Monday, 26 April 2021

THƯỢNG TƯỚNG PHAN VĂN GIANG : VIỆT NAM COI TRỌNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỮU NGHỊ VỚI TRUNG QUỐC (Tiền Phong Online)

 



Thượng tướng Phan Văn Giang: Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc 

Tiền Phong Online

24/04/2021 | 18:32

https://tienphong.vn/thuong-tuong-phan-van-giang-viet-nam-coi-trong-phat-trien-quan-he-huu-nghi-voi-trung-quoc-post1330789.tpo

 

TPO - Đó là phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, tại lễ khánh thành Nhà văn hóa Nhà văn hóa hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, chiều 24/4.

 

Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 6, chiều 24/4, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đã đón Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa sang Việt Nam tham dự giao lưu.

 

Sau khi tiến hành nghi lễ chào và tô sơn cột mốc, trồng cây lưu niệm, Bộ trưởng Phan Văn Giang cùng Bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa và đại diện một số đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng hai nước, đại diện lãnh đạo địa phương đã cắt băng khánh thành Nhà văn hóa hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc tại xã Đồng Văn, tặng bà con nhân dân xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và nhân dân trấn Động Trung, khu Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

 

https://photo-cms-tpo.zadn.vn/w645/Uploaded/2021/xqeioxwsxr/2021_04_24/tp-giao-luu-huu-nghi-bien-gioi-viet-trung-1-892.jpeg

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đón Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa sang Việt Nam tham dự giao lưu, chiều 24/4. Ảnh: Nguyễn Minh

Phát biểu tại lễ khánh thành nhà văn hóa hữu nghị, Thượng tướng Phan Văn Giang cho biết, cùng chung đường biên giới dài hơn 1.400km, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng với nhiều nét tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán. Nhìn lại chặng đường hơn 70 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, hợp tác, hữu nghị vẫn luôn là dòng chảy chính, là truyền thống tốt đẹp và phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nước.

 

Công trình nhà văn hóa hữu nghị là kết quả chung tay đầu tư, xây dựng của Bộ Quốc phòng hai nước, là một trong những kết quả hợp tác tiêu biểu thiết thực của chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc và cũng là một biểu tượng cho mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng hai nước nói chung, chính quyền và nhân dân xã Đồng Văn và trấn Động Trung nói riêng.

 

“Tôi mong muốn sau khi được đưa vào sử dụng, công trình này sẽ là nơi sinh hoạt và giao lưu văn hóa tinh thần thường xuyên của quân và dân hai nước khu vực biên giới, qua đó xây dựng tình cảm gắn bó, tương trợ và xây dựng khu vực biên giới hòa bình, ổn định và phát triển”, Thượng tướng Phan Văn Giang nói.

 

https://photo-cms-tpo.zadn.vn/w645/Uploaded/2021/xqeioxwsxr/2021_04_24/tp-giao-luu-huu-nghi-bien-gioi-viet-trung-6-2479.jpeg

Hai bộ trưởng cùng các đại biểu tới dự lễ và cắt băng khánh thành Nhà văn hóa hữu nghị. Ảnh: Nguyễn Minh

 

Theo Thượng tướng Phan Văn Giang, Việt Nam luôn luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị láng giềng tốt đẹp và bền vững lâu dài với Trung Quốc. Đây là chủ trương nhất quán và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng như chính sách đối ngoại quốc phòng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

 

Những năm vừa qua, hợp tác quốc phòng luôn duy trì được đà phát triển trên cơ sở nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước và trở thành một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.

 

Chương trình giao lưu lần này là một trong những ví dụ điển hình về quyết tâm chính trị, tình cảm hữu nghị gắn bó của Quân ủy Trung ương, lực lượng vũ trang, các địa phương và nhân dân vùng biên giới của hai nước trong điều kiện bình thường mới. Đây cũng là chương trình hợp tác quốc phòng quan trọng của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng hai nước diễn ra ngay trong đầu năm 2021.

