Thế giới học thêm gì về Hoa Kỳ qua Trump và ổ bạo loạn của ông
ta?
Anne
Applebaum - The Atlantic
Dịch thuật: A. Ho, Tegan Tran
09/01/2021
Translated from The Atlantic article What Trump and His Mob Taught the World About America
Sự lôi cuốn của nền dân
chủ là vốn quý giá trị nhất trong ngoại giao, nhưng Tổng thống đã phung phá nó
khi ông kích động bạo lực chính trị.
Anne
Applebaum, ngày 7 tháng 1, 2021
JOSEPH PREZIOSO /
AFP / KENT NISHIMURA / LOS ANGELES TIMES / GETTY / THE ATLANTIC
***
Chúng ta luôn quảng bá chế
độ dân chủ trong phim truyện và sách vở. Chúng ta nói về nền dân chủ trong các
diễn văn và bài giảng. Chúng ta còn hát quốc ca để ca ngợi nền dân chủ từ bờ
Đông sang bờ Tây. Chúng ta có nguyên một văn phòng chính phủ để giúp các nước
khác trở thành hoặc duy trì chế độ dân chủ. Chúng ta tài trợ chi phí cho nhiều
cơ quan để thực hiện điều này.
Thế nhưng vũ khí thiết yếu
nhất mà Hoa Kỳ từng sử dụng để bảo hộ nền dân chủ, quyền tự do chính trị, các
quyền cơ bản, và pháp quyền, là sức mạnh của sự dẫn dắt bằng tấm gương. Đến
giây phút cuối, lời nói, bài hát, quan hệ ngoại giao, tiền bạc, hay ngay cả sức
mạnh quân đội đều không quan trọng. Điều quan trọng hơn cả là thứ mà ta đã đạt
được từ lâu: sự chuyển giao quyền lực cách ôn hoà qua hai thế kỷ rưỡi, sự mở rộng
quyền đi bầu một cách chậm rãi nhưng mạnh mẽ, và truyền thống tranh luận văn
minh lâu dài và vững chắc.
Vào năm 1945, các nước
Tây Âu trước đây cai trị bởi Phát xít cũng theo chân chế độ dân chủ một phần vì
họ muốn noi theo con đường của những người đã giải phóng họ. Vào năm 1989, các
nước Đông Âu từng bị cai trị bởi Cộng sản cũng theo chế độ dân chủ vì họ muốn
tham gia liên minh dân chủ giàu có, yêu tự do mà Mỹ dẫn dắt. Nhiều nước khắp
Châu Á, Châu Phi, và Nam Mỹ cũng đã chọn chế độ dân chủ qua nhiều thập kỷ, một
phần vì họ muốn trở thành như chúng ta, vì họ nhận thấy con đường để hòa giải
xung đột trong một cách hoà khi họ theo chế độ dân chủ, vì họ muốn giải quyết
tranh chấp thông qua bầu cử và tranh luận thay vì vũ lực.
Trong thời gian này, nhiều
chính trị gia Mỹ và các nhà ngoại giao nhầm khi họ cho rằng lời nói hoặc hành động
khéo léo của mình đã thuyết phục các nước khác gia nhập liên minh dân chủ quốc
tế rất rộng rãi. Nhưng trên thực tế, tấm gương sáng của chúng ta mới là điều cần
thiết.
Sau bốn năm qua, tấm
gương ấy đã bị thiệt hại nặng nề. Chúng ta đã bầu cho một Tổng thống từ chối
công nhận quá trình dân chủ. Chúng ta đứng lặng trong lúc một số thành viên của
đảng Cộng Hòa lại thông đồng bất chấp đạo lý, giúp Trump vi phạm pháp luật cũng
như các quy tắc để chống đối bạo hành quyền lực. Chúng ta dành thời gian theo
dõi “truyền thông” cổ vũ Trump - bao gồm các kẻ nói dối chuyên nghiệp giả vờ
tin câu chuyện bịa đặt của Tổng thống về gian lận cử tri. Nối tiếp đó là kết cuộc:
một cuộc xâm lược vụng về và hỗn loạn vào Điện Capitol bởi những người ủng hộ
Trump. Một số người mặc những trang phục kì quái trong khi một số khác làm dấu
biểu tượng Phát xít hoặc vẫy cờ Liên minh. Đám người này hoàn tất nhiệm vụ mà
Trump ban: cản trở việc chứng nhận chính thức các phiếu Cử tri đoàn. Các thành
viên Thượng viện và Hạ viện và cả Phó Tổng thống Mike Pence đã được hộ tống ra
khỏi tòa nhà. Các nhân viên khác được yêu cầu trú ẩn tại chỗ. Một người phụ nữ
đã bị bắn chết.
Hoàn toàn không thể phóng
đại tầm quan trọng của thời khắc này, không thể phớt lờ sức mạnh của thông điệp
từ các sự kiện tuần này đến những bằng hữu và kẻ thù của nền dân chủ, ở mọi
nơi. Những hình ảnh từ Washington được truyền đi khắp cả thế giới đã làm hủy hoại
danh tiếng của Hoa Kỳ, vốn đại diện một nền dân chủ mạnh mẽ, hơn cả những tấm
hình thanh niên Mỹ biểu tình Chiến tranh Việt Nam vài thập kỷ trước, và chúng
còn gây xáo trộn hơn cả những cuộc bạo loạn và biểu tình vào mùa hè năm ngoái.
