NỘI
DUNG :
Trung Quốc thông qua luật Hải cảnh, chuyên gia cảnh báo tàu
cá ngư dân Việt Nam có thể bị bắn
RFA
.
Nguyễn Ngọc Chu
.
Trung Quốc trao quyền hải cảnh nổ súng, Biển Đông gặp rủi ro
bạo lực
Ngô Minh Trí
.
Luật hải cảnh mới của Trung Quốc cho bắn tàu nước ngoài, cụ thể
là gì, dư luận nói sao?
Tuổi Trẻ Online
=================================================
.
.
Trung Quốc thông qua luật Hải cảnh, chuyên gia cảnh báo tàu
cá ngư dân Việt Nam có thể bị bắn
RFA
22/01/2021
Quốc hội Trung Quốc vừa thông qua luật Hải cảnh mới
hôm 22/1/2021, cho phép tàu hải cảnh của nước này được quyền bắn vào các tàu nước
ngoài trong vùng nước mà Bắc Kinh đòi chủ quyền. Truyền thông Nhà nước Trung Quốc
loan tin này vào cùng ngày.
Dự luật Hải cảnh được
Trung Quốc giới thiệu vào tháng 11 năm 2020. Theo đó, luật quy định trong từng
trường hợp cụ thể, lực lượng chấp pháp của Trung Quốc có thể sử dụng các loại
vũ khí khác nhau để đối phó với tàu nước ngoài bao gồm vũ khí cầm tay, vũ khí
phóng từ tàu hoặc từ trên không.
Luật cũng cho phép nhân
viên chấp pháp của Trung Quốc được quyền phá huỷ các cấu trúc mà nước khác xây
dựng trên các thực thể mà Trung Quốc đòi chủ quyền, lên tàu và kiểm tra các tàu
nước ngoài trong vùng nước mà Bắc Kinh đòi chủ quyền.
Luật mới cũng cho phép hải
cảnh được quyền tạo các vùng cấm di chuyển "khi cần" để ngăn tàu thuyền
và người xâm nhập.
Người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 22/1 nói với báo giới rằng luật mới hoàn toàn
phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo Giáo sư Carl Thayer
thuộc Đại học New South Wales, Australia, luật mới của Trung Quốc là một mối
nguy đáng báo động cho các ngư dân Việt Nam đi đánh bắt cá ở Biển Đông, đặc biệt
là vùng ngư trường truyền thống Hoàng Sa, nơi Trung Quốc cũng đòi chủ quyền.
“Trung Quốc đang cố gắng
nguỵ trang cho những gì mà họ làm và nói luật của chúng tôi cho phép cho nên đừng
có can thiệp vào chủ quyền của chúng tôi. Đây là điều đáng báo động. Các tàu hải
cảnh của TQ được trang bị đầy đủ và tương đương như các tàu chiến.
Trung Quốc bây giờ với luật hải cảnh mới,
trong bất cứ đụng độ nào giờ đây họ không còn phải đâm tàu nữa. Họ chỉ cần bắn
vào tàu nếu ngư dân chống cự.”
Trung Quốc là nước đòi chủ
quyền đến gần 90% diện tích Biển Đông dựa vào đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này
tự vẽ ra trên biển, bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang tranh chấp với
các nước.
Toà Trọng tài Quốc tế
(PCA) trong một phán quyết vào năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lý của đường đứt
khúc này nhưng Trung Quốc không công nhận phán quyết của toà.
Trung Quốc hiện kiểm soát
toàn bộ quần đảo Hoàng Sa mà nước này chiếm được từ Việt Nam trong một trận hải
chiến vào năm 1974.
Các ngư dân Việt Nam ra
đánh bắt cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, thường xuyên phải đối mặt với nguy
cơ bị tàu cá và tàu chấp pháp của Trung Quốc xua đuổi, đâm chìm.
Sự việc gần đây nhất là
vào tháng 4 năm 2020 khi một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc
đâm chìm gần đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Phim tài liệu
ngắn: Lịch sử tranh chấp Hoàng Sa
https://www.youtube.com/watch?v=GMn76e3xsLk&feature=emb_logo
-----------------------------------
.
.
https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/2242409062559178
1.
Tin hôm qua, ngày
22/1/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua luật hải cảnh mới –
trao cho hải cảnh Trung Quốc quyền nổ súng trước – đã đưa khu vực Biển Đông Nam
Á vào cận kề của các xung đột vũ trang cục bộ (https://thanhnien.vn/.../trung-quoc-trao-quyen-hai-canh...).
Nhưng xung đột vũ trang cục bộ tuy gần mà còn xa. Điều cận kề bị nã đạn chính
là ngư dân Việt Nam.
Trung Quốc vẽ đường lưỡi
bò yêu sách đến 80% diện tích Biển Đông Nam Á. Yêu sách đường lưỡi bò của Trung
Quốc đã bị Toà Trọng tài Quốc tế bác bỏ năm 2016. Nhưng Trung Quốc không chịu từ
bỏ yêu sách này trong thực tiễn. Điều đó đồng nghĩa với việc ngư dân Việt Nam
không còn chỗ đánh cá ở Biển Đông Nam Á.
Nếu trước đây, hải cảnh
Trung Quốc ngang ngược húc chìm thuyền, tịch thu thuyền, tịch thu cá, đánh đập,
bắt giam ngư dân Việt Nam, thì nay hải cảnh Trung Quốc sẽ nổ sung tiêu diệt. Sẽ
chẳng còn ngư dân Việt Nam nào dám bén mảng đến vùng Hoàng Sa, Trường Sa và
lãnh hải quốc tế ở Biển Đông Nam Á. Vì đâu đâu cũng bị Trung Quốc tuyên bố là
biển của Trung Quốc.
Ngư dân Việt Nam không có
thuyền lớn để đánh bắt xa bờ đến tận Nam Mỹ như ngư dân Trung Quốc. Biển gần
thì ô nhiễm không có cá. Đi ra biển cách dăm chục hải lý đã bị tàu hải cảnh
Trung Quốc tuyên bố là biển của Trung Quốc. Mà tàu hải cảnh Trung Quốc bây giờ
đã sẵn sàng nã đạn.
Mất cá, mất nguồn sống là
một chuyện. Còn chuyện khác nữa là mất biển. Không có ngư dân đánh cá trên biển
là mất quyền kiểm soát biển trên thực tế. Đồng nghĩa với mất biển.
2.
Trung Quốc mỗi ngày một
thêm ngang ngược cường quyền ở Biển Đông Nam Á. Khống chế Trung Quốc ở Biển
Đông Nam Á chỉ có thể là Mỹ. Mong lắm chính quyền mới của TT Biden tiếp tục đường
lối của TT Trump cứng rắn đối đầu với Trung Quốc. Mong lắm các đồng minh của Mỹ
trong liên minh kim cương là Nhật, Ấn Độ, Úc và các cường quốc khác cùng đồng
lòng đối phó với sự bành trướng ngang ngược của Trung Quốc.
3. Mong lắm lãnh đạo mới
của Việt Nam sau Đại hội XIII sẽ có đối pháp đúng đắn với Trung Quốc trên Biển
Đông Nam Á khi luật hải cảnh mới vô cùng nguy hiểm của Trung Quốc đã bắt đầu có
hiệu lực. Ngư dân Việt Nam phải được bảo vệ.
Chống lại sự bành trướng
ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông Nam Á khổng thể bằng sự đơn độc, không
thể bằng sự cầu xin, càng không thể bằng cách hô hào nêu cao tình hữu nghị láng
giềng hay chung ý thức hệ.
Lãnh đạo ĐCS Trung Quốc,
thực tiễn từ thời Mao Trạch Đông đến nay cho thấy, họ tiêu diệt cả đồng chí cấp
cao thân cận nhất của họ.
Mùa nhân sự rồi sẽ lắng
xuống. Sóng dữ ở Biển Đông Nam Á thì suốt cả 4 mùa dội vô hồi từ Trung Quốc.
Tay lái nào đủ sáng mắt, sáng trí và tráng sức dẻo dai?
Hình : https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/2242409062559178
===================================================
.
.
Trung Quốc trao quyền hải cảnh nổ súng, Biển Đông gặp rủi ro
bạo lực
07:00 - 23/01/2021
Hôm qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua luật hải
cảnh mới của nước này - vốn bị giới quan sát quốc tế chỉ trích mạnh mẽ vì đặt
ra nhiều rủi ro cho Biển
Đông.
