thi nhân quyền ở Việt Nam lẽ ra phải được tiến
hành từ lâu, kết quả của nó sẽ dẫn đến những biện pháp mạnh mẽ chứ không chỉ lời
nói đơn thuần.
“Liên minh châu Âu vẫn
luôn cam kết tôn trọng, bảo vệ và thực hiện nhân quyền cho tất cả mọi người”,
đại diện cấp cao EU, Josep Borrell cho biết trong một tuyên bố vào ngày Quốc tế
Nhân quyền 10/12 vừa qua. “Giá trị cơ bản này sẽ tiếp tục hướng dẫn mọi hành
động của chúng tôi. Không ai bị bỏ rơi, không có quyền con người nào bị làm ngơ”.
Ít nhất 238 tù nhân lương
tâm được cho là vẫn bị chính quyền Việt Nam giam giữ trong những điều kiện kinh
khủng, bị tra tấn và đối xử tệ bạc, và thường xuyên bị từ chối chăm sóc y tế,
thiếu nước sạch và không khí trong lành. Họ không cần những lời tuyên bố. Họ cần
những biện pháp cụ thể.
No comments:
Post a Comment