Khác với những mớ hỗn độn khác xảy ra trong những năm qua, sự kiện tại Điện
Capitol không đại diện cho tranh chấp về mặt pháp lý, bất đồng về những cuộc
chiến ở nước ngoài hay về hành vi của cảnh sát. Chúng lại là một phần của sự
tranh chấp về tính chính đáng nền dân chủ: một đám người bạo lực tuyên bố rằng
họ xứng đáng ra quyết định ai nên làm tổng thống cho nhiệm kỳ tiếp theo, và
chính Trump đã kích động người ủng hộ ông. Những người cùng phe ông trong Quốc
Hội cũng đã làm vậy, cũng như những người tuyên truyền tin giả phe cực hữu ủng
hộ ông. Chỉ trong vài tiếng, họ đã thành công.
Đồng minh của Hoa Kỳ bàng
hoàng. Ngay sau cơn bão ở Điện Capitol, tổng thư ký của NATO và thủ tướng Anh
đã lên án những gì họ nhìn thấy qua truyền hình. Thủ tướng Đan Mạch, Thủ tướng
Thuỵ Điển, và Bộ trưởng quốc phòng Israel, tổng thống Chile, và một loạt các
nhà lãnh đạo khác cũng đã làm vậy. Một chính trị gia người Đức đã lên tiếng:
“Cuộc tấn công từ người cuồng Trump ở Điện Capitol đã làm tổn thương các đồng
minh của Hoa Kỳ.” Các quốc gia trên gắn bó với nền dân chủ Hoa Kỳ đến nỗi họ cảm
thấy chính mình đang ở đó, như thể những quang cảnh đó là thách thức cho chính
hệ thống ở đất nước họ.
Các đối thủ của Hoa Kỳ
thì kiệm lời nhưng chắc hẳn đã thích thú với những hình ảnh này. Chỉ mới vào
sáng thứ Tư, nhà nước Trung Quốc đã bắt giữ các nhà lãnh đạo phong trào dân chủ
ở Hong Kong. Năm 2020, lãnh tụ Nga, Vladimir Putin, người đã nỗ lực gửi Donald
Trump vào Nhà trắng, đã bị cáo buộc đầu độc đối thủ chính trị “nặng ký” nhất,
Alexei Navalny. Chỉ gần đây, chính thái tử Ả rập Saudi đã ra lệnh sát hại một
phóng viên và nhà phê bình hoàng gia Saudi, một cách ghê rợn; Nhà lãnh đạo của
Iran, Belarus, và Venezuela thường xuyên đánh đập và bỏ tù những người bất đồng
chính kiến ở nước họ.
Sau cuộc bạo động ở Điện
Capitol, tất cả trong số họ sẽ cảm thấy tự tin và an tâm hơn trong vị thế của
mình. Họ sử dụng bạo lực để ngăn chặn cuộc đàm phán ôn hoà và sự chuyển giao
quyền lực ôn hoà; giờ đây họ đã chứng kiến rằng tổng thống Hoa Kỳ cũng làm điều
đó. Trump đã không ra lệnh giết hại kẻ thù của ông. Nhưng giờ thì không còn ai
có thể đoán được ông ta sẽ làm gì tiếp theo để giữ vững vị thế của mình. Sự hí
hửng sẽ trở thành biểu cảm chính tại Moscow, Beijing, Tehran, Caracas, Riyadh,
và Minsk. Các nhà lãnh đạo ở những thành phố đố - những người được ngồi ở vị thế
cao, xung quanh có vệ sĩ - sẽ chiêm ngưỡng cảnh tượng ở Washington và thưởng thức
hình ảnh của Hoa Kỳ bị suy thoái.
Người dân Mỹ không hẳn là
những người sẽ chịu hệ lụy khủng khiếp từ hành động của người dung túng Trump.
Bọn nổi dậy ấu trĩ vốn nghĩ rằng việc xông vào Quốc hội là tiêu khiển, có thể bị
đi tù, nhưng họ sẽ không phải trả một cái giá thiết thực nào; những người tin
vào thuyết âm mưu tin lời gian dối của tổng thống và đã đổ xô đến Washington
cũng vậy. Thay vào đó, cái giá phải trả sẽ thuộc về người dân Moscow, Beijing,
Tehran, Caracas, Riyadh và Minsk - những người bất đồng chính kiến và những người chống đối,
những người cổ xuý dân chủ, những người lên kế hoạch, tổ chức, và chịu đựng, hy
sinh thời gian của họ và trong một số trường hợp, mạng sống của họ chỉ vì họ muốn
có quyền đi bầu, quyền được sống trong một đất nước được quản lý bởi pháp quyền,
và tận hưởng những thứ mà người Mỹ coi là đương nhiên, những thứ Trump không hề
coi trọng.
Sau tuần này, họ sẽ thiếu
đi một nguồn hy vọng, thiếu đi một đồng minh đáng tin cậy. Sức mạnh của tấm
gương từ Hoa Kỳ sẽ mờ nhạt hơn trước đây; lập luận của người Mỹ sẽ khó lọt tai
hơn. Lời cổ xuý dân chủ của người Mỹ có thể bị khinh bỉ: Chính các anh còn
không tin vào nó nữa, tại sao chúng tôi phải làm theo? Quá nhiều thứ đã bị vị tổng
thống này vứt bỏ một cách bất cẩn; quá nhiều thứ đã bị bỏ rơi một cách vô tư;
quá nhiều tình bạn và liên minh khó giành được đã bị Trump và người ủng hộ ông
trong Thượng viện, Nội các và báo chí cực hữu lãng quên. Họ không hiểu giá trị
thực sự của nền dân chủ — và họ sẽ không bao giờ hiểu.
Dịch thuật: A. Ho, Tegan Tran
No comments:
Post a Comment