 

“Bắt đầu bằng các hoạt động trong nhà, đến nay chương trình đã phát triển ra các hoạt động giao lưu ngoài thực địa như tuần tra chung, xây dựng nhà hữu nghị biên giới, khám chữa bệnh cho bà con nhân dân ở hai bên khu vực biên giới, diễn tập chống khủng bố và cứu trợ thảm họa, dịch bệnh. Đây cũng không chỉ là cầu nối giữa quân nhân vùng biên hai nước mà đã là nơi chính quyền địa phương và nhân dân hai nước giao lưu, kịp thời động viên, tương trợ lẫn nhau”, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói.

 

https://photo-cms-tpo.zadn.vn/w645/Uploaded/2021/xqeioxwsxr/2021_04_24/tp-giao-luu-huu-nghi-bien-gioi-viet-trung-4-5668.jpeg

Hai Bộ trưởng trồng cây hữu nghị. Ảnh: Nguyễn Minh

 

Nguyễn Minh

 

==================================================

 

XEM THÊM

 

Phan Văn Giang cúi đầu trước Tập trước khi ngồi vào ghế 

Ngọc Thảo – Thoibao.de (Tổng hợp)

1-4-21

 

Phải nói rằng dưới quyền cai trị của ĐCS Việt Nam thì nhân dân chịu uất ức rất nhiều. Không phải chỉ dân oan mới uất ức mà những ai yêu quý mảnh đất hình chữ S cũng uất. Bởi chủ trương của ĐCS là nhịn để mua lấy sự bình yên cho đảng.

 

Bao nhiêu năm nay đảng đang luôn hô khẩu hiệu “chống Mỹ cứu nước” mỗi khi 30/4 đến. Tuy nhiên xét cho cùng thì Mỹ cũng chẳng lấy một tấc đất nào của đất nước. Đã vậy hiện nay Mỹ là thị trường mà Việt Nam kiếm nhiều ngoại tệ nhất. Khoảng 40 tỷ đô la mỗi năm. Trong khi ấy, đảng luôn xem Trung Quốc là bạn thì nay Trung Quốc ngày càng trắng trợn lấn tới gặm nhấm lãnh thổ Việt Nam. Năm 1974 tù Hoàng Sa, năm 1988 thì Trường Sa và điều đáng nói là đường lưỡi bò phi pháp mà Trung Quốc áp đặt đã làm cho Việt Nam mất gần hết lãnh hải truyền thống.

 

Việt Nam là quốc gia trăm triệu dân, tuy là nhỏ hơn Trung Quốc, nhưng việc bắt nạt quốc gia trăm triệu dân không phải là dễ dàng gì đối với Mỹ chứ đừng nói đến Trung Quốc.

 

Ý thức được phận nước nhỏ, nhân dân không ủng hộ việc gây hấn với Trung Quốc, nhưng nhân dân cũng đòi hỏi là nhà nước phải có sự cương quyết chứ không thể cứ nhường nhịn chịu đựng, hễ người ta lấn tới là âm thầm nhường để mua lấy bình yên cho đảng.

Sự hèn nhát của quân đội Việt Nam thời nay không phải vì lính hèn, cũng không phải vì sĩ quan hèn mà vì sự hèn nhát nó hiện diện ở những con người có quyền lực cao nhất.

Ở đất nước này, người có quyền lực lớn nhất là Nguyễn Phú Trọng, và cũng là người có quyền lực cao nhất về mặt đảng đối với quân đội. Với ông Nguyễn Phú Trọng thì nhân dân không xa lạ gì. Chính ông đã nhờ kết thân với lãnh đạo Bắc Kinh mà từ đó ông có được sức mạnh vô đối ở chính trường. Nếu ĐCS Việt Nam xem mình là ĐCS đàn em thì chính Nguyễn Phú Trọng cũng đang xem mình hoặc là đàn em, hoặc là học trò của Tập Cận Bình.

 

Sự nhu nhược của quân đội Việt Nam từ nhiều năm qua bắt nguồn từ con người đó chứ không từ ai khác. Hiện nay ông Trọng lại tham quyền ở lại ghế tổng bí thư nhiệm kỳ 3 thì quân đội Việt Nam thời Pham Văn Giang cũng chẳng khác nào thời Ngô Xuân Lịch hay thời Phùng Quang Thanh.

 

 

Kiểu mẫu Phạm Bình Minh, biết sợ trước thiên triều thì đổi lại số phận được thay đổi.

