Tuesday, 26 January 2021

COI THƯỜNG LẬP PHÁP, ĐỀ CAO HÀNH PHÁP, CÁC ĐƯỜNG LỐI CỦA TRUMP ĐANG NHANH CHÓNG ĐỔ VỠ (Glenn Thrush - The New York Times)

 


Coi Thường Lập Pháp, Đề Cao Hành Pháp, Các Đường Lối của Trump Đang Nhanh Chóng Đổ Vỡ

Glenn Thrush  -  The New York Times

Người dịch: Ren Dinh

25/01/2021

https://www.the-interpreter.org/post/coi-thuong-lap-phap-de-cao-hanh-phap-cac-duong-loi-cua-trump-dang-nhanh-chong-do-vo

 

Translated from The New York Times's article Trump, who spurned legislative achievement for executive action, sees his agenda quickly undone.

 

By Glenn Thrush, on 21-01-2021, 12:00:00

 

https://static.wixstatic.com/media/be74b3_63101815e89d4c6ab84b6ce5e74bbf2c~mv2.jpg/v1/fill/w_740,h_494,al_c,q_90,usm_0.66_1.00_0.01/be74b3_63101815e89d4c6ab84b6ce5e74bbf2c~mv2.webp

Tổng thống Donald J. Trump lên chuyên cơ Air Force One lần cuối cùng vào thứ Tư. Ảnh: Pete Marovich, The New York Times

 

                                                      ***

 

Vào thứ Tư, khi Tổng thống Donald J. Trump lên chuyên cơ bay về nhà ở Florida, ông coi những thành tựu về mặt hành pháp của chính quyền ông có sức bao phủ lớn, đầy hoài bão, và hơn thảy là mang sức ảnh hưởng lâu dài — nhưng sự đổ vỡ của di sản ấy mới chỉ sắp bắt đầu.

 

"Chúng ta đã cùng nhau đạt được rất nhiều thành tựu," ông nói với một đám đông người ủng hộ. "Chính quyền của chúng ta không hề tầm thường."

 

Nhiều thành tựu đáng tự hào nhất của ông Trump không được viết thành luật mà thay vào đó là được thực thi một cách khiên cưỡng qua các sắc lệnh hành pháp, điều này khiến chúng dễ dàng bị đảo ngược ngay khi ông rời ghế tổng thống.

 

Và đó chính là những gì đã xảy ra. Trong 72 tiếng tại vị đầu tiên, Tổng thống Biden đã ban hành hơn 20 sắc lệnh hành pháp, ông sử dụng quá trình này nhằm gỡ bỏ những "di sản" của Trump thay vì bồi đắp thêm.

 

Ông Trump đã không làm chủ được những đòn bẩy quyền lực và thoả thuận quốc hội. Ông cũng không có nhiều hứng thú với lịch sử chức vị tổng thống của ông để qua đó rút ra được bài học về những cạm bẫy khi dựa đơn phương vào quyền lực tổng thống.

 

Trong một cuộc phỏng vấn đáng chú ý của cựu Tổng thống Lyndon B. Johnson năm 1973, 10 ngày trước khi ông qua đời, ông đã giải thích lý do ông kháng cự lại sự cám dỗ của việc áp dụng sắc lệnh hành pháp để ép thực thi các chính sách cải cách quyền công dân quan trọng. Thay vào đó, ông đi theo con đường lập pháp gian nan hơn, nhằm trang bị thêm quyền lực luật pháp cho những nỗ lực này.

 

Các nhà lãnh đạo quyền công dân Da đen "từng muốn tôi ban hành một sắc luật hành pháp, và tuyên bố như một sắc lệnh tổng thống," ông Johnson chia sẻ về Đạo luật Nhà ở Công bằng nâm 1968.

 

Nhưng ông Johnson, một nhà chiến lược lập pháp cừ khôi, nói ông không nghĩ cải cách "sẽ có hiệu quả nếu Quốc hội không tham gia lập pháp."

 

Ông Trump thường bỏ qua lời chỉ lối đó — ngoại lệ có lẽ là dự luật cải cách tư pháp hình sự — và giờ ông đang phải trả giá.

 

Danh sách những lệnh hành pháp mang tính đảo ngược của Biden vẫn sẽ dài thêm, nhưng hiện đã có những mảng sau: hồi phục cam kết của Hoa Kỳ với Tổ chức Y tế Thế giới, tái tham gia hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, đảo ngược lệnh cấm nhập cư của Trump đối với một số quốc gia đông người Hồi giáo, cho dừng công trình xây dựng bức tường biên giới, hồi phục các biện pháp bảo vệ người lao động thuộc cộng đồng LGBTQ, huỷ giấy phép ống dẫn dầu Keystone XL và nghiêm cấm lại việc khoan dầu tại Vùng trú ẩn của động vật hoang dã ở Bắc cực, thực thi các quy định đạo đức mới và huỷ báo cáo uỷ ban "1776" của ông Trump.

 

Nhưng không phải tất cả những gì ông Trump làm đều có thể được nhanh chóng thu hồi. Bãi bỏ dự luật cắt giảm thuế của ông sẽ cần nhiều nỗ lực lập pháp, tuy hiện ông Biden và đồng minh mới chỉ có kế hoạch giảm thiểu phần nào dự luật.

 

Di sản ảnh hưởng lâu dài nhất của Trump có thể là số lượng áp đảo của thẩm phán bảo thủ trong Toà án Tối cao do ông bổ nhiệm — đây đúng hơn là một dự án kết hợp giữa cựu cố vấn Nhà Trắng Donald F. McGahn II và Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo đảng Cộng hoà. Ông McConnell đã dùng riders trong quốc hội (các dự luật dưới dạng các điều khoản bổ sung - ND) để bãi bỏ một số điều lệ, qua đó gây sức ép luật pháp cho những dự định giảm thiểu của Biden.

 

Chính ông Biden có dựa quá đà vào sắc lệnh hành pháp không vẫn còn là một câu hỏi mở. Trước đây, nhiều dự luật môi trường được thực thi vào cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama cũng bị chính ông Trump lập tức bãi bỏ.

 

Nhưng dường như ông Biden, một cựu thượng nghị sĩ quyết tâm thông qua nhanh chóng một dự luật cứu trợ coronavirus khổng lồ, hiểu rằng con đường dẫn tới thành công là qua quá trình lập pháp, trong đó gồm một gói cơ sở hạ tầng lưỡng đảng mà ông Trump đã từng mong muốn nhưng chưa bao giờ đạt được. (Ông Biden có một số dấu hiệu đáng mừng: một nhóm 17 đảng viên Cộng hoà mới đắc cử vào quốc hội đã cùng ký một lá thư bày tỏ ý định thương lượng gói cứu trợ ấy.)

 

Nếu ông Trump cần một bài học đương đại hơn ông Johnson về quyền lực tổng thống, ông không cần nhìn lại đâu xa. Chính người tiền nhiệm của ông, ông Obama, đã phải trải qua một quá trình dai dẳng và hỗn độn để thông qua được thành tựu tiêu biểu nhất của mình, Đạo luật Chăm sóc Sức khoẻ Giá rẻ.

 

Đạo luật này đã kiên cường sống sót qua nhiều nỗ lực bãi bỏ liên tiếp của ông Trump.

 

Người dịch: Ren Dinh

Biên tập: Gary

 

 

 

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats