Liệu
‘bộ phận thờ địch’ có kết hợp được với địch để chống lại các ‘thế lực thù địch’?
Hoàng Trường
(Gởi VOA từ Sài Gòn)
30/04/2021
https://www.voatiengviet.com/a/nguyen-xuan-phuc-nguy-phuong-hoa/5873330.html
https://gdb.voanews.com/FB7671C0-D727-4074-B024-C0DDA846DD62_w650_r1_s.png
Ông Nguyễn Xuân
Phúc tiếp Ngụy Phượng Hòa tại Hà Nội ngày 26 tháng Tư.
Quan hệ Việt – Trung từ bao đời nay nằm trong phức
cảm yêu và ghét, được định hướng lẫn lộn giữa lực hút của “bộ phận thờ địch” (một
bộ phận trong chính quyền) và sức đẩy từ “thế lực thù địch” (đại bộ phận người
dân trong nước hiện nay).
Soi vào lịch sử bang giao Việt – Trung, nhìn từ
phía Việt Nam, những trải nghiệm của đất nước này đối với nhà cầm quyền Trung
Quốc dường như nằm trong phức cảm yêu – ghét lẫn lộn, hay đúng hơn là nằm ở sự
pha trộn giữa lực hút và sức đẩy. Thực tế ấy tồn tại suốt hàng ngàn năm nay,
qua các triều đại phong kiến cho đến thời hậu cộng sản. Nhưng vào thời điểm hiện
nay, lực hút và sức đẩy ấy được quyết định bởi nhân tố nào:
Tình cảm, tiền bạc, hay quyền lực?
Lực hút bởi “bộ phận
thờ địch”
Ngày 27/4/2021, báo chí Bắc Kinh đưa tin,
trong buổi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nguỵ Phượng Hoà trước đó một ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
khẳng định, Việt Nam “sẽ không theo các nước khác chống lại Trung Quốc”.
Phát biểu được cho là của lãnh đạo Việt Nam gây chú ý ở trong nước lẫn quốc tế
giữa bối cảnh các phản ứng của Hà Nội đang bị coi là chậm trễ trước sự kiện
hàng trăm tàu cá của Trung Quốc từ tháng ba đến nay đang án ngữ khu vực Ba Đầu,
thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. (*)
Chậm trễ ở đây là so với thái độ đàng hoàng
hơn của chính quyền của Tổng thống Duterte (Philippines). Lập tức các ý kiến
bình luận chia thành hai nhóm. Loại thứ nhất, có học giả quả quyết rằng không
thể có chuyện ông Phúc “hớ hênh” đến nhường ấy. Loại thứ hai, một số phân tích
khác lại cho rằng, có thể ông Phúc chỉ nói đến việc Việt Nam nâng cao cảnh giác
cách mạng một cách chung chung, song truyền thông Trung Quốc, vốn có truyền thống
“bơm vá” và “lộng ngôn”, đã phóng đại thành như thế.
Nhưng tờ “Nhân Dân” còn đưa tin rất rõ, Chủ tịch
Nguyễn Xuân Phúc “mong muốn
quân đội hai nước tiếp tục tăng cường xây dựng vững chắc lòng tin chiến lược”,
không để “các thế lực thù địch phá hoại” quan hệ hai nước. Còn Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng thì “mong muốn hai đảng, hai nước tiếp tục nỗ lực để giữ gìn môi trường
hòa bình, hợp tác trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau”. Những ngày này mà hai ông trong “Bộ tứ” nhấn mạnh
“lòng tin chiến lược” và “môi trường hoà bình” trên Biển Đông thì quả thật, lực
hút tạo ra từ “bộ phận thờ địch” trong dàn lãnh đạo mới ở Hà Nội có ảnh hưởng
ghê gớm.
Bởi vì, ông Trọng và ông Phúc đâu phải là những
“tân binh” trong đảng và nhà nước! Và điều này chứng tỏ “bộ phận thờ địch” ấy
đâu phải mới có từ hôm nay. Nếu không, khi tiếp những người trong đoàn đại biểu
Trung Quốc, tại sao ông Trọng và ông Phúc không thể tuyên bố, ít nhất là: Trung
Quốc cần kiềm chế và tránh có những hành động đơn phương làm phức tạp tình
hình, gia tăng căng thẳng và phải giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp
hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982?
Sức đẩy từ “thế lực
thù địch”
“Thế lực thù địch” ở đây không ai khác là nhân
dân trong con mắt của những người cầm quyền. Người dân và trí thức trong nước
đang hết sức để ý tới mọi động thái của giới lãnh đạo. Bởi vì một khi “bộ phận
thờ địch” kết hợp với địch để chống lại “thế lực thù địch” thì chắc chắn nhân
dân không thể để yên. Sóng ngầm bao giờ cũng mạnh hơn sóng nổi trên bề mặt! Thật
ra, người dân biết rất rõ rằng, ngay cả “bộ phận thờ địch” trong chính quyền
cũng chẳng yêu gì Trung Quốc và quá hiểu dã tâm của họ. Vốn đã lăn lộn bao lâu nay
trong “bãi lầy” Ba Đình, hơn ai hết, lãnh đạo là người biết rõ “tim đen” của
nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Những người giả danh CNXH từ lâu đã không còn
tin vào cái “lá nho” ý thức hệ che đậy dã tâm và hành động trong thế giới cộng
sản. Như trong một khảo luận trên RFA, thì ngay trong cuộc nội chiến ở
Việt Nam, hệ tư tưởng cũng chỉ là lớp vỏ bên ngoài. Việt – Trung – Xô, giữa các
đồng chí cùng “phe” ngay từ thời bấy giờ, đã lãnh đủ mọi hệ luỵ của cái gọi là
“chủ nghĩa quốc tế vô sản”.
Sau chiến tranh, những tưởng ý thức hệ rồi sẽ
chết. Nhưng không! Cứ mỗi thập kỷ qua đi, dưới lá bài “cùng chung vận mệnh”, mỗi
lần thúc đẩy hệ tư tưởng trá hình, Bắc Kinh lại đạt thêm được những bước tiến mới
trên con đường độc chiếm Biển Đông và bành trướng xuống toàn Đông Nam Á. Lãnh đạo
Việt Nam cũng biết, cái “vỏ” bốn tốt và mười sáu chữ vàng không thể cứu vãn họ
thoát khỏi gọng kìm của Trung Quốc trên cả đất liền lẫn ngoài mãi các đảo xa,
nên nhiều lúc cũng buộc phải nghĩ đến những bước “giãn Trung” nhất định.
“Giãn” nhưng không “thoát” được nên họ đâm ra
sợ dân và coi dân là thù địch. Nếu ai đó có tham vọng (được hiểu là sự khát
khao) tìm đến cùng sự thật về các “thế lực thù địch” thì mới hiểu được sự phản
kháng quyết liệt của con dân nước Việt qua mọi thời đại, trước sự áp chế của cả
Trung Quốc lẫn Liên Xô trước đây cũng như chủ nghĩa Đại Hán ngày nay. Không
hoàn toàn ngẫu nhiên mà ông Trần Quốc Vượng thuở còn làm Thường trực Ban Bí thư
đã phát được một câu có cánh: “Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta thôi”. “Tự
ta” ở đây là ông Vượng muốn ám chỉ: Nhân dân sẽ lật đổ chính quyền!
Về
“nhận thức luận”, chỗ này ông Vượng khá hơn ông Trọng. Nhưng nhận thức được như
vậy thì đáng ra phải đi với nhân dân, phải trở về với nhân dân mà “kháng Tàu cứu
nước”, chứ không phải là kết hợp với Trung Quốc để đàn áp nhân dân khốc liệt và
toàn diện như hiện nay. Tại sao nhận thức thì được mà hành động thì không? Đó
là vì họ “khát” tiền và “khát” quyền lực. Mà nguồn mạch của tiền và của quyền
thì chỉ có thể đến từ Thiên triều. Do đó, họ không thể để nhân dân “trỗi dậy
kháng Tàu” ở mức độ đáng ra cần có. Vì vậy, họ đành tận dụng “bộ phận thờ địch”,
kết hợp với địch để chống lại các “lực lượng thù địch”.
******
(*) (Chú thích của VOA: Trong bài viết
khác, đăng ngày 28 tháng Tư, VOA đặt câu hỏi với phía chính phủ Việt Nam, yêu cầu
xác minh tính thực hư trong phát biểu được cho là của ông Nguyễn Xuân Phúc,
phía Việt Nam không phản hồi. Trong khi đó, TS. Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cấp
cao khách mời thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas) của Singapore khẳng định
với VOA dựa theo nguồn tin ông có được từ những người có mặt trong
sự kiện, rằng “Ông Nguyễn Xuân Phúc không bao giờ nói câu đấy.”)
No comments:
Post a Comment