 

Ngày 28/9/2019, trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 74, ông Phạm Bình Minh có bài phát biểu 15 phút nói về vấn đề an ninh Biển Đông. Nếu phát biểu 15 phút thì có thể nói, ông Phạm Bình Minh đã nói được khoảng 3500 từ. Được biết, tính đến lúc ông Phạm Bình Minh phát biểu thì Trung Quốc đã có nhiều tháng quần thảo các cơ sở khai thác dầu mỏ của Việt Nam trên Biển Đông. Ấy vậy mà trong khoảng 3500 từ nói liên tục, không từ nào ông dám nhắc tên Trung Quốc. Và thậm chí sự đe doạ bằng quân sự ỏ Biển Đông của hải quân Trung Quốc cũng được ông Phạm Bình Minh nói nhẹ nhàng bằng từ “sự cố”. Ông Phạm Bình Minh đã hành động rất mất lòng dân.

 

Ngay sau hiện tượng câm nín tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Phạm Bình Minh đã bị rất nhiều người dân trong nước và hải ngoại chỉ trích và lên án dữ dội.Tuy nhiên thái độ nhất quán của Phạm Bình Minh là im lặng, chấp nhận chịu nhục để mưu cầu việc khác cho bản thân.

 

Hành động của Trung Quốc lúc đó được ví như anh cướp xem thường luật pháp xông vào nhà ông Việt Nam đòi lấy cái này, lấy cái kia mà Việt Nam không dám tố giác mặc dù xung quanh đó có rất nhiều người mà anh Việt Nam có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ họ, ít nhất là hỗ trợ tiếng nói để cho kẻ cướp chùn bước.

 

Năm 1979, Việt Nam đánh cho giặc bay giáp rồi năm 1990 sang thần phục nhận làm phên giậu chư hầu. Đó là sách lược của rất nhiều tổng bí thư từ thời Nguyễn Văn Linh đến bây giờ. Đến nay, Việt Nam đã đi 1/5 của thế kỷ 21 nhưng lối ngoại giao đầu lụy ấy vẫn còn duy trì. Để rồi ông Phạm Bình Minh đi theo lối mòn ngoại giao như vậy.

 

Kết quả thì sao? Hiện nay Phạm Bình Minh được nâng lên thẳng chiếc ghế phó thủ tướng thường trực. Vị trí mà cách ghế thủ tướng chưa đầy gang tay. Đó là phần thưởng cho những con người biết cúi đầu trước ngoại bang phương bắc. Ông Phạm Bình Mình khác với cha ông. Cha là người ngẩn đầu còn Phạm Bình Minh là người cúi đầu nên leo cao hơn cha mình lúc trước.

 

Thực ra nhiệm vụ đi phát biểu là ông Nguyễn Phú Trọng với vai trò chủ tịch nước phát biểu chứ không phải Phạm Bình Minh. Bởi nếu Nguyễn Phú Trọng đi dự phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, ông ta chắc chắn cũng phải nhận rất nhiều phản ứng của dư luận bởi không mấp máy nổi một từ về Trung Quốc. Có lẽ vì thế mà ông Trọng né, hoạc ông muốn đẩy Phạm Bình Minh đi để xem Phạm Bình Minh có biết thuần phục hay không?!

 

Phan Văn Giang học theo mẫu Phạm Bình Minh

 

Ngày 28/03/2021, diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn quốc về nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Hội nghị này trình bày nội dung về Biển Đông diễn biến căng thẳng, và thách thức bảo vệ chủ quyền biển đảo.

 

Đã nhiều năm nay, đã nói đến vấn đề Biển Đông là nói đến yếu tố Trung Quốc. Mà yếu tố Trung Quốc ở đây không phải để hợp tác làm ăn mà nói đến chủ quyền quốc gia.

Với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ông Giang cho hay Đông Nam Á có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng, là khu vực cạnh tranh giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiều bất ổn. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, trên biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn. Hòa bình, ổn định, tự do an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước những thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột.

 

Đánh giá về bối cảnh tình hình, Thượng tướng Phan Văn Giang cho hay môi trường chính trị, an ninh thế giới, khu vực dự báo tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Chủ nghĩa dân túy, dân tộc cực đoan, thực dụng, cường quyền và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Việc chạy đua vũ trang, không gian chiến lược mới đặt ra những thách thức mới đối với hòa bình, ổn định trên thế giới, khu vực, nhất là nước nhỏ đang phát triển.

