BTV
Tiếng Dân
13/04/2021
https://baotiengdan.com/2021/04/13/tin-bien-dong-ngay-13-4-2021/
Diễn biến mới vụ đá Ba Đầu: Bộ Ngoại giao Philippines triệu hồi Đại sứ TQ,
báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Hôm nay, Bộ Ngoại giao Philippines đã triệu tập
Hoàng Khê Liên (Huang Xilian), đại sứ TQ tại Philippines, trong bối cảnh các
tàu dân binh TQ vẫn tiếp tục hiện diện phi pháp tại khu vực Đá Ba Đầu, thuộc cụm
đảo Sinh Tồn, nằm trong quần đảo Trường Sa. Đây là lần đầu tiên đại sứ TQ bị Bộ
Ngoại giao Philippines triệu tập kể từ khi đảm nhận cương vị đặc phái viên của
TQ tại Manila.
Bộ Ngoại giao Philippines
tuyên bố, nước này “không hài lòng về sự hiện diện bất hợp pháp của các
tàu Trung Quốc” tại khu vực đá Ba Đầu, đồng thời khẳng định: “Sự
hiện diện liên tục của các tàu Trung Quốc xung quanh đá Ba Đầu là nguyên nhân dẫn
đến căng thẳng khu vực”.
BBC đặt câu hỏi về vụ
tranh chấp ở Biển Đông: TQ gây căng thẳng ở Bãi Ba Đầu, VN phản ứng chưa
đủ mạnh? Chuyên gia Nguyễn Thế Phương của Dự án Đại Sự Ký Biển
Đông phân tích, với TQ, lý tưởng nhất là phải kiểm soát được toàn bộ quần đảo
Trường Sa. Cụm Sinh Tồn chính là khu vực họ chưa hoàn toàn kiểm soát 100%. Nếu
TQ cải tạo Đá Ba Đầu thành một căn cứ mạnh, có sân bay hay bến cảng, thì thực
thể này sẽ giúp TQ có khả năng kiểm soát 100% cụm Sinh Tồn theo hướng Bắc-Nam,
do tất cả các tàu muốn vào cụm này phải đi qua một eo nhỏ phía tây nam Ba Đầu.
Ông Phương nói về phản ứng
chậm trễ, thụ động của chính quyền VN: “Việc Việt Nam chậm trễ trong
phát ngôn gây ra bất lợi, ít nhất là về mặt truyền thông, khi báo đài và các học
giả quốc tế đề cập tới vấn đề này dựa trên thông tin và hình ảnh được phía
Philippines đưa ra. Điều này vô tình làm xói mòn nỗ lực khẳng định chủ quyền của
Việt Nam ở cụm Sinh Tồn nói chung và Ba Đầu nói riêng”.
Căng thẳng Trung –
Đài
VnExpress đưa tin: Trung Quốc điều 25 máy bay áp sát đảo tranh chấp với Đài
Loan. Hôm 12/4, một nhóm máy bay ném bom và máy bay tiêm kích TQ thực
hiện sự khiêu khích quân sự lớn nhất từ trước tới nay trong vùng nhận diện
phòng không (ADIZ) của Đài Loan. Nhóm gồm 14 máy bay tiêm kích đa năng J-16, 4
máy bay tiêm kích J-10, 4 máy bay ném bom chiến lược H-6K, 2 máy bay săn ngầm
Y-8 và một máy bay cảnh báo sớm KJ-500, tiến vào ADIZ của Đài Loan từ phía tây
nam hòn đảo.
Theo thông tin do phía
Đài Loan công bố, toàn bộ lực lượng máy bay nói trên đều hoạt động ở vùng trời
giữa đảo Đài Loan với quần đảo Đông Sa do Đài Bắc quản lý. Đợt khiêu khích Đài
Loan bằng không quân với quy mô lớn nhất trước đó của TQ diễn ra ngày 26/3,
khi 20 máy bay quân sự TQ áp sát Đài Loan. Chưa đầy 3 tuần
sau vụ khiêu khích chưa từng có tiền lệ, TQ đã tăng số lượng máy bay thách thức
không phận Đài Loan.
Kênh ANC 24/7 có
clip: Đài
Loan ghi nhận đợt triển khai không lực lớn nhất từ trước đến nay của TQ.
https://www.youtube.com/watch?v=SJg-diCKumM
Báo Tuổi Trẻ đưa
tin: Tàu sân bay Mỹ vừa rời Biển Đông, Trung Quốc động thủ đáng
lo ngại. Nguồn tin từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu (EAS) cho biết, lúc 9h32’
sáng 12/4, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã băng qua eo biển Luzon và rời
Biển Đông. Nhưng tàu đổ bộ tấn công USS Makin Island vẫn ở lại khu vực và chuẩn
bị tham gia tập trận chung với Philippines.
Sự kiện TQ xâm phạm không
phận Đài Loan với quy mô chưa từng có đã diễn ra ngay sau khi tàu sân bay USS
Theodore Roosevelt rời Biển Đông. Cũng trong hôm qua, Hoàn Cầu Thời báo của Bắc
Kinh tuyên bố, “tàu sân bay Liêu Ninh sẽ còn xuất hiện nhiều hơn tại
khu vực để tăng tốc huấn luyện, đáp ứng tốc độ phát triển tàu sân bay của Trung
Quốc”.
VTC có bài: Điều nhóm tấn công tàu sân bay mini tới Biển Đông – chiến
thuật cao tay của Mỹ. “Nhóm tấn công tàu sân bay mini” nghĩa là nhóm
tác chiến có ít nhất một tàu đổ bộ trực thăng làm trung tâm, là loại tàu có
hình dáng gần giống tàu sân bay nhưng đường băng nhỏ hơn, chỉ dùng để triển
khai máy bay lên thẳng.
Trong tình hình Biển Đông
căng thẳng, Mỹ đã điều động nhóm tác chiến đổ bộ USS Makin Island di chuyển vào
khu vực, phối hợp cùng nhóm tấn công tàu sân bay USS Theodore Roosevelt có mặt
trước đó. So với tàu sân bay có thể triển khai máy bay tiêm kích và máy bay
tiêm kích đa nhiệm như USS Theodore Roosevelt, tàu sân bay trực thăng USS Makin
Island tuy không sở hữu sức mạnh tương tự nhưng nhỏ nhẹ, linh hoạt hơn.
Báo Thanh Niên có
bài: Mỹ, Nhật quyết chung tay đối phó Trung Quốc. Trong
cuộc gặp hôm qua ở Tokyo, Nhật Bản; ông Nobuo Kishi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật
và ông Philip Davidson, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ
đồng ý nâng cao khả năng răn đe và ứng phó, thông qua hoạt động tập trận chung
giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật và quân đội Mỹ, tiếp tục sự hợp tác, để duy trì một
khu vực “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, nhằm đối phó với sự trỗi
dậy của TQ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Đài Loan phát hành
bộ tem có liên quan tới đảo Ba Bình
VTC đưa tin: Đài Loan phát hành bộ tem vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Đó là bộ tem bưu chính gồm năm mẫu tem mang tên Đăng tháp Bưu phiếu (Tem về hải
đăng) do Bưu chính Đài Loan phát hành ngày 23/11/2020. Mẫu tem số 5 trong bộ
tem này có in hình ngọn hải đăng do Đài Loan xây dựng trái phép trên đảo Ba
Bình, thuộc quần đảo Trường Sa, vào năm 2015.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/04/Img1-2.png
Bộ tem Đăng tháp
Bưu phiếu với nội dung xâm phạm chủ quyền VN ở Biển Đông do Đài Loan phát hành.
Ảnh: VTC
Chunghwa Post, cơ quan
bưu chính chính thức của Đài Loan chú thích về công trình hải đăng ở đảo Ba
Bình: “Nằm trên đảo Thái Bình thuộc quần đảo Nam Sa ở Biển Đông, được
hoàn thành năm 2015, ngọn tháp màu trắng làm bằng bê tông cốt thép được điều
khiển tự động, hiện là ngọn hải đăng ở cực Nam của Đài Loan”.
_____
Mời đọc thêm: Hàng loạt chiến đấu cơ Trung Quốc đại lục áp sát Đài Loan (Zing).
– Hàng chục máy bay Trung Quốc vào vùng nhận dạng phòng không
Đài Loan (VNN). – 25 máy bay chiến đấu Trung Quốc ồ ạt áp sát Đài Loan: Vụ tiếp cận
lớn nhất từ trước tới nay (DNTT). – Trung Quốc cảnh báo Mỹ ‘đừng đùa với lửa’ trong vấn đề Đài
Loan (Zing). – Mỹ cảnh báo Trung Quốc về Đài Loan: “Thay đổi nguyên trạng”
là “sai lầm nghiêm trọng” (RFI).
– Tàu sân bay Mỹ, Trung Quốc cùng tập trận ở Biển Đông (TP).
– Biển Đông: Trung Quốc có thể học chiến thuật ”nhóm tác chiến
tàu sân bay nhỏ” từ Mỹ? (VietTimes). – Cựu quan chức Australia: Trung Quốc không còn ‘lành tính’,
nhiều điểm nóng có nguy cơ bùng phát (TG&VN). – Vấn đề ở đá Ba Đầu vẫn là câu hỏi ‘còn bỏ ngỏ’ (PLTP).
– Ấn Độ, Pháp, Úc : Đối thoại ba bên về an ninh hàng hải ở Ấn
Độ-Thái Bình Dương — Biển Đông: Việt Nam, Philippines sẽ bớt “đơn độc” đối đầu với
Trung Quốc? (RFI).
No comments:
Post a Comment