Tuesday, 13 April 2021

BẢN TIN NGÀY 13/04/2021 (BTV Tiếng Dân)

 



BẢN TIN NGÀY 13-4-2021

BTV Tiếng Dân

13/04/2021

https://baotiengdan.com/2021/04/13/ban-tin-ngay-13-4-2021/

 

Phiên xử dự án gang thép Thái Nguyên

 

Phiên tòa xử vụ sai phạm của Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO), có liên quan đến Tổng Công ty Thép VN (VNS) và Tập đoàn Khoa học công nghệ luyện kim TQ (MCC), bước sang ngày thứ 2. Phiên tòa được kỳ vọng là có thể giúp VN gỡ gạc chút thiệt hại do chính “bạn vàng” và phe thân “bạn vàng” trong chế độ gây ra, nhưng càng xử lại càng cho thấy chiều hướng ngược lại.  

 

Trong vụ sai phạm này, MCC được xác định là một trong các nguyên nhân chính khiến dự án thất bại, ngân sách nhà nước bị thất thoát, nhưng các quan chức chế độ vẫn tiếp tục cho công ty Trung Quốc thực hiện dự án Gang thép Thái Nguyên, báo Tiền Phong đưa tin. Tại phiên tòa sáng nay, đại diện TISCO cho biết, doanh nghiệp này đang yêu cầu MCC tiếp tục triển khai xây dựng dự án theo đúng hợp đồng EPC đã ký.

 

Đại diện TISCO cho biết: “Căn cứ theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, TISCO tiếp tục yêu cầu MCC triển khai thực hiện EPC vì MCC còn nhiều vướng mắc, vi phạm theo kết luận. Từ ngày 29/3, chúng tôi đã khởi động lại đàm phán để MCC tiếp tục thực hiện dự án chứ chưa chấm dứt hợp đồng”.

 

Lúc làm dự án, sau khi nhận tiền MCC đã cố tình làm sơ sài, chậm trễ khiến dự án chậm tiến độ, MCC còn đưa ra yêu sách nâng giá trị hợp đồng. Trước khi phiên tòa diễn ra, có ý kiến cho rằng, VN có đủ cơ sở để yêu cầu phía TQ bồi thường thiệt hại của dự án gang thép Thái Nguyên, trước khi tính tới các bước tiếp theo. Bây giờ TQ không những không bồi thường mà phía VN còn phải “đàm phán” để MCC tiếp tục thực hiện dự án mà MCC đã ngấm ngầm phá hoại. 

 

Trước khi ông Phạm Minh Chính chính thức nhậm chức Thủ tướng, đã có ý kiến lo ngại về sự “lên ngôi” của một lãnh đạo cấp cao quá thân TQ, là người đã biến huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh trở thành một “đặc khu” không chính thức trong tay người TQ. Bây giờ chỉ một tuần sau khi ông Chính tuyên thệ nhậm chức, phía Việt Nam phải chấp nhận tiếp tục chịu phần thiệt trong dự án mà VN là nạn nhân của TQ. 

 

Trong phiên xử hôm qua, HĐXX đã bác [bỏ] đề nghị triệu tập cựu Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, dù LS đưa ra lý do, ông Hải ký duyệt nhiều văn bản quan trọng liên quan đến dự án gang thép Thái Nguyên, lúc ông ta còn làm Phó Thủ tướng thời Ba Dũng. Đó cũng là một quyết định cho thấy dấu ấn của “bạn vàng” trong vụ việc này, vì ông Hải cũng được cho là một lãnh đạo cấp cao thân TQ

 

Thông Tấn Xã VN có đồ họa: Xét xử vụ án xảy ra tại Công ty Gang thép Thái Nguyên

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/04/do-hoa-1-2-1068x4051.jpg

 

Diễn biến tranh luận chiều nay trong phiên tòa xử đại án Gang thép Thái Nguyên: Đề nghị xem lại cách tính thiệt hại 830 tỷ đồng, theo VTC. Bị cáo Đỗ Xuân Hòa, cựu Kế toán trưởng TISCO trình bày, toàn bộ số tiền vay ngân hàng đều được phục vụ chủ yếu cho dự án và số tiền 830 tỉ đồng là lãi suất phát sinh từ năm 2011 – 2019. Số tiền lãi này đương nhiên phải trả khi vay tiền.

 

Theo bị cáo Hòa, năm 2014, TISCO chưa phải thanh toán lãi trả chậm. Bị cáo Hòa cho rằng, cần xem xét lại số tiền 830 tỉ đồng mà cáo trạng cho là thiệt hại. Số tiền vay của các ngân hàng là vay cho dự án, dự án có nhiều gói thầu, trong đó có gói thầu liên quan đến mỏ sắt Tiến Bộ, vốn đã đi vào sản xuất từ năm 2014.

 

VOV dẫn lại câu hỏi về dòng tiền trong phiên tòa xét xử vụ Gang thép Thái Nguyên: Hơn 2.000 tỷ đồng đã giải ngân đang ở đâu? Có LS đặt câu hỏi: “Chủ đầu tư đã giải ngân hơn 4.400 tỷ đồng nhưng thanh toán cho các nhà thầu hơn 2.100 tỷ đồng, vậy số còn lại đang ở đâu?” Đại diện TISCO từ chối trả lời vì cho rằng vấn đề này thuộc các phòng ban chuyên môn.

 

Đại diện TISCO chỉ nói: “Dự án này phần E (thiết kế) hơn 3 triệu USD, phần P (cung cấp thiết bị) là hơn 114 triệu USD và phần C (xây lắp) là hơn 42 triệu USD. Trong các hạng mục EPC này, phía TISCO đã thanh toán trên 90%. Tôi chỉ có thể thống kê vậy”.

 

Mời đọc thêm: Xét xử vụ đại án Gang thép Thái Nguyên: Tài sản Nhà nước bị lãng phí nghiêm trọng (GDTĐ). – Vụ gang thép Thái Nguyên: Công ty Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện dự án? (PLVN). – Xét xử vụ Gang thép Thái Nguyên: TISCO yêu cầu nhà thầu Trung Quốc thực hiện dự án (TN). – TISCO yêu cầu nhà thầu Trung Quốc tiếp tục dự án dù biết vi phạm (RFA). – Gang thép Thái Nguyên: Nhà thầu thiếu năng lực vẫn được đề cử (PLTP). – Cựu chủ tịch Tổng công ty Thép VN thừa nhận sai sót ‘vì quá tin tưởng anh em’ (VTC). – Cựu Chủ tịch Tổng công ty Thép Việt Nam: Tôi bị kết tội là hơi nặng (VNE). 

 

 

Tin môi trường

 

Báo Tiền Phong có bài: Cận cảnh những dòng sông ‘đen’ chảy giữa nội thành Hà Nội. Các con sông chảy qua khu vực nội thành Hà Nội gồm: Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét, Nhuệ và kênh Vạn Phúc đều đang biến thành những dòng “sông đen”, ngập trong rác. Đã có nhiều phương án cải tạo nhưng đến nay nước của các sông này vẫn trong tình trạng ô nhiễm, bốc mùi hôi nồng nặc, bất kể điều kiện thời tiết.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/04/Img2.jpeg

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại sông Kim Ngưu đã diễn ra từ hàng chục năm nay, rác che phủ hết bề mặt sông này. Ảnh: TP

 

Một người dân sống ven sông Nhuệ cho biết: “Tôi còn nhớ mấy năm trước khi mới làm sông này, nước sạch lắm. Người dân còn thả lưới, đánh cá… để kiếm con tôm, con cá… Nhưng những năm gần đây, nước sông ngày càng ô nhiễm. Không những tôm cá không sống nổi, mà người lội sông còn bị mẩn ngứa, mắc đủ thứ bệnh ngoài da”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/04/Img3-1.jpeg

Tình hình ô nhiễm ở sông Nhuệ. Ảnh: TP

 

Tình trạng ô nhiễm ở các khu vực ngoại thành Hà Nội: Hàng chục làng nghề ô nhiễm nước, không khí nghiêm trọng, theo trang Kinh Tế Đô Thị. Sở NN & PTNT Hà Nội thừa nhận, toàn TP hiện vẫn còn có 33 làng nghề bị ô nhiễm nước nghiêm trọng, 19 làng nghề ô nhiễm. Về môi trường không khí, có một làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng và 4 làng nghề bị ô nhiễm. Không dễ di dời các hộ sản xuất gây ô nhiễm vì người dân địa phương thiếu kinh phí để thuê mặt bằng ở các vị trí khác.

 

VTC có clip về tình trạng báo động đỏ: Đất nông nghiệp Việt Nam bị ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật

https://www.youtube.com/watch?v=XJXXY0QG5r8

 

Vụ cá chết hàng loạt trên sông Mã đoạn qua tỉnh Thanh Hóa, báo Người Lao Động cập nhật: Cá chết hàng loạt trên sông Mã, 2 công ty thừa nhận xả thải. Ông Võ Minh Khoa, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước cho biết, đoàn kiểm tra của UBND huyện đã xác định được 2 doanh nghiệp chế biến lâm sản có hành vi xả nước thải chưa qua xử lý xuống sông Mã, là Công ty Phú Thành, chế biến lâm sản và Công ty TNHH Tân Thái Thanh, chuyên sản xuất giấy vàng mã. 