 

Nói chung ông Giang nói rất nhiều bằng những ngôn từ quen thuộc. Tuy nhiên lại một làn nữa người đại diện cho Bộ Quốc phòng Việt Nam làm công việc cúi đầu trước ngoại bang y hệt như Phạm Bình Binh cách đây 2 năm.

 

Ông Thượng tướng Phan Văn Giang – tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc phòng – người đã được đảng phân công nắm bộ quốc phòng trong những ngày sắp tới.

 

Không biết đối với quan chức cấp cao của ĐCS thì nếu tình hình Biển Đông đang có những diễn biến căng thẳng, phức tạp hơn, thì họ mừng hay họ buồn. Những ai tỏ thái độ thuần phục là mừng vì đó là cơ hội thể hiện sự phục tùng. Họ biết buồn khi và chỉ khi họ biết xen quyền lợi của đất nước vượt lên quyền lợi đảng phái.

 

Thời đại công nghệ 4.0 thì khoa học cũng phát triển. Được biết năm 2021, ĐCS Việt Nam đã chi 7,2 tỷ đô la cho Quốc phòng. Một chi phí rất cao. Đó sẽ là cơ hội để ĐCS Việt nam không cúi đầu. Tuy nhiên, với tư duy nô lệ. Ông Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng vẫn phải cúi đầu.

 

Đảng đã cúi thì đảng viên làm sao thẳng?

 

Phan Văn Giang (sinh năm 1960) thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng. Ông hiện là Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương

 

Biển Đông đang có những diễn biến căng thẳng phức tạp, đặt ra thách thức lớn trong bảo vệ chủ quyền biển đảo. Hiện đang có sự tranh chấp giữa các nước có liên quan đến Biển Đông như vùng tranh chấp, vùng chồng lấn, vùng chưa phân định rõ ràng, vùng nước lịch sử, vùng cùng đánh cá, thềm lục địa… chưa giải quyết được.

 

Trước sự e dè không dám nhắc tên Trung Quốc thì điều đó cho thấy, quốc phòng Việt Nam lại một lần nữa có ông ông bộ trưởng nhu nhược mặc dù ông xuất thân thì bổ thông mưu trưởng. Kẻ thù lớn bởi vì mi quỳ xuống

 

Từ không dám nổ súng cảnh cáo, không dám nhắc tên Trung Quốc và không dám kiện Trung Quốc, các lãnh đạo Việt Nam đã khiến Bắc Kinh không chỉ ngày càng coi thường ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’, mà còn giành ưu thế vượt mặt ĐCS Việt Nam trong hoạt động vận động quốc tế, cũng là nguồn cơn khiến Bắc Kinh tự tin và ngạo mạn khi đưa ra tuyên bố mang tính khẳng định về vùng chủ quyền của Trung Quốc Biển Đông.

 

Kể ra ông Phan Văn Giang cúi đầu cũng phải. Nếu không biết cúi đầu thì ông đã không leo lên chức cao như ngày hôm nay của Việt Nam. Nói là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, nhưng sắp tới Phạn Văn Giang cũng sẽ chẳng làm gì khác so với những người tiền nhiệm trước đây.

 

Ở chế độ này, một khi chủ tịch quân ủy trung ương mà cúi đầu thì nó như là cái khung buộc phóchur tịch quân ủy tuân theo thôi.

 

Cứ mỗi nhiệm kỳ, trung Quốc cứ khéo dàn khoang, kéo tàu hải cảnh, xua dân quân xuống biển đông để nắn gân Việt Nam. Tuy nhiên, nếu họ gặp phản ứng trong Bộ Chính yếu ớt thì chắc chắn họ sẽ lấn tới.

 

Phan Văn Giang, dù nắm bộ trưởng bộ quốc phòng nhưng khó mà ông có thể cứng rắn được. Vẫn theo thông lệ là kiên cữ tên húy của thiên triều để tránh rỉu ro sự nghiệp.

Ngọc Thảo – Thoibao.de (Tổng hợp)

 

NGUỒN : http://www.viet-studies.net/kinhte/PhanVanGiangCuiDau_TB.html

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats