BTV
Tiếng Dân
27/04/2021
https://baotiengdan.com/2021/04/27/ban-tin-ngay-27-4-2021/
Tin chính trường
Báo Thanh Niên đưa tin: Quốc hội bầu chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch Quốc hội
khóa mới vào tháng 7. Kỳ họp đầu tiên của QH khóa 15 dự kiến khai mạc
ngày 20/7, kéo dài trong 11 ngày. QH cho biết, sẽ dành khoảng 6 ngày cho công
tác nhân sự, trọng tâm là hợp thức hóa 3 chiếc ghế “tứ trụ” vừa được bầu trong
kỳ họp cuối của QH khóa 14.
Tổng thư ký QH Bùi Văn Cường thông báo, kỳ họp
QH cuối tháng 7/2021 sẽ quyết định vấn đề bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch
QH và dàn nhân sự của QH, Chính phủ và các cơ quan cấp cao. Trước đó, các lãnh
đạo chế độ đã diễn trò ngược đời là hoàn tất các thủ tục bầu ra 3 chiếc ghế
“tam trụ” từ ngày 31/3 đến 5/4, gần 2 tháng trước màn kịch “dân bầu” QH. Và rồi
bây giờ họ tiếp tục bầu lại để hợp thức hóa quy trình ngược. Bầu đi bầu lai thì
cũng chỉ 3 ông Phúc, Chính, Huệ “trúng cử”, chứ không ai khác.
Diễn biến nhân sự mới trong chính trường Việt
Nam: Ông Phùng Xuân Nhạ làm Phó Ban tuyên giáo TƯ Đảng, BBC đưa tin.
Chiều nay, Ban Tuyên giáo TƯ tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ
Chính trị về công tác cán bộ, bổ nhiệm ông Phùng Xuân Nhạ giữ chức Phó trưởng
Ban Tuyên giáo Trung ương. Quyết định điều động ông Nhạ do một quan chức cấp
Phó trưởng Ban Tổ chức TƯ công bố tại hội nghị.
Nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh ở ĐH Quốc gia Hà Nội
bình luận: “Chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Giáo dục mà ông Phùng Xuân Nhạ vừa
rời đi là chiếc ghế nóng nhất trong nội các chính phủ Việt Nam. Có thể nói,
không có gia đình Việt Nam nào mà không bị ảnh hưởng hàng ngày của nền giáo dục
của đảng Cộng sản. Mà giáo dục đã và đang bị cuốn vào vòng băng hoại đạo đức
chính trị – văn hóa xã hội mấy chục năm qua, như chúng ta thấy”.
BBC có bài về khuynh hướng xét lại
vai trò Tướng Giáp: Một quan điểm viết sử mới tại Việt Nam. Trước giờ,
hình tượng Võ Nguyên Giáp được bơm thổi như một “thần tướng” bách chiến bách thắng
của chế độ CSVN, thậm chí bộ máy tuyên truyền còn tự vẽ ra danh sách 10 vị tướng
giỏi nhất trong lịch sử nhân loại, trong đó có ông Giáp.
Nhưng bộ máy tuyên truyền lại vừa phát hành
tài liệu, trong đó nâng cao vai trò của các ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê
Duẩn trong trận Điện Biên Phủ năm 1954. Trước đó, khi nói về trận đánh quan trọng
nhất làm nên danh tiếng của tướng Giáp, bộ máy tuyên truyền thường cho rằng trận
chiến do một tay ông Giáp lo liệu hết.
RFA có bài: Những ý kiến trái chiều về việc lấy tên cha cựu Bí thư Nguyễn
Thiện Nhân đặt tên đường ở Thủ Thiêm. Vụ chính quyền thành Hồ tổ chức lễ
đặt tên tuyến đường ở khu đô thị mới Thủ Thiêm vào ngày 25/4, là tên của cố GS
Nguyễn Thiện Thành, cha của cựu Bí thư thành Hồ Nguyễn Thiện Nhân, một người
dân mất đất ở Thủ Thiêm bình luận:
“Cái này do người ta áp đặt, và chính sự áp đặt này
lại gây tác dụng ngược lại. Đáng lẽ tên Nguyễn Thiện Thành để người ta tôn
kính, yêu mến… nhưng qua những việc làm của ông Nguyễn Thiện Nhân thì tên Nguyễn
Thiện Thành lại gây ác cảm cho người dân Thủ Thiêm. Cái này hoàn toàn gây tác dụng
ngược lại mà họ không ngờ tới”.
Mời đọc thêm: Bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội vào tháng 7 (Zing).
