Quan
hệ với Mỹ và Trung Quốc, thách thức chính đối với ban lãnh đạo mới của Việt Nam
Minh
Anh -
RFI
Đăng
ngày: 22/01/2021 - 14:12
Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ có ban lãnh đạo mới nhân
kỳ họp Đại Hội lần thứ 13, được tổ chức từ ngày 25/01 đến 02/02/2021. Đáng
chú ý hơn cả là bốn vị trí chủ chốt, tổng bí thư Đảng, chủ tịch Nước, thủ tướng
Chính phủ và chủ tịch Quốc Hội. Làm thế nào cân bằng các mối quan hệ với Trung
Quốc và nhất là Hoa
Sài Gòn, thủ phủ
kinh tế của Việt Nam. Ảnh chụp năm 2017. © Wikipedia
Theo nhận định của hãng
tin Anh Reuters, căng thẳng gay gắt Mỹ - Trung, cùng với đại dịch Covid-19 đã
mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội trở thành một trong những trục sản xuất công
nghệ quan trọng, cũng như là một trong những trung tâm « xưởng may »
lớn nhất thế giới.
Với tổng số ca nhiễm bệnh
trên khoảng 1.500 người, và 35 ca tử vong, Việt Nam là một trong số hiếm hoi
các nước có nền kinh tế hồi phục nhanh và vẫn duy trì mức tăng trưởng dương,
tuy có thấp hơn so với nhiều năm trước, trong khi phần lớn các nước khác đang
rơi vào suy thoái do đại dịch Covid-19.
Ông Lê Hồng Hiệp, thuộc
ISEAS-Yusof, thuộc Viện Ishak Singapore, lưu ý rằng « cạnh tranh chiến
lược Mỹ - Trung sẽ tiếp tục gây xáo trộn môi trường địa chiến lược và kinh tế
khu vực trong 5 năm tới. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với Việt Nam vì nền kinh
tế nước này rất mở, lệ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế và đầu tư nước
ngoài. »
Trong những năm gần đây,
mối quan hệ Việt – Mỹ đã có nhiều cải thiện, nhưng không vì thế mà Washington
lơi lỏng giám sát Hà Nội trong bối cảnh thâm thủng mậu dịch giữa Mỹ với Việt
Nam ngày càng lớn. Chính quyền mãn nhiệm Donald Trump hồi cuối năm 2020 đã
tố cáo Việt Nam thao túng tiền tệ gây bất lợi cho Mỹ trong trao đổi thương mại.
Chính quyền Donald Trump chưa đưa ra những biện pháp trừng phạt tức thì, nhưng
« bản án treo » này được xem như là để dành lại cho chính quyền
Biden xử lý.
Trong bối cảnh đó, theo
phân tích của chuyên gia Hà Hoàng Hợp, cũng thuộc ISEAS-Yusof Ishak, « Việt
Nam sẽ phải duy trì đối thoại với Mỹ để hiểu rõ hơn chính quyền Biden và thành
tâm xem xét lại các chính sách và biện pháp tiến hành trong lĩnh vực ngoại
thương cũng như tiền tệ ».
Một thách thức quan trọng
khác đối với Việt Nam là phải tìm ra phương kế đối phó với các hành động ngày
càng hung hăng của Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên hầu
hết diện tích Biển Đông, được cho là giầu nguồn tài nguyên và năng lượng, nằm
chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Chuyên gia Hà Hoàng Hợp dự
phóng triển vọng an ninh Biển Đông trong năm 2021 là khá bi quan. « Việt
Nam sẽ phải luôn trong thế đề phòng và chuẩn bị đáp trả các thế lực thù địch nước
ngoài ».
Nhưng Hà Nội cũng ý thức
được tầm quan trọng của Trung Quốc đối với an ninh và bình ổn kinh tế đất nước.
Dù có những tranh chấp chủ quyền giữa hai nước tại Biển Đông, nhưng ngành công
nghiệp sản xuất Việt Nam vẫn cần rất nhiều đến nguồn cung nguyên nhiên liệu và
trang thiết bị từ Trung Quốc.
Ngoài ra, theo giới quan
sát, bên cạnh mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, ban lãnh đạo Việt Nam cũng phải
đối mặt với nhiều thách thức khác như tiến hành các cải cách cần thiết để thực
thi các thỏa thuận tự do mậu dịch quốc tế, có một cách tiếp cận mới hoàn thiện
hơn và một chính sách đối ngoại kiên quyết, tích cực hơn. Nhất là, làm thế nào
tăng cường phòng thủ quốc gia, biện pháp giải quyết các vấn đề có liên quan đến
việc quản lý sông Mêkông – vốn dĩ cũng là một mặt trận khác với Trung Quốc
– cũng như là việc phòng chống Covid-19, tiêm ngừa cho người dân, sẽ là những
thử thách cho dàn lãnh đạo mới của Việt Nam trong 5 năm tới.
Một điều chắc chắn, trong
số những thử thách trên, giới chuyên gia cùng nhất trí rằng « cố gắng
duy trì thế cân bằng giữa hai siêu cường » vẫn sẽ chiếm một vị trí lớn
trong lịch trình hành động của Hà Nội trong 5 năm tới.
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Việt
Nam, "công xưởng mới của thế giới"?
Tăng
thuế nhập khẩu : ‘Món quà’ chia tay của TT Trump với Việt Nam
Việt
Nam áp thuế chống phá giá với thép cán nguội của Trung Quốc
No comments:
Post a Comment