Vụ
Đường Sắt Việt Nam: Không giải, chỉ… cứu!
Trân
Văn – Thiên
Hạ Luận
19/04/2021
https://www.voatiengviet.com/a/duong-sat-viet-nam-vnr-giai-cuu/5857716.html
Tuần này, thông tin Tổng Công ty Đường sắt Việt
Nam (VNR) có thể phá sản là một trong những chủ đề chính trên hệ thống truyền
thông chính thức tại Việt Nam. Ngoài việc giúp VNR kêu cứu, hệ thống truyền
thông chính thức còn giúp 25.000 nhân viên VNR kêu cứu vì phải làm việc mà
không có lương và sắp thất nghiệp vì VNR khó có thể cầm cự cho đến tháng tới.
https://gdb.voanews.com/AF9328C1-4B8A-4EDA-8A9F-352ACC9A8E42_w650_r1_s.jpg
Tàu điện của dự án
tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông do nhà thầu Trung Quốc xây dựng. Phó Thủ tướng
Trịnh Đình Dũng yêu cầu đưa dự án vào hoạt động sau nhiều năm trì hoãn. Hình
minh họa. (Ảnh chụp màn hình VnExpress)
Theo một vài cơ quan truyền thông chính thức,
VNR lao đao, nhân viên khốn cùng bởi thay vì trực tiếp rót tiền cho VNR, Bộ
Giao thông – Vận tải (Bộ GTVT) lại biến Cục Đường sắt thành… phễu. Tiền cấp cho
các dự án liên quan tới VNR phải thông qua Cục Đường sắt thành ra toàn bộ hoạt
động liên quan đến bảo trì, quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, bảo đảm an toàn
cho vận tải đường sắt phải có Cục Đường sắt xem xét, phê duyệt trước, rồi đề
nghị Bộ GTVT chuẩn y, xin ngân sách. Có tiền, Cục Đường sắt mới cấp lại cho
VNR. Do Cục Đường sắt đứng giữa làm trung gian, tất cả mọi thứ liên quan đến việc
duy trì hoạt động của VNR trở thành chậm chạp và đó là lý do 25.000 nhân viên
VNR vẫn làm việc nhưng không được nhận lương, còn VNR cáo giác, cơ chế mới
đang triệt tiêu hoạt động vận tải đường sắt (1)…
Một vài cơ quan truyền thông chính thức khác
thì bảo rằng, vấn đề không nằm ở kiểu quản lý của Bộ GTVT mà các bộ có liên
quan như GTVT, Tư pháp, Tài chính đang tranh cãi với nhau về việc giao cho VNR
quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thế nào cho đúng với tinh thần luật
pháp hiện hành. Cũng vì vậy, từ đầu năm đến nay, VNR mới không nhận được đồng
nào trong khoản 2.800 tỉ mà VNR đề nghị được cấp (2).
Có một điểm đáng lưu ý là thiên hạ chẳng có mấy
người bất bình và xót xa cho VNR. Bên dưới những thông tin về hiện trạng u ám của
VNR trên VTC News, nhiều độc giả ủng hộ khuynh hướng: Cứ để cho VNR phá
sản, tổ chức đấu giá, giao cho tư nhân quản lý – điều hành, mọi thứ sẽ tốt hơn.
Rất nhiều người than phiền về chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ. Rồi hàng
năm, cứ đến Tết là phải mua vé chợ đen, giá vé xe lửa mà đắt ngang ngửa giá vé
máy bay, còn tốc độ thì ì ạch… Đa số độc giả của VTC tin rằng, quản lý – điều
hành theo kiểu của VNR thì phá sản là tất yếu. Có độc giả như Dinh Hai khen
VNR… sướng và không tin VNR sẽ… chết như VNR đang than thở: Kinh
doanh mà ngồi một chỗ, ai tới mua vé thì bán, ai mang hàng đến thì nhận chở nếu
lỗ thì yêu cầu nhà nước bù lỗ (3)!
Nhiều người sử dụng mạng xã hội cũng bày tỏ
suy nghĩ tương tự qua trang facebook của tờ Lao Động. Chẳng hạn Van Hai bảo rằng: Chi
232 triệu cho một cái bồn vệ sinh bằng inox trên tàu thì chết là đúng rồi (đây
là scandal từng khuấy động dư luận cách nay vài năm (4) – VNR lắp đặt nhà vệ
sinh cho 821 toa tàu nhưng hành khách không dám sử dụng vì bẩn thỉu, hôi thối).
Cũng vì vậy, nhiều người như Hà Toàn đề nghị: Giao cho tư nhân làm biết
đâu lại khác. Ngọc Kế Vũ tin là: Phải cổ phần hóa VNR mới phát huy
được sức mạnh. Yumi Nguyen tán thành bởi: Cứ cái gì liên quan đến quốc
doanh là không ổn. Tuy nhiên sau những gì đã chứng kiến từ thực tế, Vuong
Nguyen không tin đó là hướng ra cho những tổng công ty nhà nước như VNR: Liệu
có tránh được “xã hội hóa” hay “cổ cánh hóa” với giá rẻ mạt như đã diễn trong
nhiều lĩnh vực, nhiều ngành (5)?
***
Cuối năm ngoái, Quốc hội Việt Nam nhất trí chi
12.000 tỉ giải cứu Vietnam Airlines (VNA) (6). Mới đây, VNA đòi chính phủ thực
hiện thêm nhiều biện pháp hỗ trợ khác, kể cả tăng giá trần và áp đặt giá sàn
(khống chế, không cho các doanh nghiệp khác hạ giá) đối với vé máy bay để
VNA… phát huy vai trò, trách nhiệm là hãng hàng không quốc gia, bất
chấp những yêu cầu đó vừa vô lý, vừa vi phạm luật cạnh tranh (7).
Sau VNA, giờ tới lượt VNR. Chưa biết chính phủ
Việt Nam sẽ quyết định giải cứu VNR như thế nào? Cần thực hiện bao nhiêu biện
pháp, công khố cần chi thêm bao nhiêu tiền để giải cứu VNR và những tập đoàn, tổng
công ty nhà nước như VNA, VNR? Không rõ! Cho nên mới có nhiều người như Trần
Hoa than trên facebook: Thượng tầng sao, hạ tầng vậy. Loạn cào
cào (8)...
———————–
Chú thích
(2) https://danviet.vn/giai-cuu-nganh-duong-sat-cac-bo-nganh-da-nhau-20210415150953618.htm
(3) https://vtc.vn/duong-sat-viet-nam-nguy-co-pha-san-vi-bi-day-den-buoc-duong-cung-ar606678.html
(5) https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=1637821156415467&id=152570468273884
(6) https://cuocsongantoan.vn/12000-ty-giai-cuu-vietnam-airlines-va-cau-hoi-chua-co-loi-giai-65032.html
(8) https://www.facebook.com/groups/nhabaocongdan/permalink/1666773690379062/
.
.
No comments:
Post a Comment