Một
số vấn đề chính trị nội bộ Philippines ẩn giấu đằng sau sự kiện đá Ba Đầu
Hoàng Việt - Nghiên cứu Việt–Mỹ
25 Tháng Tư, 2021
Tình hình biển Đông lại tiếp tục căng thẳng, đặc
biệt từ ngày 20/3 khi “Lực
lượng đặc nhiệm biển Tây Philippines” (biển Đông) của Philippines đã
ra một thông cáo tố cáo Trung Quốc đã tụ tập 220 tàu tại khu vực Đá Ba Đầu, nhằm
sử dụng “chiến thuật vùng xám” để mở rộng sự hiện diện của Trung Quốc tại đây,
như họ đã từng làm tại Đá Vành Khăn năm 1995 và Bãi cạn Scarborough năm 2012.
Sau đó, dư luận đã sục sôi trước dã tâm của Trung Quốc.
Tuy nhiên, đánh giá một cách bình tĩnh và khách
quan thì thấy trong sự kiện Đá Ba Đầu lần này vẫn còn ẩn giấu một số vấn đề,
bao gồm: các yêu sách chồng lấn đối với Đá Ba Đầu giữa Trung Quốc, Việt Nam và
Philippines, trong đó còn nhiều điều chưa rõ ràng. Thêm nữa, sự kiện Đá Ba Đầu
xuất hiện có mối liên hệ với các cuộc đấu tranh nội bộ trong chính trị
Philippines trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống năm 2022
.
Về tính chất pháp
lý của Đá Ba Đầu
Nguyên tắc “đất thống trị biển” là một nguyên
tắc quan trọng trong luật biển quốc tế. Nguyên tắc được nhắc tới lần đầu trong
Vụ Thềm lục địa biển Bắc do Toà án Công lý Quốc tế phán xử năm 1969,(xem: Phán
quyết Vụ
Thềm lục địa biển Bắc, giữa Cộng hoà Liên bang Đức và Đan Mạch,
1969, ICJ, đoạn 96), sau này, nguyên tắc nói trên đã được pháp điển hoá
trong điều 121 Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS). Theo
nguyên tắc này thì chỉ có thể tuyên bố chủ quyền và quyền lợi biển đối với các
thực thể tự nhiên luôn nổi trên mặt nước, tức là các đảo.
UNCLOS cũng đưa ra sự phân biệt giữa đảo
(islands) với bãi cạn lúc chìm lúc nổi (Low time elevations – LTE), là căn cứ để
xác định chủ quyền và các quyền lợi biển đối với một thực thể như vậy.
Tuy nhiên, mức độ quyền lợi biển còn phụ thuộc
vào việc đảo này có khả năng duy trì đời sống của con người hay có đời sống
kinh tế của riêng đảo đó hay không. Nếu đáp ứng những tiêu chuẩn này, thì nó sẽ
có một vùng lãnh hải rộng 12 hải lý, một EEZ rộng 200 hải lý và thềm lục địa. Nếu
không, nó vẫn là một đảo, nhưng chỉ được coi là đá với một vùng lãnh hải rộng
12 hải lý.
Trong khi đó, các bãi cạn lúc chìm lúc nổi là
những thực thể nổi trên mặt nước khi thủy triều xuống nhưng lại chìm dưới mặt
nước khi thủy triều lên. Chúng không được coi là đảo và không có bất kỳ quyền lợi
biển nào. Chúng là một phần của đáy biển và sẽ phải tuân theo cơ chế pháp lý của
lãnh hải hoặc EEZ, tùy thuộc vào vị trí của chúng. Nếu bãi cạn lúc chìm lúc nổi
nằm trong vùng lãnh hải rộng 12 hải lý của một hòn đảo, thì nó có thể được sử dụng
làm cơ sở để đo chiều rộng của lãnh hải tính từ hòn đảo đó.
Tình trạng pháp lý của đá Ba Đầu – là đảo, đá
hay bãi cạn lúc chìm lúc nổi – cho đến nay, vẫn chưa rõ ràng. Đá Ba Đầu không nằm
trong số những cấu trúc được Tòa trọng tài trong vụ kiện giữa Philippines và
Trung Quốc năm 2016 phán quyết về tính chất pháp lý của nó.