Đầu năm 2020, tàu
cá Việt Nam đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm ở vùng biển gần quần đảo
Hoàng Sa. ẢNH: NGƯ DÂN CUNG CẤP
Việc thông qua luật trên
diễn ra vào hôm qua 22.1, theo Reuters. Đầu tháng 11.2020, Trung Quốc đã công bố dự luật này. Trong đó, điểm nổi
bật là hải cảnh có trách nhiệm xua đuổi tàu thuyền các nước khác, thậm chí sử dụng
vũ khí nhằm vào tàu các nước khác ở khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Gia tăng căng thẳng
Nhận xét về luật trên khi
trả lời Thanh Niên, PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế
- Nhật Bản; học giả tại Quỹ châu Á - Thái Bình Dương ở Canada) cho rằng việc
Trung Quốc tăng quyền cho hải cảnh nước này sẽ làm tăng nguy cơ xung đột ở Biển
Đông và biển Hoa Đông.
“Bằng cách vũ trang cho tàu hải cảnh
và cho phép sử dụng vũ lực, Bắc Kinh đang gia tăng thách thức đối với các bên
khác trong vùng biển tranh chấp liên quan Trung Quốc. Theo thông lệ bình thường,
tàu hải cảnh, tuần duyên phi vũ trang sẽ giải quyết các vấn đề liên quan các
tàu phi vũ trang”, PGS Nagy nhận xét và cho rằng các luật mới mà
Bắc Kinh đặt ra sẽ thay đổi thông lệ đó và mở đường quân sự hóa tất cả tàu hải
cảnh, tuần duyên.
Tương tự, TS Swee Lean
Collin Koh (chuyên gia quốc phòng thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế
S.Rajaratnam, Singapore) nhận
định: Cách đây không lâu, Trung Quốc đã sửa đổi luật phòng thủ quốc gia. Luật mới
cho phép Bắc Kinh triển khai lực lượng vũ trang ở nước ngoài để bảo vệ điều mà
Trung Quốc xem là lợi ích quốc gia.
“Giờ đây, Trung Quốc tiếp tục sửa luật
để cho phép lực lượng hải cảnh sử dụng vũ lực trên biển. Điều này cho thấy Bắc
Kinh đang muốn tiến thêm một bước trong việc sử dụng “cơ bắp” để đảm bảo điều
mà họ xem là “lợi ích” của Trung Quốc”, ông Collin nói và đặt vấn đề: “Xét
trong bối cảnh hiện tại ở Biển Đông và biển Hoa Đông, diễn biến vừa nêu có khả
năng gây mất ổn định. Thêm vào đó, khi Bắc Kinh vẫn phớt lờ phán quyết của Tòa
trọng tài quốc tế đối với Biển Đông thì việc trao thêm quyền cho hải cảnh Trung
Quốc như vậy sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực”.
Hợp thức hóa hành
vi bạo lực
Cũng trả lời Thanh Niên, ông
Greg Poling, Giám đốc chương trình AMTI - Trung tâm nghiên cứu chiến lược
và quốc tế (CSIS, Mỹ), lo ngại luật mới của Trung Quốc về lực lượng hải cảnh của nước này có thể dẫn đến
các căng thẳng mới, thậm chí có thể xảy ra bạo lực.
Cũng trong tháng 11.2020,
để mở đường cho luật trên, tờ Hoàn Cầu thời báo (thuộc tờ Nhân Dân nhật báo của
Đảng Cộng sản Trung Quốc) đăng tải bài viết trên để bao biện rằng Trung Quốc có
quyền bảo vệ các vùng biển thuộc chủ quyền nước này, các nước khác như Mỹ hay
Nhật cũng làm như vậy thì tại sao Trung Quốc không được làm (!?).
Tuy nhiên, việc bảo vệ chủ
quyền của một quốc gia thì không sai, nhưng vấn đề đặt ra đâu là vùng biển thuộc
chủ quyền hợp pháp của Trung Quốc, đâu là vùng biển mà hải cảnh Trung Quốc được
thực thi pháp luật hợp pháp?
“Các quy tắc mới được áp
dụng cho vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc, nhưng như cách hành xử
lâu nay, Bắc Kinh né tránh mô tả chi tiết các vùng biển nào. Nói cách khác, từ
đó, các “tàu chấp pháp” của Trung Quốc sẽ được sử dụng vũ khí ở bất cứ khu vực
nào, vào bất cứ lúc nào mà họ cho là cần thiết, như ở Biển Đông hay biển Hoa
Đông, rồi sau đó lại tự biện minh để hợp thức hóa hành động”, ông Poling đánh
giá.