– Cuối tháng 7, Quốc hội sẽ dành 6 ngày làm nhân sự, bầu Chủ tịch
Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng (ANTĐ). – Bế mạc phiên họp thứ 55 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa
XIV (HNM). – Công bố danh sách 868 người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV (TBTC).
– Ông Phùng Xuân Nhạ giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung
ương (VOV).
Đường sắt Việt Nam
lụi tàn
VTC có bài phỏng vấn chuyên gia quy hoạch giao
thông, TS Phan Lê Bình: Đường sắt VN sắp phá sản, thời điểm quyết định cho đường sắt
cao tốc Bắc – Nam. Ông Phan Lê Bình thừa nhận, ngành đường sắt VN giờ
đã hoàn toàn tụt hậu, trong khi các nước phát triển từ lâu đã quen với các tuyến
metro siêu tốc, thì VN vẫn loay hoay với mấy toa tàu cũ nát, kém hiệu quả, hệ
thống đường sắt thì không được bảo dưỡng.
Vụ Chủ tịch Tổng công ty Đường sắt VN Vũ Anh
Minh thừa nhận, doanh nghiệp quốc doanh quy mô lớn một thời này đã đến bước đường
cùng, khả năng không trụ nổi qua tháng 4/2021, ông Bình nhận định: “Xuất
phát từ những thông tin tôi được nghe từ phía Tổng công ty Đường sắt đó là
không được phân bổ vốn duy tu bảo dưỡng nhiều tháng nay, khiến hàng chục nghìn
lao động ngành đường sắt bị nợ lương thì đó hoàn toàn thuộc trách nhiệm của đơn
vị chịu trách nhiệm phân bổ vốn”.
Báo Đất Việt đặt câu hỏi về đề xuất ĐSTĐC Bắc-Nam 320km/h: ‘Quên’ hiệu quả kinh tế? Bộ
GTVT vừa gửi Bộ KH&ĐT kết quả nghiên cứu bổ sung phương án đầu tư Dự án đường
sắt cao tốc Bắc – Nam, cho rằng phương án làm tàu với tốc độ 160-200km/h chưa xứng
với “đường sắt cao tốc”, muốn đạt tốc độ 320km/h. Chuyên gia logistics, TS Lê
Văn Bảy cho rằng, Bộ GTVT rất “bảo thủ” với quan điểm đường sắt tốc độ cao chỉ
chở khách, Bộ này đã hoàn toàn bác bỏ yếu tố kinh tế trong phát triển đường sắt.
Tổng Công ty đường sắt VN sắp phá sản nhưng
các quan chức ngành giao thông vẫn không chịu tỉnh ra và nhìn nhận khả năng thật
sự của họ. Họ mơ mộng “một kịch bản đầy tham vọng”, muốn phát triển đường sắt
VN theo mô hình ShinKanSen (Tân Cán Tuyến) của Nhật Bản, đạt tốc độ 350km/h. Thực
tế, VN vẫn chỉ loay hoay với mấy toa tàu cũ nát.
Còn đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Bộ trưởng
Nguyễn Văn Thể tiếp tục trở thành “con ma nhà họ Hứa”. Nhà báo Nguyễn Thông viết: “Hồi tháng 1, ông hứa sẽ
đưa vào vận hành đường sắt cao tít Cát Linh – Hà Đông trước khi diễn ra đại hội
đảng (chắc định lấy le, lập công dâng đảng). Sau đó, tịt. Khi chính phủ thương
tình gia hạn, ông lại hứa tới cuối tháng 3. Đầu tháng 4, ông hứa tiếp tới cuối
tháng 4. Giờ sắp hết mẹ nó tháng 4 rồi.
Đó là chưa kể hồi năm ngoái, xa hơn nữa là năm kia
năm kìa, ông hứa không biết bao nhiêu lần… Này chú Thể, hoặc trong 3 ngày
tới lên tivi hứa thêm lần n nữa, chả chết ai; hoặc thôi mẹ nó chức đi, cho người
khác làm, ngồi đó hoài cho dân chửi không thấy nhục sao“.
