Vì
sao Ấn Độ - Thái Bình Dương thành nơi hội tụ các mối liên minh địa chính trị ?
Anh
Vũ -
RFI
Đăng ngày: 14/04/2021 - 15:32
Ấn Độ - Thái Bình Dương đang nổi lên như là một khu
vực chiến lược trong bàn cờ địa chính trị thế giới. Thời gian gần đây, khu vực
này liên tục sôi động với các hoạt động ngoại giao quốc tế.
(Ảnh minh họa) - Cuộc
tập trận hải quân Malabar, bao gồm Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc, ở Biển Bắc Ả
Rập vào ngày 17/11/2020. AP
Không chỉ có Mỹ, hay các nước trong vùng, mà
ngày càng có nhiều nước châu Âu quan tâm đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương,
dưới các hình thức đối tác, liên minh khác nhau xung quanh Ấn Độ. Mục tiêu cũng
ngày càng rõ hơn là nhằm ngăn chặn đà bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Tìm kiếm những mối liên kết, hợp tác vì một
vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương an toàn và rộng mở là sáng kiến của Ấn Độ đưa ra từ
năm 2018 trong diễn đàn an ninh châu Á ở Shangri-La, Singapore. Ý tưởng này đã
nhanh chóng được nhiều nước, đặc biệt là phương Tây hưởng ứng. Sau Bộ Tứ (Ấn Độ,
Mỹ, Úc, Nhật), lần lượt các nước châu Âu như Anh, Pháp rồi Đức đã khẳng định
can dự mạnh mẽ và tham gia tích cực vào các vấn đề tại khu vực Ấn Độ - Thái
Bình Dương, sau khi nhận thấy lợi ích của mình trong vùng biển chiến lược rộng
lớn này.
Các hoạt động xây dựng liên minh đối tác hướng
tới khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trở nên sôi động, không chỉ vì tầm quan trọng
vị trí địa chiến lược của khu vực, mà còn vì mối lo trật tự an ninh của khu vực
này đang có nguy cơ bị đe dọa bởi sự trỗi dậy sức mạnh quân sự cũng như kinh tế
của Trung Quốc.
Bà Raphaëlle Khan, nhà nghiên cứu thuộc Trung
Tâm Á Châu, Đại Học Harvard, nhận định : « Ở góc độ an ninh, vấn đề
ở chỗ là có sự mất an ninh đang lan rộng cùng với việc tăng chi phí quốc phòng
và quân sự hóa mạnh trong vùng. Trung Quốc đang quân sự hóa các quần đảo có
tranh chấp. Nói một cách tổng quát là Trung Quốc đang lật lại luật pháp quốc tế,
Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển và việc quân sự hóa cũng thể hiện sự cạnh
tranh gay gắt giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và các cường quốc trong vùng ».
Còn theo Cleo Paskal, chuyên gia về Ấn Độ -
Thái Bình Dương, thuộc viện nghiên cứu Chatham House, Anh Quốc, thì Bắc Kinh
đang cố gắng ngầm phá từ bên trong các nước phương Tây cũng như là các đối thủ
trong khu vực bằng nhiều cách để chia rẽ họ. Bà Cleo Paskal cho rằng « Trung
Quốc đang cố cho thấy một Ấn Độ mất ổn định nhằm tạo ra nhiiều vấn đề nội bộ
cho nước này và để Ấn Độ mất bớt khả năng hợp tác với các nước khác. Đó cũng là
cách Bắc Kinh tìm cách phá vỡ các quan hệ đối tác tiềm năng, giữa các nước
phương Tây với các nước có thể đe dọa Trung Quốc bằng cách này hay cách khác
như Ấn Độ ».
Điều này có thể lý giải cho việc New Delhi khởi
xướng và trở thành trung tâm của sáng kiến Ấn Độ - Thái Bình Dương. Các cuộc đối
thoại diễn ra ở Ấn Độ giúp cho New Delhi khẳng định vị thế của mình trên trường
quốc tế. Mặt khác, lợi ích chiến lược của Ấn Độ cũng gắn liền với an ninh và
hòa bình tại khu vực, những vấn đề đang trở nên nóng cùng với đà gia tăng sức mạnh
và ảnh hưởng của Trung Quốc trong những năm qua.
Riêng đối với Pháp, từ năm 2019, Paris đã
có những thay đổi về chiến lược đối với vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, nơi có
nhiều vùng lãnh thổ hải ngoại cho phép Pháp sở hữu một diện tích vùng đặc quyền
kinh tế trên biển rộng thứ 2 thế giới (gần 9 triệu km2), chỉ sau Mỹ. Ngoài ra,
về phương diện kinh tế, theo chuyên gia Raphaëlle Khan « 40% hàng
nhập khẩu của Pháp ngoài Liên Âu là từ khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và 34%
hàng xuất khẩu của Pháp ngoài Liên Hiệp tới khu vực này ». Những con số
có thể lý giải phần nào cho sự thúc đẩy mối quan tâm của Pháp vào vùng địa chiến
lược này.
Ngoài ra còn một lý do nữa, như phân tích của
chuyên gia Pháp Valerie Niquet, thuộc Cơ quan nghiên cứu chiến lược châu Á của
Pháp, trên báo Le Monde, rằng Ấn Độ - Thái Bình Dương là câu trả lời cho một nước
Trung Quốc đang gây lo ngại cho các nước. Khái niệm này không chống lại sự trỗi
dậy của Trung Quốc ; mà thực ra là chống lại đà bành trướng bằng sức mạnh
hung hăng của Bắc Kinh. Mối lo lắng đó đã tập hợp được những quan điểm đồng nhất
dựa trên những giá trị chung, quyền tự do lưu thông hàng hải và phản đối sử dụng
sức mạnh để thay đổi nguyên trạng.
Thời gian tới chắc chắn sẽ có thêm nước lớn
khác tham gia vào các mối liên kết về quân sự, chính trị tại khu vực Ấn Độ -
Thái Bình Dương dưới các hình thức khác nhau, nhằm góp phần xác lập trật tự khu
vực trên mục tiêu chung rất chính đáng : Để Ấn Độ - Thái Bình Dương là khu
vực giao lưu tự do, rộng mở trên cơ sở luật pháp quốc tế, chống lại mọi hình thức
dùng sức mạnh lấn lướt nước khác trong quan hệ quốc tế.
****
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
Nhật
Bản, Úc, Mỹ và Ấn Độ họp thượng đỉnh, Trung Quốc trong tầm ngắm
Anh
công bố chiến lược đối ngoại mới, với ''Ấn Độ-Thái Bình Dương'' là trọng tâm
Mỹ
xúc tiến liên minh chống Trung Quốc ở châu Á, Bắc Kinh tan ảo tưởng
No comments:
Post a Comment