Tiềm ẩn rủi ro
xung đột
Trả lời Thanh Niên, TS
Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) cũng cho rằng luật trên đặt ra
nhiều nguy cơ cho các nước khác.
“Thời gian qua, Bắc Kinh không ngừng củng
cố quyền kiểm soát ở các vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền, đồng thời điều động
tàu hải cảnh đến các vùng biển này. Khi tàu hải cảnh Trung Quốc hiện diện càng
nhiều thì các nước trong khu vực cũng phải điều động tàu tuần duyên ứng phó.
Trong bối cảnh như vậy, rủi ro đụng độ càng trở nên cao hơn”, ông Nagao lo ngại
và cho rằng: “Khi luật trên có hiệu lực, thì nguy cơ đụng độ bằng vũ khí lại
càng dễ xảy ra”.
Bên cạnh đó, theo ông
Nagao, việc đưa ra dự thảo trên làm mất đi “vùng đệm” là các lực lượng chấp
pháp dân sự trong việc ngăn ngừa căng thẳng leo thang. Bắc Kinh đã liên tục loại
bỏ bớt “vùng đệm” như vậy.
Qua đó, ông đặt vấn đề có
khả năng là Trung Quốc muốn leo thang căng thẳng ở các vùng biển trong khu vực.
Nước này tăng cường hiện đại hóa quân sự và muốn thể hiện chiếm ưu thế về quân
sự.
“Để tăng thêm áp lực nhằm vào các nước
khác, Trung Quốc đang loại bỏ dần các vùng đệm vốn để phòng ngừa rủi ro xung đột
ở các vùng biển tranh chấp”, TS
Nagao nhận định và phân tích thêm: “Năm 2018,
chính quyền Trung Quốc đã đưa hải cảnh là một bộ phận của cảnh sát vũ trang
Trung Quốc. Tháng 6 vừa qua, Trung Quốc cũng đã đưa ra dự thảo sửa đổi luật để
đưa lực lượng cảnh sát vũ trang nằm dưới sự chỉ huy của Quân ủy Trung ương
(CMC). Như thế, hải cảnh Trung Quốc trở thành một bộ phận chiến đấu cùng quân đội
nước này. Chính vì vậy, nếu tàu tuần duyên các nước khác nổ súng tự vệ vì bị
tàu hải cảnh Trung Quốc nổ súng tấn công, thì việc giao tranh không đơn thuần
là giữa các lực lượng chấp pháp dân sự, mà đã là liên quan lực lượng quân sự của
Trung Quốc. Khi đó, vì hải cảnh trực thuộc cảnh sát vũ trang, mà cảnh sát vũ
trang do CMC chỉ huy, thì Bắc Kinh có thể lấy cớ điều động hải quân dẫn đến
xung đột gia tăng”.
------------------
TIN LIÊN QUAN
§ Trung
Quốc chính thức trao quyền nổ súng cho ‘hung thần’ ở Biển Đông
§ Trạng thái đối đầu mới ở Biển Đông
§ Biển Đông giữa
chiến lược hải quân '3 trong 1' của Mỹ
====================================================
.
.
Luật hải cảnh mới của Trung Quốc cho bắn tàu nước ngoài, cụ
thể là gì, dư luận nói sao?
Tuổi
Trẻ Online
23/01/2021 13:23 GMT+7
TTO - Điều 49 Luật hải cảnh mới của Trung Quốc:
"Khi nhân viên hải cảnh sử dụng vũ khí theo luật, họ có thể sử dụng trực
tiếp vũ khí nếu cảnh báo không kịp hoặc sau khi cảnh cáo có thể dẫn tới hậu quả
nguy hại nghiêm trọng hơn".
·
Tàu
hải cảnh lớn của Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm trên Biển Đông
·
Hải
cảnh Trung Quốc được phép dùng vũ khí trấn áp trên biển ra sao?
·
Phản đối hải
cảnh Trung Quốc đâm, cướp phá tàu cá Việt Nam
https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/586/2021/1/23/tau-1611378237818930257304.jpg
Một tàu hải cảnh
Trung Quốc (màu trắng) tại Biển Đông vào tháng 5-2014 - Ảnh: REUTERS
Trong luật hải cảnh vừa
được Trung Quốc thông qua, hải cảnh Trung Quốc được trao quyền dùng "tất cả
biện pháp cần thiết", gồm vũ khí. Động thái của Bắc Kinh có thể làm tăng
nguy cơ xảy ra "tính toán sai lầm" tại Biển Đông và Hoa Đông.
Hôm 22-1, Ủy ban thường vụ
Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (tức quốc hội) Trung Quốc đã kết thúc hội nghị
lần thứ 25. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký lệnh ban hành Luật hải cảnh cho
phép lực lượng hải cảnh (cảnh sát biển) nước này dùng vũ khí nhắm vào tàu nước
ngoài, sau khi dự luật này được thông qua tại hội nghị.
Luật gồm những gì?
Theo các chi tiết về luật
được đăng lại trên trang web chính phủ Trung Quốc, Luật hải cảnh gồm 11
chương, với tổng cộng 84 điều. Điều 84 ghi: "Luật này được
thi hành từ ngày 1-2-2021".
Trong chương
1 về "quy tắc chung", điều 3 ghi: "Luật này có
thể áp dụng với việc hải cảnh triển khai hoạt động chấp pháp, bảo vệ quyền trên
biển trong vùng biển thuộc quản lý của nước CHND Trung Hoa".
Tại chương 3 về "bảo
vệ an ninh trên biển", điều 22 ghi: "Khi chủ
quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán Trung Quốc bị các cá nhân và
tổ chức nước ngoài xâm phạm phi pháp hoặc đối diện mối nguy cấp bách bị xâm phạm
phi pháp, theo luật này và các luật liên quan khác, hải cảnh có quyền áp dụng tất
cả biện pháp cần thiết, gồm sử dụng vũ khí, để chặn đứng hành vi xâm
phạm và loại trừ mối nguy".
Luật này nhiều lần nhắc tới
việc sử dụng vũ khí, với từ "vũ khí" được nhắc 15 lần. Chương nhắc
nhiều nhất tới từ "vũ khí" là chương 6, (gồm điều 46, 47, 48,
49, 50, 51) có nội dung về "Sử dụng vũ khí và cảnh giới",
nêu ra những trường hợp mà hải cảnh Trung Quốc có thể sử dụng vũ khí.
Điều 46 ghi: "Với một trong những tình huống dưới đây, nhân viên hải
cảnh có thể sử dụng vũ khí hoặc các thiết bị, công cụ tại hiện trường:
Thứ nhất, cần ép buộc tàu bè dừng di chuyển khi truy
đuổi, ngăn lại, kiểm tra, lên tàu theo luật.
Thứ hai, cưỡng chế xua đuổi, cưỡng chế lai dắt tàu
bè theo luật.
Thứ ba, trong quá trình thi hành nhiệm vụ theo luật,
gặp phải trở ngại, điều gây phương hại.
Thứ tư, trong tình huống khác cần phải dừng hành vi
phạm tội, phạm pháp ngay tại chỗ".
Theo điều 47,
một trường hợp mà hải cảnh Trung Quốc có thể sử dụng "vũ khí cầm tay"
nếu cảnh cáo đã đưa ra vô hiệu là khi tàu bè nước ngoài xâm nhập vào "vùng
biển thuộc quản lý của Trung Quốc" và tham gia phi pháp hoạt động sản xuất,
từ chối tuân theo lệnh dừng tàu và những hoạt động mà theo họ là phi pháp.
Điều 48 thuộc chương 6 ghi: "Trong các tình huống sau, nhân viên hải
cảnh có thể sử dụng các vũ khí trên tàu hoặc trên máy bay bên cạnh vũ khí cầm
tay: Thứ nhất, thi hành nhiệm vụ chống khủng bố trên biển. Thứ hai, xử lý
sự việc bạo lực nghiêm trọng trên biển. Thứ ba, tàu và máy bay chấp pháp bị tấn
công bằng vũ khí hoặc phương thức nguy hiểm khác".
Còn điều 49 ghi:
"Khi nhân viên hải cảnh sử dụng vũ khí theo luật, họ có thể sử dụng trực
tiếp vũ khí nếu cảnh báo không kịp hoặc sau khi cảnh cáo có thể dẫn tới hậu quả
nguy hại nghiêm trọng hơn".
https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/586/2021/1/23/china-16113784665792144809095.jpg
Một tàu Trung Quốc
di chuyển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung
Quốc - Ảnh: KYODO
Trung Quốc giải
thích ra sao?
Theo Hãng tin Tân Hoa xã,
ông Lật Chiến Thư, ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, nói rằng
Luật hải cảnh giúp bảo vệ hiệu quả cái gọi là "các quyền lợi trên biển, an
ninh và chủ quyền quốc gia".
Ngày 22-1, người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng việc thông qua luật hải cảnh
là "hoạt động lập pháp bình thường" của nước này và Trung Quốc
"sẽ vẫn cam kết bảo vệ hòa bình và ổn định trên biển".
Tuy nhiên, tờ Thời
Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc chạy dòng tít: "Trung Quốc thông qua
luật hải cảnh, bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Điếu Ngư". Nhật Bản và Trung Quốc
hiện có tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông.
Phản ứng của quốc
tế
Hãng Bloomberg ngày
23-1 cho rằng động thái trên của Trung Quốc có thể làm tăng nguy cơ xảy ra
"tính toán sai lầm" tại các vùng biển tranh chấp.
Bloomberg lưu ý:
"Tàu hải cảnh Trung Quốc thường tiếp xúc gần - đôi khi có các cuộc đối đầu
căng thẳng - với các tàu nước ngoài, khi họ khẳng định các yêu sách của Bắc
Kinh ở Biển Đông và Biển Hoa Đông".
Hồi tháng 11-2020, khi xuất
hiện dự luật hải cảnh trên, Bloomberg từng dẫn bình luận của phó giáo sư Trương
Minh Lượng của Đại học Ký Nam ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc: "Đây sẽ là lần
đầu tiên hải cảnh Trung Quốc được trao quyền lực một cách rõ ràng theo luật để
sử dụng vũ khí ở vùng biển tranh chấp. Điều này sẽ làm phức tạp tình hình vốn
đã căng thẳng ở Biển Đông và có thể bị các nước láng giềng cũng như Mỹ phản đối".
Theo báo Nikkei
Asia, động thái trên của Trung Quốc đặc biệt "gây báo động" với
Nhật Bản khi nước này phải đối phó với số vụ xâm nhập ngày càng thường xuyên của
tàu Trung Quốc tại vùng nước quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Hơn 1.000 tàu
Trung Quốc đã đi vào các vùng nước quanh quần đảo này năm ngoái.
Giới chuyên gia đánh giá
dự luật hải cảnh vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua có thể
trở thành "cơn đau đầu" đối với chính quyền Thủ tướng Nhật Bản
Yoshihide Suga, theo Hãng tin Kyodo.
Theo Kyodo, Tokyo buộc phải
xem xét cẩn thận cách thức xây dựng quan hệ tốt với Bắc Kinh. Tân Tổng thống Mỹ
Joe Biden được cho là đã nói với ông Suga rằng điều 5 của hiệp ước an ninh Mỹ -
Nhật sẽ có hiệu lực bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đồng nghĩa
Washington sẽ bảo vệ Tokyo trong trường hợp xảy ra xung đột tại đây.
Nói trước báo giới hôm
22-1, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết nước này sẽ "giám
sát" các hoạt động của Trung Quốc "với mức độ quan tâm cao", đồng
thời cho biết Nhật Bản đã liên tục gửi công hàm phản đối các hoạt động của hải
cảnh Trung Quốc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trong một bài đăng trên mạng
xã hội, nhà phân tích Christian Le Miere của công ty tư vấn chiến lược Arcipel ở
Anh cho rằng luật hải cảnh của Trung Quốc "đánh vào trái tim" chính
sách tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông.
-----------------
Trung
Quốc thông qua luật cho phép lực lượng hải cảnh bắn tàu nước ngoài
TTO - Ngày 22-1, Trung Quốc
thông qua luật lần đầu tiên cho phép lực lượng hải cảnh sử dụng vũ lực với tàu
nước ngoài.
BẢO ANH
----------------------------------
Trung Quốc cho phép hải cảnh nổ súng bắn tàu nước ngoài ở Biển
Đông
VietNamNet
23/01/2021
08:16 GMT+7
No comments:
Post a Comment