 

Mời đọc thêm: Xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt ở sông La Ngà, sông Sài Gòn (NNVN). – Đồng Nai: Xử phạt hơn 200 triệu đồng đối với 3 doanh nghiệp “bức tử” sông Buông (KTĐT). – Thanh Hóa phát hiện cơ sở xả thải khiến cá trên sông Mã chết hàng loạt (DS). – Vụ cá chết hàng loạt ở Thanh Hóa: 2 doanh nghiệp thừa nhận xả thải ra sông Mã (ANTT). – Nước kênh Nhà Lê ở Nghệ An đổi màu đen kịt, hôi thối nồng nặc (NA). – Bình Định: Dân khốn khổ vì bụi mùn cưa, tiếng ồn “bao vây” khu dân cư (GT). 

 

 – Đổ rác bừa bãi bất chấp biển cấm (HNM). – Gần 80% bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh (ĐT). – Rác thải “bủa vây” đường tránh phía Tây TP Thanh Hóa (TH). – Lời giải cho bài toán rác thải điện tử, rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường (NĐT). – Đem hàng ngàn tấn chất thải rắn về Bình Chánh san lấp rồi ngụy trang (NLĐ). – Nhật quyết định xả hàng triệu tấn nước nhiễm phóng xạ ra biển (TP). – Nhật Bản quyết định thải nước phóng xạ từ nhà máy Fukushima ra biển (Tin Tức). – Hàng nghìn người biểu tình ở Serbia để bảo vệ môi trường (VOV). 

 

 

Tin nhân quyền

 

VOA đưa tin: Tù nhân lương tâm Ngô Hào đến Phần Lan tị nạn. Ông Ngô Hào, tù nhân lương tâm đang thụ án 15 năm tù giam với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, vừa đến Phần Lan tị nạn. Nguồn tin từ gia đình ông Hào cho biết: “Ông Ngô Hào đã rời khỏi Việt Nam đêm 4/4 đến Phần Lan trong tình trạng mang nhiều bệnh”. Bộ Ngoại giao Phần Lan không xác nhận hay phủ nhận tin này.

 

Ngày 8/2/2013, ông Ngô Hào quê ở Phú Yên, bị bắt. Ngày 11/9/2013, ông bị tòa án tỉnh Phú Yên tuyên án 15 năm tù. Tháng 1/2020, ông được chính quyền CSVN hoãn chấp hành bản án 15 năm tù giam trong thời hạn 12 tháng, do tình trạng hai mắt của ông gần như mù lòa và căn bệnh cao huyết áp hành hạ. Trước đó, ông Hào trải qua hai lần đột quỵ trong trong trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/04/Img8-1024x625.png

Tù nhân lương tâm Ngô Hào tại phiên tòa phúc thẩm tháng 12/2013. Ảnh: SGGP/VOA

 

RFA có bài: Bí thư thành phố Hồ Chí Minh cam kết “trả nợ nhân dân” trong các vấn đề liên quan khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đến lượt Bí thư Nguyễn Văn Nên hứa hẹn với dân Thủ Thiêm: “Đây là công việc quan trọng, cấp bách đòi hỏi nỗ lực lớn và làm có thời gian chấm dứt. Trách nhiệm trước hết là của chính quyền thành phố và tập thể ban chấp hành, thường vụ”.

 

Bí thư tiền nhiệm của ông Nên là ông Nguyễn Thiện Nhân còn hứa hay hơn ông Nên. Thậm chí, sợ dân không tin, ông Nhân còn đưa ra nguồn gốc của mình để làm cho dân tin như, ông là người Nam, nói giọng Bắc, “không gạt bà con đâu“, nhưng cho tới khi ông Nhân hết nhiệm kỳ, mọi lời hứa của ông đều bị gió thổi bay đi mất.

 

Mời đọc thêm: Nhà thơ người Chăm ‘nghỉ Facebook, thôi đấu tranh’ sau khi bị bắt (NV). – Bốn cán bộ trật tự đô thị bị đình chỉ vì xô xát với người bán hàng rong (RFA). – Tòa án Hong Kong phạt tù Hoàng Chi Phong do tụ tập bất hợp pháp (Tin Tức). – Trung Quốc: Chính quyền kêu gọi dân tố cáo người ‘‘bóp méo’’ Lịch sử Đảng (RFI). 

 

                                                                ***

Thêm một số tin: Trung Quốc biến các khoản vay thành công cụ bành trướng quyền lực (RFA). – Bốn người bị bắt vì mang vũ khí tại cuộc tập hợp Huntington Beach (NV). – ‘Tự do dùng súng không quan trọng bằng an toàn cộng đồng’ (VOA). – Đề cử mang tính lịch sử của Tổng thống Biden cho chức Bộ trưởng Lục quân (Tin Tức). – Tổng thống Ukraine tới tiền tuyến miền Đông (VTC). 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats