Tổng thống Mỹ Biden năng nổ trên trường quốc tế
Thùy
Dương -
RFI
Đăng ngày: 14/04/2021 - 12:38
Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến hôm nay 14/04/2021
thông báo về việc sẽ rút toàn bộ quân Mỹ khỏi Afghanistan vào ngày 11/09, đúng
ngày tưởng niệm các cuộc tấn công vào trung tâm thương mại thế giới ở New York.
Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh ngành ngoại giao Mỹ đang hoạt động rất
tích cực trên trường quốc tế.
Tổng thống Mỹ Joe
Biden phát biểu tại Nhà Trắng, Washington, ngày 07/04/2021. © REUTERS -
KEVIN LAMARQUE
Từ Washington,
thông tín viên RFI Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :
« Nước Mỹ đang trở lại, Joe Biden đã báo trước
như vậy ngay khi ông vào Nhà Trắng. Tổng thống Mỹ, đã dành thời gian đầu
nhiệm kỳ cho kế hoạch cứu vãn nền kinh tế và triển khai một chương trình tiêm
chủng diện rộng ngừa virus corona, giờ đây đã rảnh tay hơn để hoạt động trên
trường quốc tế.
Thứ Ba tuần này (hôm qua), ông Biden đã trao đổi với
tổng thống Nga : ông lưu ý với Vladimir Putin là Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ sự toàn
vẹn lãnh thổ của Ukraina. Thế nhưng, tổng thống Mỹ cũng nhắc lại ý định tiếp tục
đối thoại : ông đề xuất một cuộc gặp thượng đỉnh với đồng nhiệm Nga trong những
tháng tới.
Nhà Trắng cũng triển khai cùng kiểu chiến lược như vậy
với Iran và Trung Quốc : giọng điệu cứng rắn nhưng luôn mở ra cánh cửa đàm
phán. Hôm thứ Ba, sau khi Iran công bố kế hoạch làm giàu uranium lên 60%, chính
quyền Mỹ tuyên bố muốn tiếp tục các cuộc đàm phán hạt nhân với Teheran. Cũng
trong tuần này, Washington cử đặc phái viên khí hậu của Mỹ đến Thượng Hải, đồng
thời lên án hoạt động hung hăng của Trung Quốc nhắm vào Đài Loan ».
Một
phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết tổng thống Mỹ Biden đã nhận lời đọc diễn
văn chính trị đầu tiên trước Quốc Hội vào ngày 28/04, chỉ vài ngày trước mốc
thời gian biểu tượng là 100 ngày đầu nhiệm kỳ tổng thống. Hôm qua 13/04, chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi thuộc phe Dân Chủ đã
mời tổng thống Biden đến Quốc Hội « chia sẻ cách nhìn để đối phó với
các thách thức và trước các cơ hội vào thời khắc lịch sử này », trong
bối cảnh chính quyền Biden đang nỗ lực tìm cách thoát khỏi khủng hoảng đại dịch
Covid-19 và khôi phục nền kinh tế hàng đầu thế giới.
****
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
Biển
Đông: Trung Quốc "nắn gân" Biden giống như với Obama
Căng
thẳng đông Ukraina : Putin vạch « lằn ranh đỏ » với Joe Biden
Mỹ:
TT Biden báo tử “cuộc cách mạng bảo thủ” của Ronald Reagan
====================================================
.
Mỹ
- Nga : Biden - Putin có thể họp thượng đỉnh để duy trì an ninh thế giới
Thu
Hằng -
RFI
Đăng ngày: 14/04/2021 - 14:04
Căng thẳng trong hồ sơ Ukraina đè nặng lên mối quan
hệ giữa Washington và Matxcơva. Trong cuộc điện đàm ngày 13/04/2021 với nguyên
thủ Nga Vladimir Putin, tổng thống Mỹ Joe Biden « nhấn mạnh đến sự
ủng hộ vững chắc của Hoa Kỳ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
Ukraina », đồng thời yêu cầu đồng nhiệm Nga « làm giảm căng thẳng » ở
vùng Donbass. Phía Mỹ cũng đề xuất một cuộc họp thượng đỉnh về bảo đảm an ninh
thế giới.
(Ảnh minh họa) -
Ông Joe Biden, với tư cách phó tổng thống Mỹ thời Obana gặp Vladimir Putin, khi
đó là thủ tướng Nga, ngày 10/03/2011 tại Matxcơva. AP - Alexander
Zemlianichenko
Thông tín viên
Jean-Didier Revoin tường trình từ Matxcơva :
« Tổng thống Joe Biden đã gọi điện cho đồng nhiệm
Vladimir Putin để xây dựng mối quan hệ ổn định và rõ ràng với Nga, phù hợp với
những lợi ích của Hoa Kỳ. Có nhiều khả năng là hai nguyên thủ sẽ gặp nhau trong
những tháng tới mà theo Washington là để thảo luận hàng loạt vấn đề.
Không xác nhận một cuộc họp trong tương lai nhưng điện
Kremlin khẳng định có cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo và nêu lên mong muốn
của Matxcơva duy trì đối thoại về bảo đảm an ninh thế giới phục vụ lợi ích
chung của cộng đồng quốc tế.
Cuộc điện đàm diễn ra vào lúc căng thẳng gia tăng
nghiêm trọng từ nhiều tuần qua tại vùng Donbass, miền đông Ukraina. Kiev cáo buộc
Matxcơva chuẩn bị một cuộc tấn công quân sự vì binh sĩ Nga tập trung đông đảo dọc
đường biên giới. Những cáo buộc của Ukraina bị Nga bác bỏ nhưng lại đặt lực lượng
Mỹ đóng ở châu Âu ở mức báo động cao hơn. Matxcơva và Washington đều nhấn mạnh
rằng mỗi bên sẽ không tha thứ cho bất kỳ hành động can thiệp nào từ nước ngoài
trong cuộc xung đột đã tàn phá chia cắt vùng Donbass từ năm 2014.
Theo cuộc đàm thoại giữa hai tổng thống Putin và
Biden, dường như Matxcơva muốn làm cho Washington hiểu rằng, đối với Nga, vùng
Donbass và tình hình ở Ukraina là một « lằn ranh đỏ » không được vượt
qua ».
Ukraina lo sợ Nga
kiếm cớ tấn công
Cùng với Mỹ, nhiều nước châu Âu cũng cảnh báo
tổng thống Nga về tình hình căng thẳng ở miền đông Ukraina. Phát biểu trên đài
truyền hình ARD ngày 14/04, bộ trưởng Quốc Phòng Đức khẳng định « sát
cánh với Ukraina » và cáo buộc Matxcơva « làm mọi
chuyện để gây phản ứng ». Trước đó đã diễn ra nhiều cuộc họp tham vấn
về Ukraina trong ngày 13/04/2021 tại Berlin và NATO.
Ukraina lên án việc Nga huy động đến 80.000
binh sĩ dọc biên giới và ở Crimée, một lực lượng đông chưa từng có kể từ năm
2014, và chỉ chờ kiếm cớ để tấn công vùng Donbass. Sau cuộc gặp với ngoại trưởng
Ukraina Dmytro Kuleba ở Bruxelles, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định « việc
Nga tăng cường lực lượng quân sự là phi lý, không thể giải thích nổi và rất
đáng quan ngại ».
Theo AFP, người đứng đầu ngành ngoại giao
Ukraina cũng đã gặp đồng nhiệm Mỹ tại Bruxelles và đề nghị các nước phương
Tây « thuyết phục Nga không để căng thẳng leo thang », và làm
cho Matxcơva hiểu rằng cái giá phải trả cho cuộc phiêu lưu quân sự sẽ rất cao.
****
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
Mỹ
điều hai tàu chiến đến Biển Đen, Nga lên tiếng quan ngại
Mỹ
cảnh báo Nga về “hậu quả” nếu gây hấn với Ukraina
Căng
thẳng Ukraina: Khối G7 và liên minh NATO kêu gọi Nga « xuống thang »
No comments:
Post a Comment