Sunday, 4 April 2021

JOE BIDEN và TÒA ÁN MỸ / PHẦN 2 (Minh Phạm)

 



Joe Biden và Tòa án Mỹ (Phần 2

Minh Phạm

04/04/2021

https://baotiengdan.com/2021/04/04/joe-biden-va-toa-an-my-phan-2/

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/04/0-15-1024x819.jpg

Ảnh: Thượng Nghị sĩ Joe Biden, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện trong phiên chuẩn nhận chức vụ cho nữ Phụ thẩm Tối cao Pháp viện R.B. Ginsburg năm 1993.

 

Khả năng trong nửa nhiệm kỳ đầu tiên, sẽ có hàng trăm ghế thẩm phán tại các tòa án liên bang đang chờ đề cử từ Tổng thống Joe Biden, đánh dấu thời kỳ xóa bỏ di sản “chính trị hóa tư pháp” của Trump, nhờ vào quyền kiểm soát Thượng nghị viện của đảng Dân chủ.

 

Với mong muốn ưu tiên củng cố các chính sách lập pháp về nhập cư, sử dụng súng, môi trường… nhưng với một tỷ lệ đa số mong manh của đảng Dân chủ ở Thượng nghị viện vốn chỉ nhờ vào lá phiếu đánh đổ thế cân bằng 50/50 (tie-break vote) của Phó Tổng thống Kamala Harris, Joe Biden muốn đẩy mạnh sự chuẩn nhận chức vụ thẩm phán liên bang thì cần phải hoàn thành trước bầu cử giữa kỳ 2022, vốn có truyền thống đảng đối lập sẽ chiếm đa số ở Thượng nghị viện sau 2 năm đầu của nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên.

 

Các thẩm phán liên bang trên 65 tuổi và có thâm niên 15 năm có thể xin hoạt động bán thời gian theo qui chế “niên trưởng’ (senior status, senior judge), khác với qui chế hoạt động toàn phần (active status). Đương nhiên khi có một thẩm phán hoạt động theo qui chế niên trưởng, ghế thẩm phán của ông ta xem như trống và cần bổ khuyết.

 

                                                          ***

Vào lúc Joe Biden nhậm chức, ít nhất có 5 Tòa Thượng thẩm liên bang hiện đang chờ bổ nhiệm thẩm phán còn khuyết. Cùng lúc đó, ở hệ thống tòa án sơ thẩm, hơn 1 tá thẩm phán do các vị tổng thống của cả hai đảng đề cử cũng xin về hưu hoặc xin hoạt động theo qui chế “thẩm phán niên trưởng”. Hiện có hơn 60 thẩm phán đa số do tổng thống Dân chủ đề cử đủ tư cách niên trưởng, nghĩa là có ít nhất 60 vị trí chờ thẩm phán mới, theo dữ liệu từ Federal Judicial Center.

 

Joe Biden, một cựu Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng nghị viện có thẩm quyền sơ khảo các đề cử thẩm phán liên bang của các Tổng thống, bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông với 68 ghế thẩm phán liên bang cần được bổ khuyết, trong đó có 7 ghế Thẩm phán cho Tòa thượng thẩm và 61 ghế thẩm phán cho Tòa sơ thẩm. Con số này ít hơn nhiều so với Donald Trump vào ngày đầu tiên bước vào Bạch cung nhờ khối Cộng hòa để dành cho Trump sau những nỗ lực ngăn chặn – nếu không muốn nói là “tước đoạt” – quyền đề cử thẩm phán của Tổng thống Barack Obama: 1 ghế Phụ thẩm Tối cao Pháp viện, 17 ghế Thẩm phán Tòa Thượng thẩm và 86 ghế Thẩm phán Tòa Sơ thẩm.

 

                                                       ***

Ngay trong ngày đầu tiên Joe Biden nhậm chức Tổng thống, Chánh thẩm Tòa Thượng thẩm số 2 (trú sở New York) Robert A. Katzmann, do cựu Tổng thống Bill Clinton đề cử, gởi thư đề nghị, từ nay hoạt động với tư cách thẩm phán niên trưởng để dành thời gian giảng dạy ở Luật khoa Đại học đường New York.

 

Vào tháng sáu, thẩm phán Denny Chin, cũng thuộc Tòa Thượng thẩm số 2, do cựu Tổng thống Obama đề cử, cũng tiếp bước Thẩm phán Katzmann. Nhưng trước đó, thẩm phán Tòa Thượng thẩm số 10 (trú sở Denver Colorado) là Carlos F. Lucero, cũng do Bill Clinton đề cử, sẽ về hưu trong tháng 2.

