Không
thể sửa chữa bất cứ điều gì, khi tự thân nó đã là một điều sai
26/04/2021
Việc ASEAN tỏ ra vui mừng phấn khởi khi Thống
tướng Myanmar Min Aung Hlaing đồng ý “sẽ chấm dứt sử dụng bạo lực với dân thường”
– là tích cực nhưng bên cạnh đó, được hiểu là gián tiếp thừa nhận tính hợp pháp
của chế độ độc tài quân sự này.
Đây cũng là nét “dí dỏm” trong các cuộc hội
đàm tại vùng trũng chính trị của Thế giới. Có nghĩa là anh thừa nhận một tín hiệu
nghe có vẻ tích cực nhưng chỉ là dựa trên một cơ sở sai lầm. Có một nguyên tắc
mà chúng ta thường lờ đi, đó là ta không thể sửa chữa bất cứ điều gì khi tự
thân nó đã là một điều sai.
Trên thực tế, đây là thứ khó có thể chấp nhận.
Một chính thể nào đi nữa cũng cần được dựng lên thông qua dân bầu. Nếu không phải
là một nhà nước dân bầu thì cho dù đối tượng ấy có đưa ra tuyên bố về một
“thiên đường” hay một “tương lai huy hoàng chói lọi” cho Miến – đó cũng chỉ là
lời nói gió bay mà thôi.
Lịch sử Đông Nam Á đã chứng minh điều này khi
Polpot tuyên bố sẽ xây dựng Campuchia tiến tới xã hội cộng sản vượt trên Liên
Xô và Trung Quốc, ông này cũng cho phép các phái đoàn Đông Nam Á tới ghi nhận
(trong đó có phái đoàn Việt Nam). Polpot đảm bảo với TG rằng quân đội Khơ me Đỏ
sẽ không nhắm sự truy bức chính trị lên dân thường. ASEAN khi đấy đã tỏ ra hân
hoan phấn khởi, dạt dào niềm tin yêu hi vọng vào chính thể này.
Cho đến khi quân đội Nhân dân Việt Nam tiến
vào giải phóng Phnom Penh thì 2 triệu người (tức 20% dân số Cam) đã chết dưới sự
trấn áp và truy bức của Polpot. Đó cũng là lần cuối cùng Việt Nam can thiệp vào
nội bộ của một nước khác. Nó đã ngăn chặn hoạt động diệt chủng mà quân đội
Polpot nhắm vào dân thường. Thời điểm ấy, Việt Nam chưa gia nhập ASEAN và thực
tế là đã vấp phải phản ứng rất quyết liệt từ tổ chức này khi triển khai 150.000
quân trên lãnh thổ Cam.
***
Rất
khó để các nước như Việt Nam, Thái Lan và Cambodia yêu cầu quân đội Myanmar thả
tù nhân chính trị
https://www.facebook.com/truongson.nk/posts/3919864348099377
ASEAN vừa nêu ra tuyên bố gồm năm điểm đồng
thuận để yêu cầu các bên ở Myanmar thực hiện nhằm chấm dứt thảm cảnh hiện tại.
Nhưng điều đáng chú ý là bản tuyên bố chính thức
loại bỏ đi một yêu cầu vốn được đề cập ở bản nháp đầu tiên.
Cụ thể, điều này yêu cầu chính quyền quân sự
Myanmar trả tự do cho toàn bộ tù nhân chính trị bị bắt giữ sau cuộc chính biến
tháng 2.
Việc các quốc gia ASEAN không thể đạt được đồng
thuận trong vấn đề thả tù nhân chính trị là cơ hội để truyền thông quốc tế một
lần nữa hướng đến vấn đề tù nhân chính trị ở khu vực này.
Ở Đông Nam Á thì Myanmar, Việt Nam, Thái Lan
và Cambodia đang là các quốc gia giam giữ nhiều tù nhân chính trị nhất.
Myanmar hiện đứng đứng đầu bảng, với con số tù
chính trị lên đến hàng ngàn người, vốn bị bắt trong các cuộc biểu tình gần đây.
Đứng thứ hai là Việt Nam, với hàng trăm người bị nhốt trong các nhà tù trên khắp
đất nước vì thực hiện các quyền con người căn bản. Thái Lan và Cambodia thì bỏ
tù các đối thủ chính trị, và các nhà hoạt động chính trị.
Sẽ rất khó để các nước như Việt Nam, Thái Lan
và Cambodia yêu cầu quân đội Myanmar thả tù nhân chính trị, bởi chính các quốc
gia này cũng đang bỏ tù người dân của mình với các lý do chính trị. Do vậy, việc
ASEAN không thể đạt được đồng thuận trong việc kêu gọi thả tù chính trị ở
Myanmar là dễ hiểu.
No comments:
Post a Comment