Vì sao tại Việt Nam hôm
nay cái ác trỗi dậy?
Lê
Thiên
13/04/2021
https://baotiengdan.com/2021/04/13/vi-sao-tai-viet-nam-hom-nay-cai-ac-troi-day/
Gần đây, truyền thông xã
hội bỗng sôi nổi về một bài báo của Lê Kiên Thành, con trai nguyên Tổng Bí thư đảng
CSVN Lê Duẩn. Bài viết của Lê Kiên Thành có tựa đề là “Tôi cầu mong
chúng ta sẽ thức tỉnh”.
Lê Kiên Thành viết: “Điều
rõ nhất tôi cảm nhận được là chưa bao giờ cái xấu và tội ác đến với chúng ta
bình thản như thế này. Người ta nhìn nó thản nhiên, như là điều tất yếu”.
Thành vạch rõ: “Đó
là buổi sáng, khi tôi đọc tin về một cậu thanh niên cứa cổ đứa bé 8 tháng tuổi;
đó là khi tôi đọc tin về những người dân cùng xông vào đánh chết một kẻ trộm
chó…”
Thành phê phán: “Có
những người trong chúng ta hôm nay dùng cái ác và cái xấu để
sinh tồn. Việc một tên cướp bị tuyên án tử hình vì chém đứt tay một
người và trước đó đã chém 14 người, nhưng bà mẹ đẻ ra thằng bé đó không hề mảy
may ân hận. Đó là hình ảnh đáng sợ nhất: một người mẹ biết quý
con mà không còn coi sự sống của người khác ra gì”.
Quý tử của Lê Duẩn còn
nêu ra hàng loạt những “hành động gian ác” của người Việt Nam
trong cái xã hội “xã hội chủ nghĩa” Việt Nam mà Thành cho là “có
thể con người VN hôm nay dường như đang gặp phải một sai lầm nào đó trong tổ chức
cuộc sống, khiến cho tình cảm, lòng thương người, sự vị tha đang bị biến dạng một
cách ghê gớm. Đó là điều quá lạ lùng với xã hội này”.
Lê Kiên Thành còn phỏng
đoán (vì không dám quả quyết) rằng: “Có lẽ chưa từng có một giai đoạn
nào trong quá khứ mà người VN phải trải qua tình cảnh như ngày hôm nay. Người
Việt từng sống dưới ách nô lệ cả nghìn năm của các triều đại phương Bắc, từng bị
đế quốc, thực dân đô hộ, chịu đựng đủ sự tàn ác, bóc lột từ ngoại bang. Nhưng
chưa bao giờ tôi nghe được về chuyện người Việt tàn ác với chính đồng bào của
mình. Chưa bao giờ người Việt đối xử với nhau hằn học đến thế, man rợ đến thế. Chúng ta không nghèo như ngày
xưa, không đói như ngày xưa, tại sao chúng ta lại ác hơn ngày xưa?”
Không ít thức giả, học giả
trong nước lên tiếng trực tiếp hay gián tiếp phản bác luận điệu của Lê Kiên
Thành, như Dương Quốc Chính với “Tại sao dân Việt Nam lại tàn bạo với đồng loại như vậy” (Báo
Tiếng Dân ngày 4/4/2021); Lưu Trọng Văn “Hãy đọc lời cầu mong ấy và thức tỉnh” (Báo Tiếng
Dân ngày 4/4/2021); Thái Hạo “Về
Lý lịch bần nông” (Báo Tiếng Dân ngày 6/4/2021); Song Chi, “Tháng Tư-giữa thời khắc tuyệt vọng, nhìn về phía mặt trời” (Blog
RFA & Báo Tiếng Dân ngày 8/4/2021); Phạm Đình Trọng “Hội
chứng đám đông” (Báo Tiếng Dân ngày 10/4/2021).
Nhưng dường như chưa bài
phản biện nào chỉ rõ cái gốc của cái ác trong xã hội cả nước lẫn trong nhà trường
xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay.
***
Phần chúng tôi, hồi năm
2019 đã có bài chứng minh nguồn gốc di chứng bạo lực và sự tàn ác của người Việt
Nam sau tháng 4/1975 đến nay, qua bài viết sau đây (đã từng được Báo
Tiếng Dân và Dân Làm Báo giới thiệu ngày 19/9/2019) nay xin đưa
lên lại:
Di sản vĩ đại của chủ tịch
vĩ đại
Năm nay, CSVN ồn ào kỷ niệm
50 năm (1969-2019) di chúc Hồ Chí Minh (HCM). Truyền thông CSVN dồn nỗ lực, khuếch
đại âm lượng tán tụng những bịa đặt trơ trẽn nâng lên hàng di sản với tên gọi
“di sản Hồ Chí Minh”.
Người viết mạo muội chia
sẻ đôi điều về di sản Hồ Chí Minh mà truyền thông CSVN tuyệt đối không dám ú ớ.
Đó là cái di sản nổi trội nhất trong các di sản của Hồ Chí Minh: Cổ võ
bạo lực và gieo mầm hung hãn trong dân, đặc biệt trong đầu óc tuổi thơ Việt Nam.
Giết! Giết! Giết!
Người Việt Nam có lẽ
không ai quên khẩu hiệu: “Trí, phú, địa, hào – Đào tận gốc, tróc tận rễ”. Nó
không đơn thuần là một khẩu hiệu, mà là một mệnh lệnh mang tính cưỡng bách tuyệt
đối, đặc biệt ttrong Chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất năm 1956-1958, đến nỗi XUÂN DIỆU đã phải nhanh
chóng rao truyền cổ võ, diễn đạt lệnh ấy thành thơ thấm sâu vào lòng người, nhất
là giới trẻ:
Anh em ơi, quyết chung lưng
Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tử thù
Địa hào, đối lập ra tro
Lừng chừng phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp đường
Thắp đuốc cho sáng đình làng hôm nay
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống, đọa đầy chết thôi.
Chẳng phải chỉ mỗi Xuân
Diệu mà cả Tố Hữu
(Văn công tuyên huấn đảng, về sau leo lên tới đỉnh Ủy viên Bô Chính trị Đảng
CSVN) cũng dùng thơ rao truyền bá đạo, hò hét sắt máu:
“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”
Ôi chao! Giết “cho đảng bền
lâu” chưa đủ! Mà giết “để thờ hai tên đồ tể khát máu của nhân loại! Ghê gớm thật!
Khốn nạn thật!
Chính vì cái mệnh lệnh
“giết, giết nữa, bàn tay không phú nghỉ” mà hàng vạn sinh linh dân Việt Nam ở
miền Bắc máu đổ đầu rơi hoặc trở thành những bóng ma tàn phế thất thểu suốt đời!
Người ta không quên vị đại
ân nhân của cả Hồ Chí Minh lẫn cái đám đồng chí cấp cao quanh ông Hồ là bà Nguyễn
Thị Năm – Cát Hanh Long, đã bị xử tử oan nghiệt bởi phát súng mở đầu Chiến dịch
Cải Cách Ruộng Đất ở Miền Bắc thời 1956-1958.
Đê hèn và nham hiểm hơn nữa,
theo Trần Đĩnh qua bộ sách Đèn Cù, hôm xử án bà Nguyễn Thị Năm, Hồ Chí Minh và
Trường Chinh đã hèn hạ hóa trang cải dạng, rình rập theo dõi cuộc xử sau khi Hồ
ký tên “C.B.” tung lên báo Nhân Dân bài viết “Địa chủ ác ghê” gán cho bà Nguyễn
Thị Năm những tội ác tày trời, “đất không dung, người không tha!” song lại chẳng
một lời về nghĩa cử cao đẹp của bà Cát Hanh Long dâng cho Hồ và đảng CSVN hàng
trăm lượng vàng, và hiến cả hai con trai mình phục vụ “Cách mạng” trong bộ đội
bác.
Tuyên
dương dũng sĩ hay cổ súy hung hăng bạo lực?
Chuyện về hành tung của Hồ
Chí Minh cổ súy bạo lực và gieo mầm hung hãn vào bộ não của tuổi thơ VN thì nhiều
lắm, dẫy đầy, kể mãi không hết. Ở đây, chỉ xin nêu một hai bằng chứng điển hình
về những con nít đã hành động bạo lực kiểu người lớn được tuyên dương là “dũng
sĩ” và được Hồ Chí Minh đón tiếp, cổ võ… như hình ảnh dưới đây:
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/09/H1-128.jpg
Nữ dũng sĩ diệt Mỹ Hồ Thị
Thu (áo trắng) đang kể về chiến công của mình với bác Hồ và bác Tôn. Xem hình
này, mấy ai tin rằng Hồ
Thị Thu ở tuổi 13 hay dưới 13? (Nguồn: Báo Sài Gòn Giải Phóng, ngày
19/5/2010 – “Dũng sĩ diệt Mỹ tuổi 13 và 3 lần gặp Bác Hồ”, của tác giả Hà
Minh).
Một mẩu đối thoại ngắn giữa
“bác” và cháu bé Hồ Thị Thu được báo SGGP thuật lại như sau:
– Cháu có phải là Hồ Thị
Thu không?
– Thưa Bác, phải ạ!
– Cháu học lớp mấy rồi?
– Dạ thưa Bác, cháu
chưa biết chữ, ba cháu mất sớm, nhà cháu nghèo quá, lại đông anh
chị em nên cháu không được đi học ạ!….
Sau đó lần lượt các
dũng sĩ kể chuyện cho Bác nghe. Riêng chị kể chuyện phá
13 khẩu súng bằng cát, sỏi… Nghe xong, Bác hỏi:
– Thằng Mỹ
to thế, cháu lại nhỏ thế này, đánh Mỹ có sợ không?
– Thưa Bác, mấy
trận đầu cháu có sợ, nhưng về sau, cháu quen dần vì bên cạnh cháu có các cô,
các chú và các bạn nên cháu hết sợ.
Tối đó, bên bàn ăn cơm,
Bác vừa ân cần hỏi thăm, căn dặn từng người trong đoàn “Tuổi nhỏ làm
việc nhỏ, tùy theo sức của mình…”
Đoàn Văn Luyện, thôn Trung An, xã Bình Thạnh, huyện Bình
Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cũng là một trong những “dũng sĩ diệt Mỹ” có nhiều
chiến công được “Bác” tiếp. (Báo Quảng Ngãi 28/12/2017 – Ký ức của “Dũng sĩ diệt Mỹ. Trong hình trên, Đào Văn
Luyện ngồi ngoài cùng bên phải).
Hồ Chí Minh còn lấy làm
hãnh diện lôi những đứa con nít “dũng sĩ diệt Mỹ” đi khoe với bầu bạn quốc tế
vô sản Cu Ba như hình dưới đây:
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/09/H2-54.jpg
Hồ Chí Minh và các “Dũng sĩ diệt Mỹ” tiếp Phái đoàn
Cuba qua thăm Việt Nam năm 1969. Nguồn: Báo Quảng Ngãi
Báo chí CSVN huênh hoang:
“Tháng 2.1969, có phái đoàn Cuba sang thăm Việt Nam. Bác cho gọi tất cả dũng
sĩ ‘tí hon’ đã từng diệt Mỹ đến giới thiệu với lãnh đạo nước bạn. Bác
cho từng người kể về những chiến công của mình….”
Mầm
mống bạo lực hung hăng
Phải chăng chính nhờ
tuyên dương bạo lực bằng những hành động tung hô “dũng sĩ” hung bạo giết người
mà đến tận ngày nay, tinh thần “dũng sĩ” cứ được nhân lên khắp cả nước: Dũng sĩ
diệt cha, dũng sĩ diệt mẹ, dũng sĩ diệt anh chị em, dũng sĩ diệt thân nhân, diệt
họ hàng, diệt bè bạn, diệt hết những ai đụng chạm đến mình, đụng chạm đến quyền
lợi mình, dù là thứ quyền lợi giá trị ba xu.
Giết nhau vì tiền, giết
nhau vì tình, giết nhau vì đất đai, giết nhau vì chút quyền lợi nhỏ, và cả giết
nhau chẳng do duyên cớ nào cả. Thậm chí, một cái nhìn bị cho là “nhìn đểu” cũng
dễ dàng rước lấy cái chết thảm cho người nhìn đằng sau cái hả hệ của “người bị
nhìn” đã “dứt điểm” được “kẻ nhìn đểu”!
Bạo lực xã hội, bạo lực
hè phố, bạo lực học đường, bạo lực gia đình… tràn lan.
Bạo lực ở mọi nơi với mọi
giới, mọi cấp, mọi giai tầng xã hội Việt Nam!
Bạo lực len lỏi bành trướng
vào cả những vùng thôn quê hẻo lánh trước đây nổi tiếng hiền hòa… Cả trong các
bệnh viện, bệnh xá cũng xảy ra chém giết nhau… chỉ vì những chuyện không đâu,
bé xé to!
Đâu đâu cũng nổi cộm những
trò đâm chém giết hại nhau một cách dã man mà kẻ gây ác ung dung bộ mặt và tư
thái máu lạnh, xem hành động của mình là chuyện… thường ngày ở huyện.
Trong một môi trường nhiễm
độc từ thế hệ này sang thế hệ khác đã không được tẩy rửa mà còn được tán dương
ca tụng, thì đừng ai thắc mắc nữa vì sao tuổi trẻ Việt Nam băng hoại đến thê thảm,
vì sao giáo dục Việt Nam hiện nay tiếp tục chôn vùi mục tiêu ĐỨC DỤC!
Lẽ nào, chúng ta, những
người Việt Nam còn quan tâm tới tiền đồ quốc gia dân tộc, lại cứ mãi cam chịu
cái tài “trồng người” của “Bác” ấy với những trò tuyên dương dũng sĩ, hồ đồ
kích động bạo lực (kể cả dựng chuyện láo khoét như chuyện dũng sĩ Lê Văn Tám, tẩm
xăng làm đuốc sống diệt giặc…), mặc kệ nó tung hoành “tỏa sáng” thói hung hăng
tàn bạo khắp đất nước VN, tiếp tục biến con người thành ác thú?
Trò
úp mở “vì sao cái ác trỗi dậy”
Vừa viết xong bài này,
chúng tôi bất ngờ đọc thấy bài “Báo động bạo lực gia đình bùng phát: Vì sao cái ác trỗi dậy?” của
hai tác giả Dương Lê – Thanh Hà trên báo Tiền Phong của CSVN, ngày 19/9/2019.
Bài báo nêu rõ: “Một
phần nguyên nhân dẫn đến các vụ bạo lực gia đình, thậm chí án mạng là do đạo đức
suy đồi, phần khác bắt nguồn từ sự thờ ơ của các cơ quan chức năng, tổ chức xã
hội.”
Tác giả bài báo đưa ra
nhiều dẫn chứng cụ thể như: Xuất phát từ mâu thuẫn đất đai không được giải quyết
triệt để, sáng 1/9/2019, ông Nguyễn Văn Đông (SN 1966, trú xã Hồng Hà, Đan Phượng,
Hà Nội) vác dao bầu sang truy sát cả gia đình người em ruột là Nguyễn Văn Hải
(SN 1969, ở sát nhà Đông). Hậu quả, ông Hải cùng vợ và 2 người khác tử vong, trong
đó có cháu bé 14 tháng tuổi….
Lại chiều tối 14/9/2019,
ông Bùi Xuân Hồng (TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) tới nhà em gái là Bùi Thị
Hà (cũng tại TP Thái Nguyên) để đòi món nợ 3,6 tỷ đồng… Không đòi được tiền do
cô em lại hẹn, ông Hồng rút dao đâm Nguyễn Thành Vương (SN 1981, con rể bà Hà)
gục tại chỗ. Thấy con rể bị tấn công, bà Hà cùng chồng là Nguyễn Văn Thành (SN
1954) lao vào ngăn cản và bị ông Hồng dùng dao đâm. Vợ chồng bà Hà tử vong, anh
Vương nhập viện.
Bài báo quả quyết: “Ngoài
tranh chấp tài sản, người trong gia đình còn có thể lấy mạng nhau chỉ vì mâu
thuẫn nhỏ nhặt…” mà nguyên nhân chính là do “Ðạo đức xuống
cấp”. Trong khi Thượng tá CA CSVN Nguyễn Xuân Hùng, nguyên Đội trưởng
Đội Thanh tra Pháp luật, PC01 – Công an Hà Nội, thì lại cho rằng, nguyên nhân
còn là sự thờ ơ của các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội.
Ông Hùng nói: “Thậm
chí là do sự thiếu chủ động và kém hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa
xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ của các cơ quan chức năng nên khi con người
rơi vào hoàn cảnh bế tắc trong giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn về tiền bạc,
tài sản… thì dẫn đến những hành động mất nhân tính”.
Ông Hùng quả quyết: “Sự
thiếu nghiêm khắc, xuê xoa, hời hợt trong xử lý các hành vi vi phạm…
cũng là mầm mống dẫn đến những mâu thuẫn, hành vi vi phạm pháp luật”.
Tiếc thay! Tờ Tiền Phong
cũng như tác giả bài “Vì sao cái ác trỗi dậy” không dám
nhìn thẳng, nhìn sâu vào nguyên nhân cốt lỏi “vì sao cái ác trỗi dậy” như
chúng tôi đã chỉ ra ở trên.
Một vài di sản đình đám
khác của Hồ Chí Minh, xin hẹn sẽ tiếp tục phơi bày.
No comments:
Post a Comment