Theo mô tả trên một bản đồ của Chính phủ Mỹ,
đá Ba Đầu là một rạn san hô nổi trên mặt nước khi thủy triều lên. Báo cáo của
các chuyên gia Philippines được đệ trình lên Tòa trọng tài trong Vụ Philippines
kiện Trung Quốc thì mô tả rằng đá Ba Đầu là một bãi cạn lúc chìm lúc nổi. Một dự
án nghiên cứu hình ảnh vệ tinh của Đại học Quốc gia Singapore về các cấu trúc địa
lý ở biển Đông lưu ý rằng có ba bãi cát nhỏ cằn cỗi mà không phải lúc nào cũng
nổi trên mặt nước tại đá Ba Đầu (Center
for International Law, National University of Singapore ). Trong
thông tin của Jay Batongbacal – Giáo sư thuộc Viện nghiên cứu Hàng hải và Luật
biển của Đại học Philippines, trong bài viết “Chinese vessels at Julian Felipe
(Whitsun) reef: Some legal aspects” trên “Abogadong Pinoy lawyers’ group”, thì
cho rằng Đá Ba Đầu là bãi ngầm luôn chìm dưới mặt nước biển.
Như vậy, câu hỏi liệu đá Ba Đầu nổi hay chìm
dưới mặt nước khi thủy triều lên vẫn còn bỏ ngỏ. Nếu đá Ba Đầu nổi trên mặt nước
khi thủy triều lên, thì nó là một đảo mà Trung Quốc, Philippines và Việt Nam
cùng tranh chấp chủ quyền. Nó có thể sẽ được xếp vào nhóm đá và do đó chỉ được
có một lãnh hải rộng 12 hải lý vì không có khả năng thích hợp cho đời sống của
con người hay đời sống kinh tế của riêng mình.
Nếu đá Ba Đầu là một bãi cạn lúc chìm lúc nổi,
thì về nguyên tắc nó sẽ không phải là đối tượng của các tuyên bố chủ quyền và
cũng không có bất kỳ khu vực biển nào của riêng mình. Chủ quyền đối với đá Ba Đầu
sẽ thuộc về một nước có lãnh hải hoặc EEZ bao trùm thực thể này. Đây là lý do tại
sao vị trí của đá Ba Đầu so với các cấu trúc địa hình khác thuộc quần đảo Trường
Sa là yếu tố then chốt.
Đá Ba Đầu là một phần của hệ thống rạn san hô
được gọi là cụm Sinh Tồn bao gồm khoảng 20 cấu trúc địa hình thuộc quần đảo
Trường Sa đang có các tranh chấp. Các cấu trúc địa hình trong cụm Sinh Tồn là đối
tượng của các tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.
Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối
với tất cả các cấu trúc địa lý trong cụm Sinh Tồn, cũng như với tất cả các cấu
trúc địa hình thuộc quần đảo Trường Sa. Philippines tuyên bố chủ quyền đối với
tất cả các cấu trúc địa hình thuộc cụm Sinh Tồn như một phần của tuyên bố chủ
quyền của nước này đối với nhóm đảo Kalayaan thuộc quần đảo Trường Sa.
Tình hình pháp lý còn trở nên phức tạp hơn vì
6 trong số 20 thực thể trong cụm Sinh Tồn đã bị chiếm đóng và có các cấu trúc
nhân tạo. Trung Quốc chiếm đá Ken Nan và đá Gạc Ma, trong khi Việt Nam hiện
đang quản lý đảo Sinh Tồn Đông, đá Len Đao, đảo Sinh Tồn và đá Cô Lin. Đá Ba Đầu
(và nhiều đảo tranh chấp khác thuộc quần đảo Trường Sa) cũng nằm trong EEZ rộng
200 hải lý của Philippines tính từ đường cơ sở nối các điểm ngoài cùng của các
đảo và rạn san hô ngoài cùng thuộc quần đảo chính của nước này.
Philippines có quyền chủ quyền riêng đối với
các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong cột nước và đáy biển thuộc EEZ của
mình. Tuy nhiên, Philippines chỉ có thể áp dụng các quyền EEZ đối với những khu
vực bên ngoài lãnh hải rộng 12 hải lý của bất kỳ cấu trúc địa lý nào thuộc quần
đảo Trường Sa đáp ứng các tiêu chuẩn về đảo được quy định trong UNCLOS .
Trong tuyên
bố của giới chức Philippines, Đá Ba Đầu thuộc vùng đặc quyền kinh tế
của Philippines. Trong bài viết “Chinese vessels at Julian Felipe (Whitsun)
reef: Some legal aspects” trên “Abogadong Pinoy lawyers’ group”, Jay
Batongbacal cho biết là vị trí của Đá Ba Đầu cách Khu tự trị Rizal thuộc tỉnh
Palawan 175 hải lý và là bãi ngầm luôn chìm dưới mặt nước biển nên nó thuộc về
vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Như đã lưu ý ở trên, nếu đá Ba Đầu là một đảo
nổi trên mặt nước khi thủy triều lên, thì nó sẽ được coi là một đá với lãnh hải
riêng rộng 12 hải lý. Nếu đá Ba Đầu là bãi cạn lúc chìm lúc nổi và nằm trong
lãnh hải rộng 12 hải lý của một hòn đảo tranh chấp thuộc cụm Sinh Tồn, thì nó sẽ
thuộc về nước có lãnh hải bao trùm nó.
Theo tuyên
bố chính thức của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, đảo Sinh Tồn
Đông (do Việt Nam quản lý hiện nay) là một đá luôn nổi trên mặt nước khi thủy
triều lên. Với vị trí cách Sinh Tồn Đông khoảng từ 6-8 hải lý, Đá Ba Đầu nằm
hoàn toàn trong lãnh hải rộng 12 hải lý của đảo Sinh Tồn Đông. Do đó, Việt Nam
khẳng định Đá Ba Đầu nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Nói cách khác, Đá Ba Đầu không chỉ nằm trong
EEZ rộng 200 hải lý của Philippines mà còn nằm trong lãnh hải của Sinh Tồn Đông
mà Việt Nam đang kiểm soát một cách hợp pháp hiện nay.
.
Sự kiện Đá Ba Đầu
và những vấn đề chính trị nội bộ của Philippines
Nhận xét trước việc nhiều tàu cá của Trung Quốc
tụ tập xung quanh Đá Ba Đầu từ đầu tháng 3 năm nay, Giáo sư Jay Batongbacal nhận
định:
“Dân quân biển và các tàu Trung Quốc khác đã neo đậu
như vậy ở những nơi khác, đặc biệt là Đá Chữ Thập và Đá Su Bi trong các năm trước
như đã thấy trong hình ảnh vệ tinh. Vì thế, việc này không có gì là bất ngờ cả.” (“Whitsun
Reef: The next escalation point?” )
Giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) Greg
Poling có cùng quan điểm như trên: “Việc Trung Quốc triển khai lực lượng tại
Đá Ba Đầu không phải là mới, nhưng số lượng đang tăng lên”. Ông viết
trên tài khoản Twitter của mình vào ngày 21/3 như vậy. AMTI thuộc CSIS,
có một chương trình chuyên theo dõi sự di chuyển của các tàu Trung Quốc trên Biển
Đông.
Việc hàng loạt tàu Trung Quốc nối đuôi nhau ở
biển Biển Đông đang khiến Tổng thống Philippines Duterte, vốn đã vun đắp quan hệ
với Bắc Kinh từ năm 2016, đau đầu. Các nhà phân tích cho rằng những động thái
tiếp theo của Bắc Kinh có thể ảnh hưởng tới cuộc bầu cử tổng thống ở
Philippines vào năm 2022 và có thể gây bất lợi cho Duterte.
Do Duterte không thể vượt qua được quy định
trong hiến pháp, nên ông ta chỉ có thể giữ chức vụ Tổng thống trong một nhiệm kỳ
6 năm duy nhất.
Lịch sử chính trị Philippines cũng rất khốc liệt.
Ít nhất đã có một Cựu Tổng thống bị bỏ tù (Estrada), một Cựu Tổng thống bị quản
thúc tại gia (Arroyo), và một Cựu Tổng thống khác bị đàn hạch trong các phiên
điều trần tại Thượng viện và phương tiện truyền thông xã hội (Aquino). Chính vì
vậy, Tổng thống đương nhiệm Rodrigo Duterte có nhiều lý do để ngăn chặn một người
kế nhiệm có quan điểm thù địch với ông lên nắm quyền. Khi xét tới mức độ nghiêm
trọng của những sai lầm và hành vi của Duterte, bao gồm cả khả năng ông bị Tòa
án hình sự quốc tế truy tố về cuộc chiến chống ma túy đẫm máu của mình, chính
trị gia dân túy này sẽ tìm mọi cách đảm bảo rằng một ứng cử viên mà ông ưa thích
và ủng hộ sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo.
Chính vì vậy, Tổng thống Philippines đương nhiệm
đang tìm ba lựa chọn cho chức vụ Tổng thống trong tương lai. Thứ nhất, là để
cho Thượng nghị sĩ Christopher “Bong” Go, cố vấn và phụ tá lâu năm, kế nhiệm. Lựa
chọn thứ hai và có thể khả thi hơn là để Sara Duterte, con gái Duterte và đang
là thị trưởng của thành phố Davao (vị trí mà Duterte nắm giữ trước khi trở
thành Tổng thống năm 2016), kế nhiệm. Nếu điều này thành công, đây sẽ là lần đầu
tiên trong lịch sử Philippines, một triều đại gia đình trực tiếp “truyền ngôi”
cho nhau thông qua bầu cử.
Lựa chọn thứ ba là Duterte cố gắng tìm cách đạt
được thỏa thuận và “đồng hóa” một ứng cử viên có lập trường độc lập hơn, người
không nhất thiết có thái độ thù địch mà thậm chí có thể thân thiện với Duterte.
Có một số ứng viên phù hợp với lựa chọn này, bao gồm Manny Villar, cựu ứng cử
viên tổng thống và là doanh nhân giàu nhất Philippines; Thượng nghị sĩ kiêm võ
sĩ quyền anh Manny Pacquiao; và diễn viên gạo cội kiêm thị trưởng trẻ tuổi của
Manila Isko Moreno, hiện được coi là ngôi sao đang lên có tiếng nhất.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2016, Tổng thống
Philippines Rodrigo Duterte đã xây dựng được mối quan hệ thân thiết với Trung
Quốc. Bắc Kinh đã hứa hẹn đầu tư và sẽ cho Philippines vay nhiều tỷ USD, song
phần lớn các cam kết này chưa được hiện thực hóa, điều khiến những người theo
chủ nghĩa dân tộc phẫn nộ. Ông Duterte cũng nhiều lần nói rằng Philippines
không đủ sức ngăn chặn Trung Quốc, và rằng việc thách thức các hoạt động của Bắc
Kinh có nguy cơ dẫn đến một cuộc chiến mà Manila sẽ thua. Nhà lãnh đạo cứng rắn
của Philippines cho rằng không có cách nào để Philippines thực thi phán quyết
mang tính lịch sử năm 2016 “mà không đổ máu”, phán quyết nêu rõ Philippines có
chủ quyền trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình.
Đồng thời, ông Duterte cũng thể hiện thái độ
thù địch đối với Mỹ khi tuyên bố rằng ông đang rời xa đồng minh truyền thống của
Philippines và xích lại gần Trung Quốc. Ông đã đe dọa hủy bỏ Thỏa thuận các lực
lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ, vốn cho phép binh lính Mỹ vào nước này, và Thỏa
thuận tăng cường hợp tác quốc phòng (EDCA), vốn cho phép quân đội Mỹ và
Philippines huấn luyện và tập trận cùng nhau.
Philippines đã nhận được hàng trăm triệu USD
viện trợ quân sự từ Mỹ. Và theo Đại sứ quán Mỹ, kể từ năm 2015, lực
lượng vũ trang Philippines đã nhận được các trang thiết bị trị
giá 689 triệu USD. Thế nhưng, Duterte vẫn nói rằng nếu
muốn duy trì các thỏa thuận quân sự thì Mỹ sẽ phải tăng gấp 4 lần
viện trợ cho Philippines. Tháng 3/2021, Bộ trưởng Thương mại Philippines Ramon
Lopez cho biết Trung
Quốc hiện là đối tác thương mại hàng đầu, nhà cung cấp chủ yếu
các mặt hàng nhập khẩu và thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Philippines.
Chính vì vậy, các đối thủ chính trị của ông
Duterte, đã tổ chức những chiến dịch chống lại ông ta. Ví dụ, vào cuối tuần trước, Thượng
nghị sĩ Leila de Lima đã cảnh báo rằng, bất chấp sự ủng hộ từ
phía Mỹ, chính sách “nhịn nhục trước Trung Quốc” của ông Duterte có thể gây tổn
hại cho sự toàn vẹn lãnh thổ của Philippines. Ngoài ra, một thượng nghị sĩ đối
lập khác là bà Risa
Hontiveros đã kêu gọi tổng thống hãy can đảm chống lại “người bạn
tốt” Trung Quốc. Thẩm
phán Tòa án Tối cao đã nghỉ hưu Antonio Carpio, người hăng hái bảo vệ
lập trường của Philippines về Biển Đông tại Tòa Trọng tài ở Lahay, yêu cầu tổng
thống lên án Trung Quốc và bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Ngoài ra, Tổng thống Duterte cũng phải đối mặt
với phản ứng gay gắt ở trong nước vì công tác phòng chống dịch COVID-19 thiếu
hiệu quả khi quốc gia Đông Nam Á này đã ghi nhận gần 950.000 ca lây nhiễm và
hơn 16.000 trường hợp tử vong.
Dư luận Philippines gần đây đang
xôn xao về thông tin giới chức quân sự và quốc phòng đe dọa rút
lại sự ủng hộ đối với Tổng thống Rodrigo Duterte nếu ông không lên án Trung Quốc
tiếp tục đưa tàu đến EEZ của Philippines, và về một
bản kiến nghị khác, với hơn 60.000 chữ ký, kêu gọi nhà lãnh đạo này
từ chức do những yếu kém trong việc xử lý đại dịch COVID-19.
Ngày 19/4, các quan chức an ninh và quốc phòng
hàng đầu đã xác nhận với CNN Philippines về sự tồn tại của một
số nhóm Viber trong cộng đồng quân sự, và một số thành viên
trong số đó được mô tả là “rất cứng rắn” (“opinionated”). Những chỉ trích
được cho là của quân đội nhằm vào Duterte trong bối cảnh bản kiến nghị trực tuyến
kêu gọi nhà lãnh đạo Philippines từ chức vì năng lực xử lý đại dịch và lệ thuộc
vào Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu quốc phòng và an ninh Jose
Antonio Custodio cho rằng mối đe dọa lớn hơn việc giới tướng lĩnh nghỉ hưu quay
lưng với Duterte chính là những
chỉ huy của ngành công nghiệp quốc phòng không ủng hộ động thái
của vị tổng thống này.
Bản thân Tổng thống Duterte đã nhiều lần nhắc
đến nguy
cơ đảo chính quân sự chống lại ông kể từ khi nhậm chức vào năm
2016. Hai năm sau, ông cáo buộc một số sỹ quan giấu tên cấu kết với các
chính trị gia đối lập hòng lật đổ ông bằng âm mưu “Tháng
Mười Đỏ”. Cũng trong năm 2018, Duterte tuyên bố Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết Bắc Kinh sẽ không cho để
khả năng đảo chính lật đổ ông.
Trung Quốc dùng chiến thuật vùng xám để mở rộng
việc kiểm soát các thực thể trên biển Đông, bằng cách sử tàu dân quân Trung Quốc
“tập trung tránh bão” tại khu vực Đá Ba Đầu. Thông tin Trung Quốc tập trung tại
Ba Đầu được quân đội Philippines đưa ra cũng có liên quan đến chính trị nội bộ
của nước này, trước cuộc bầu cử Tổng thống năm 2022. Sự kiên này nằm trong bối
cảnh cuộc đấu tranh giữa các nhóm chính trị khác nhau, với các xu hướng thân Mỹ
hoặc thân Trung Quốc, trong nội bộ Philippines.
------
LIÊN QUAN
Webinar:
Trung Quốc xâm nhập đá Ba Đầu: chiến lược và truyền thông của các bên
19 Tháng Tư, 2021 - By US Vietnam Review
.
Tàu
Trung Quốc ở Ba Đầu, vùng xám, và lựa chọn của Việt Nam
30 Tháng Ba, 2021 - By Nguyễn Thế Phương
No comments:
Post a Comment