Bài thứ nhất trong loạt bài trên báo Đầu Tư về “siêu dự án” Trung ương và lời “khẩn cầu” từ TP.HCM – Bài 1:
“Treo” 20 năm, Dự án Ga Bình Triệu khiến ngàn hộ dân điêu đứng. Đó là dự
án ga đường sắt Bình Triệu, được quy hoạch “treo” gần 20 năm nay, khiến hàng
ngàn hộ dân ở TP Thủ Đức phải khốn khổ, điêu đứng. Gần đây, Bộ GTVT làm việc với
lãnh đạo thành Hồ và thống nhất, vẫn tiếp tục triển khai dự án, nhưng lại không
chốt được thời gian hoàn thành cụ thể, nghĩa là về bản chất vẫn là dự án
“treo”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/04/Img1-13.jpg
Những căn nhà tạm bợ
của người dân trong khu quy hoạch treo ga Bình Triệu. Ảnh: ĐT
Bài thứ 2 trong loạt bài trên báo Đầu Tư về “siêu dự án” Trung ương và lời “khẩn cầu” từ TP.HCM – Bài 2:
Mỏi mòn kiến nghị… khẩn gỡ vướng cho Tuyến Metro số 1. Mang tiếng là dự
án quan trọng cấp quốc gia, được khởi công từ năm 2007, nhưng tới nay, dự án
tuyến Metro số 1, thuộc tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên vẫn chưa
thể khai thác thương mại. Lý do: Vướng mắc trong vấn đề xác định giá trị vốn
ODA cấp phát còn lại từ TƯ tính theo đồng yên hay đồng VN, dù UBND TP HCM đã
nhiều lần kiến nghị khẩn. Hệ lụy của vướng mắc này không chỉ dừng ở hàng
ngàn tỉ đồng không thể giải ngân.
Mời đọc thêm: Gói bảo trì đường sắt: Bộ GTVT cho rằng VNR ‘không hợp tác’ (PLTP).
– Vốn bảo trì đường sắt quốc gia nên giao cho ai? (PLVN).
– Giao vốn bảo trì cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là vi
phạm Luật Ngân sách (ĐT). – 13 địa phương chưa xây dựng lộ trình xóa lối đi tự mở qua đường
sắt (SGGP). – Dự án Ga đường sắt ‘treo’ 17 năm, Sở Xây dựng Đà Nẵng nói
gì? (VTC). – Hiện trạng 5 tuyến vành đai ở Hà Nội (VNE).
Bế tắc ở Miến Điện
Báo Thanh Niên đưa tin: Súng lại nổ ở Myanmar, ông Obama ra cảnh báo nhắm vào chính
quyền quân sự. Hai ngày sau khi lãnh đạo các nước ASEAN tuyên bố đạt được
sự đồng thuận với chính quyền quân phiệt Miến Điện về việc chấm dứt bạo lực, lực
lượng an ninh Miến đã bắn chết 2 người dân vào ngày 26/4. Reuters dẫn nguồn tin
địa phương, cho biết, một người đàn ông bị bắn chết tại quán cơm ở TP Mandalay,
một phụ nữ bị bắn chết trong lúc ngồi trên xe gắn máy ở thị trấn Dawei, phía
nam Miến Điện.
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi các nước
chống lại chính quyền quân phiệt Miến Điện, bày tỏ ủng hộ những người biểu tình
phản đối chính biến và cảnh báo về “một nhà nước thất bại”. Ông Obama
nói: “Ý đồ mang tính tàn bạo và phi pháp của quân đội nhằm áp đặt ý chí
của họ sau một thập niên có được tự do nhiều hơn sẽ không bao giờ được người
dân chấp nhận và không nên được chấp nhận bởi thế giới rộng lớn hơn”.
Ngay sau vụ việc trên, xảy ra vụ giao tranh ở biên giới Myanmar-Thái Lan, lực lượng thiểu số
đốt phá tiền đồn quân đội, báo Tiền Phong đưa tin. Liên minh Quốc gia
Karen (KNU), lực lượng thiểu số lâu đời nhất ở Miến Điện tuyên bố, đã chiếm được
doanh trại của quân đội Miến ở bờ Tây sông Salween, biên giới Miến – Thái. Đại
diện KNU nói với Reuters, vụ chiếm đóng được tiến hành từ 5h đến 6h sáng nay.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/04/Img4-2.jpeg
Lửa bốc lên từ ngọn
đồi phía Miến Điện trong vụ giao tranh ở bờ Tây sông Salween, diễn ra sáng nay.
Ảnh: Reuters/TP
Trong một diễn biến liên quan, phiến quân Myanmar huấn luyện người biểu tình, theo
VnExpress. Lực lượng Phòng vệ Thống nhất, một nhóm vũ trang tự xưng là nhóm chiến
đấu mới, chống chế độ quân phiệt, đã công bố video cho thấy, hơn 200 người biểu
tình Miến Điện, phần lớn trên 20 tuổi, đang được họ huấn luyện quân sự trong
khu rừng ở bang Karen, gần biên giới Miến.
Ông Mon Mon, người sáng lập nhóm khẳng định, lực
lượng này bao gồm những người biểu tình phản đối cuộc đảo chính ngày 1/2. Ông
Mon Mon cho biết: “Chúng tôi đến đây để tham gia khóa huấn luyện quân sự
trong ba tháng và tất cả chúng tôi đều có chung mục tiêu, đó là cách mạng… Hầu
hết những người ở đây đều ở độ tuổi 20, sinh viên. Có một số người khoảng 35,
40 tuổi”.
VietNamNet đưa tin: Myanmar lại hoãn phiên xử bà Aung San Suu Kyi. Ngay
sau phiên điều trần ngày 26/4, LS Min Min Soe của cựu cố vấn nhà nước Miến Điện,
Aung San Suu Kyi, cho biết, phiên xét xử tiếp theo của bà Suu Kyi tiếp tục bị
trì hoãn đến tận ngày 10/5. LS Soe cho biết thêm, đã 12 tuần trôi qua kể từ lúc
thân chủ của mình bị bắt giam, nhưng đến nay, đội ngũ pháp lý vẫn chưa được
phép gặp mặt trực tiếp bà Suu Kyi, gây khó dễ đối với các hoạt động pháp lý của
họ.
Zing có bài: Bà
Aung San Suu Kyi thất vọng vì phiên tòa bị hoãn. Thông qua LS
Soe, bà Aung San Suu Kyi bày tỏ sự thất vọng khi chính quyền quân phiệt
Miến Điện lại hoãn ngày ra tòa của bà. Bà Suu Kyi vẫn bị giam giữ và quản thúc
tại gia với 6 tội danh, trong đó có cáo buộc vi phạm luật xuất nhập khẩu khi
tàng trữ 6 bộ đàm không được đăng ký, vi phạm quy định chống Covid-19 khi vận động
tranh cử giữa mùa dịch và nhận hối lộ. LS Soe cho biết: “Tôi nghĩ bà ấy
không được tiếp cận với tin tức và truyền hình. Tôi không nghĩ bà ấy biết tình
hình hiện tại ở Myanmar”.
Mời đọc thêm: Phiến quân Karen chiếm một căn cứ của quân đội Miến Điện (RFI).
– Tình hình Myanmar: Nhóm nổi dậy chiếm căn cứ ở miền Đông,
chính quyền quân sự phản hồi đề xuất của ASEAN (TG&VN).
– Miến Điện: Phong trào chống đảo chính kêu gọi tiếp tục chiến
dịch « bất tuân dân sự » (RFI). – Đụng độ dữ dội nhất tại Myanmar kể từ chính biến 1/2 (KTĐT).
– Lực lượng Karen thừa nhận tấn công đồn quân sự Myanmar (Zing).
– Nga sẵn sàng giúp Myanmar và Thái Lan giải quyết giao tranh (TĐ).
– Nhật Bản, EU hoan nghênh đồng thuận của ASEAN về vấn đề
Myanmar (SGGP). – Khủng hoảng Myanmar và tuyên bố chung 5 điểm của ASEAN (PLTP).
– Khủng hoảng Miến Điện: Thỏa thuận của ASEAN không đủ để mang lại
lối thoát (RFI). – Ông Obama lên tiếng về chính biến Myanmar (PLTP).
– Cựu Tổng thống Obama lên tiếng về tình hình Myanmar (VTC).
***
Thêm một số tin: 30/04:
Nhắc lại cuộc đời cố tổng thống VNCH Trần Văn Hương (BBC).
– Ba cuốn sách gợi nhớ một nền xuất bản bị lãng quên của Việt
Nam Cộng hòa (LK). – RSF chỉ trích bản án 8 năm tù cho cựu nhà báo Trần Thị Tuyết
Diệu (VOA). – Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam –
Trung Quốc (SGGP). – Kim Huệ: ‘Tôi cống hiến cả sự nghiệp nhưng giờ bị kỷ luật
không lý do’ (Zing). – Chính quyền Hồng Kông tuyên bố có thể can thiệp vào công việc
luật sư đoàn (RFI).
– Gần 2 triệu thanh niên Việt Nam thất nghiệp vì COVID-19 (ĐV).
– Dịch Covid ở Ấn Độ: Bang đầu tiên do đảng của thủ tướng Modi
lãnh đạo quyết định phong tỏa — Covid-19: Châu Âu và Hoa Kỳ khẩn cấp giúp Ấn Độ đối phó với đại
dịch — Covid-19: Viện trợ của quốc tế bắt đầu đến Ấn Độ — Covid: Quốc hội Brazil điều tra về trách nhiệm chính quyền
Bolsonaro — Covid-19: Mỹ cung cấp 60 triệu liều vac-xin AstraZeneca cho các
nước (RFI).
No comments:
Post a Comment