 

                                                         ***

 

Điều đáng nói, theo cam đoan lúc tranh cử, Joe Biden có thể sẽ là tổng thống đầu tiên đề cử một nữ thẩm phán người da đen cho Tối cao Pháp viện. Hồ sơ này nay đã có: đương kim thẩm phán Tòa sơ thẩm Phân khu Thủ đô (the U.S. District Court for the District of Columbia) Ketanji Brown Jackson.

 

Trong danh sách các ứng viên được đưa ra hôm thứ ba ngày 30/3/21, nữ thẩm phán Jackson được đề cử cho ghế thẩm phán thuộc Tòa Thượng thẩm Khu vực Thủ đô (the U.S. Court of Appeals for the District of Columbia Circuit), là Tòa án quan trọng chỉ sau Tối cao Pháp viện. Có lẽ, Phụ thẩm Stephen G. Breyer, 82 tuổi (do Tổng thống Bill Clinton đề cử) sẽ nhanh chóng về hưu để “rộng cửa” cho Thẩm phán Jackson trong nay mai.

 

                                                           ***

 

Hôm thứ ba, Tổng thống Joe Biden lần đầu tiên đã thông báo danh sách 11 ứng cử viên cho các tòa án liên bang, trong đó có 2 nữ thẩm phán cấp Tòa Thượng thẩm, để cùng với thẩm phán Jackson hợp thành bộ ba nữ thẩm phán người da đen cho các Tòa Thượng thẩm, gồm Tiffany Cunningham, thành viên hợp danh của Hãng luật Perkins Coie LLP, cho Tòa Thượng thẩm Liên bang Rộng quyền (the U.S. Court of Appeals for the Federal Circuit) và Candace Jackson-Akiwumi, thành viên hợp danh của hãng luật Zuckerman Spaeder, cho Tòa Thượng thẩm liên bang số 7 (the U.S. Court of Appeals for the Seventh Circuit).

 

Như vậy, cả ba đề cử thẩm phán Tòa Thượng thẩm liên bang đều dành cho phụ nữ da đen, trong đó nữ thẩm phán Jackson là người nhiều khả năng sẽ lên Tối cao Pháp viện. Cả ba trường hợp nêu trên đáng được nhắc đến như một sự kiện lịch sử của ngành Tư pháp liên bang.

 

Bảy thẩm phán còn lại cho các tòa sơ thẩm là Deborah Boardman và Lydia Griggsby cho Tòa sơ thẩm Maryland (the U.S. District Court for the District of Maryland), Thẩm phán Julien Neals và thẩm phán Zahid N. Quraish cho Tòa sơ thẩm New Jersey (the U.S. District Court for the District of New Jersey), Thẩm phán Florence Y. Pan cho Tòa sơ thẩm Phân khu thủ đô (the U.S. District Court for the District of Columbia), Thẩm phán Regina Rodriguez cho Tòa sơ thẩm Colorado (the U.S. District Court for the District of Colorado), và Thẩm phán Margaret Strickland cho Tòa sơ thẩm New Mexico (the U.S. District Court for the District of New Mexico).

 

Ngoài ra, Tổng thống Biden còn đề cử thẩm phán Rupa Ranga Puttagunta cho Tòa sơ thẩm Thủ đô, thuộc đặc khu Washington DC (Tòa Sơ thẩm cấp tiểu bang: The Superior Court of the District of Columbia. Án của Tòa này phúc quyết lên Tòa Thượng Thượng thẩm Thủ đô: District of Columbia Court of Appeals. Vì đặc khu Washington DC không có Thống đốc nên quyền đề cử Thẩm phán cho Washington DC được ủy nhiệm cho Tổng thống).

 

Chưa hết. Nếu các đề cử được Thượng nghị viện chấp nhận, Joe Biden sẽ thiết lập các kỷ lục “đầu tiên” như: Tòa án liên bang sẽ có thẩm phán Hồi giáo đầu tiên, nữ thẩm phán người Mỹ gốc Châu Á – Thái Bình Dương (AAPI: Asian American Pacific Islander) đầu tiên cho Tòa Sơ thẩm liên bang Phân khu Thủ đô, thẩm phán da màu đầu tiên ở Tòa sơ thẩm Liên bang Phân khu Maryland.

 

Và như vậy, Joe Biden sẽ là Tổng thống đầu tiên đưa vào hệ thống tư pháp một lực lượng thẩm phán đa sắc tộc, như sự phản chiếu về “thẩm quyền đa-dạng” (diversity jurisdiction), một yếu tố giúp Tòa án liên bang có quyền tài phán đối với một vụ kiện khi thỉnh cầu lên tòa án liên bang.

 

========================

.

.

Joe Biden và Tòa án Mỹ (Phần 1)  

Minh Phạm

31/03/2021

https://baotiengdan.com/2021/03/31/joe-biden-va-toa-an-my/

 

Tổng thống Biden đang có cơ hội cải tổ ngành Tư pháp liên bang sau làn sóng bổ nhiệm kỷ lục các thẩm phán của cựu Tổng thống Donald Trump.

 

Có thể nói chỉ sau 4 năm tại nhiệm, Donald Trump – cùng với đảng Cộng hòa nắm quyền chuẩn nhận các chức vụ tư pháp tại Thượng nghị viện – đã cấu trúc ngành tư pháp liên bang “triệt để” đến mức, nói như cựu thủ lãnh khối đa số tại Thượng nghị viện Mitch McConnell, là “không để một ghế trống”.

 

Giờ thì đến lượt Tổng thống Joe Biden và đảng Dân chủ.

 

Joe Biden từng phục vụ suốt 14 năm trong Ủy ban Tư pháp Thượng nghị viện dưới tư cách chủ tịch hoặc tương nhiệm chủ tịch ủy ban (high ranking member), đại diện cho đảng Dân chủ để chọn thẩm phán cho các tòa án liên bang. Do vậy, có thể nói hiện không ai đánh giá chính xác “đến từng cm” vai trò của một thẩm phán liên bang đối với nghị-trình của một Tổng thống.

 

Mới đây, một thẩm phán Tòa sơ thẩm liên bang ở Texas đã vô hiệu hóa một qui định tạm ngưng trục xuất những người vi phạm pháp luật ở Mỹ về cố quốc, (trong số này có hơn 30 người gốc Việt) của đương kim Tổng thống Biden. Trước một phán quyết của thẩm phán Tòa sơ thẩm, Tổng thống Biden đành… “bó tay”.

 

Cần nhắc lại các qui định trục xuất là của ông Donald Trump. Khác với Trump, Joe Biden không “chửi mắng” các thẩm phán bất chấp địa vị tôn-kính của họ khi quyết định của mình bị bác bỏ. Trong trường hợp này, Joe Biden tỏ rõ mình là một con người… chính chắn!!!

 

Và nếu ông Joe Biden muốn thực hiện lời hứa lúc tranh cử là sẽ hủy bỏ chương trình trục xuất di dân của ông Trump thì chỉ còn cách là can thiệp vào ngành Tư pháp. Nói theo ngôn ngữ “phổ thông”, ông Joe Biden phải “tái định hình” (reshape) ngành Tư pháp liên bang.

 

Hành pháp Obama đã bị chỉ trích vì thiếu sót trong việc “chiếm giữ” hệ thống Tòa án liên bang trong 8 năm, đã “giúp” Trump – cùng với sự trợ giúp của Mitch McConnell với phương châm “không để trống một ghế thẩm phán liên bang nào hết!” – chỉ trong 4 năm đã đưa hơn 200 người vào hệ thống tòa án liên bang. Lỗi lầm này cần phải được Hành pháp Biden “sửa sai”.

 

                                                   ***

 

Các cố vấn của Tổng thống Joe Biden đã và đang chuẩn bị rất kỹ cho việc bổ nhiệm các thẩm phán liên bang trên toàn nước Mỹ, ngoài việc kiện toàn bộ máy tư pháp, còn mang ý nghĩa tái lập trật tự hoạt động bình thường cho ngành Tư pháp thời hậu Donald Trump. Hoạt động chuẩn bị này cũng là một trong nhiều mục tiêu tranh cử của Biden, minh bạch và tuân thủ các nguyên tắc truyền thống lẫn luật định trong thủ tục đề cử.

 

Bên cạnh Biden là hai nhân vật có một “nền tảng” đáng nể trong ngành tư pháp, giúp Biden chọn lựa các ứng cử viên (đúng người, đúng việc) cho các Tòa án liên bang, đó là Chánh Văn phòng Bạch cung Ron Klain, người rà soát danh sách đề cử thẩm phán cũng từng đảm nhận vai trò này thời Bill Clinton; người còn lại là Phó Tổng thống Kamala Harris, trước đây phục vụ trong Ủy ban tư pháp Thượng nghị viện và là cựu Tổng chưởng lý tiểu bang California.

 

Cùng với gói hỗ trợ tài chính 1.900 tỷ dollars thì hoạt động chọn lựa nhân sự cho hệ thống Tòa án liên bang là “vốn liếng chính trị” quan trọng của tân Tổng thống Joe Biden trong 100 ngày đầu tiên, trong vai trò Tổng thống Mỹ.

 

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats